Phân tích lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xã hội tại việt nam (Trang 55 - 56)

II. Thực trạng DNXH tại Việt Nam

3. Phân tích lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Dựa trên lí thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter, những ưu thế cũng như bất lợi của Doanh nghiệp xã hội so với các doanh nghiệp thông thường tại Việt Nam sẽ được thể hiện và phân tích khá rõ ràng. Cụ thể, ta xét hai loại lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp xã hội:

3.1. Lợi thế chi phí

So sánh cách thức thực hiện các hoạt động giá trị của Doanh nghiệp xã hội với các doanh nghiệp thông thường, có một số điểm khác biệt dẫn đến sự khác biệt về chi phí thực hiện hoạt động đó. Đặc biệt, trong nhiều hoạt động, các chi phí đó thuộc những bộ phận có khả năng cắt giảm được, đóng góp vào lợi thế chi phí của Doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, hiện nay những bộ phận chi phí đó lại đang cho thấy bất lợi của Doanh nghiệp xã hội so với doanh nghiệp thông thường. Cụ thể:

Chi phí quản lí (thuộc hoạt động Vận hành) của Doanh nghiệp xã hội được sử dụng kém hiệu quả hơn doanh nghiệp thông thường.

Đa phần các Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam là những doanh nghiệp non trẻ, do đó thường xảy ra sự thiếu hụt nhà quản lí có năng lực và kinh nghiệm vững vàng trên thương trường. Mặt khác, một khó khăn cho các nhà quản lí Doanh nghiệp xã hội so với doanh nghiệp thông thường là Doanh nghiệp xã hội hướng tới cả hai mục tiêu kinh tế và xã hội chứ không đơn thuần là lợi nhuận. Điều này càng đòi hỏi người quản lí phải có là người có tháo vát, linh hoạt và cực kì nhạy bén trên thương trường, đồng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xã hội tại việt nam (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)