Sự phát triển DNXH tại Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xã hội tại việt nam (Trang 47 - 50)

II. Thực trạng DNXH tại Việt Nam

1.Sự phát triển DNXH tại Việt Nam

1.1. Thời kì trước đổi mới

Từ những năm 1976-1986, Việt Nam ta đã duy trì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước là chủ thể duy nhất có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ xã hội được phân phối tới người dân. Sự hình thành và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn chặt với hệ thống quản lý nhà nước (QLNN) và là nơi duy nhất qua đó cá nhân có thể tham gia vào hoạt động cộng đồng. Trong thời kỳ này, các loại hình tổ chức xã hội độc lập với nhà nước như các tổ chức p h i c h í n h p h ủ NGO (non-governmental organization) không được phép hoạt động ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể được công nhận là hai thành phần kinh tế chủ đạo của đất nước.

Trong bối cảnh ấy, hợp tác xã (HTX) là hình thức tổ chức kinh tế-xã hội phù hợp duy nhất được thành lập. Theo tổ chức Lao Động Quốc Tế ILO, “HTX là liên hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ” Khác với các doanh nghiệp được thành lập thuần túy vì mục đích là tối đa hóa lợi nhuận (mục tiêu kinh tế) của các nhà đầu tư (những người góp vốn), các HTX được thành

lập nhằm đáp ứng cả các nhu cầu về văn hóa và xã hội của cả các xã viên và cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, một phần quan trọng trong lợi nhuận của HTX được dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa - xã hội chung của cộng đồng xã viên. Cách thức phân phối này cũng góp phần tạo ra cơ chế hiệu quả để các thành viên HTX cùng chia sẻ khó khăn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, từ đó khuyến khích phát triển tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các xã viên HTX.Chính vì vậy, HTX có thể được coi là mô hình doanh nghiệp xã hội sớm nhất ở Việt Nam.

Trong số các HTX ra đời trong giai đoạn này, một số không nhỏ được thành lập để tạo việc làm, hỗ trợ cuộc sống cho những đối tượng yếu thế của xã hội, chủ yếu là người khuyết tật. Hầu hết các HTX của người khuyết tật hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, như mây tre, đan thêu, may mặc... bởi đây được coi là những việc làm phù hợp với sức khỏe và điều kiện lao động của họ. Điển hình là HTX Nhân Đạo được thành lập từ năm 1973, là đơn vị có bề dày truyền thống sản xuất, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người khuyết tật trong đó phần lớn là người mù. Các hoạt động chính của HTX gồm: xoa bóp, bấm huyệt, sản xuất kinh doanh tăm, chổi... HTX Nhân Đạo đã góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều người khuyết tật và chung tay giải quyết các vấn đề xã hội với Nhà nước

1.2 Giai đoạn từ năm 1986-2010

Mặc dù DNXH đã manh nha xuất hiện dưới hình thức HTX từ lâu, nhưng các hoat động kinh doanh vì mục tiêu xã hội với đầy đủ các đặc điểm cơ bản của mô hình DNXH chỉ bắt đầu phát triển kể từ khi chính sách Đổi Mới được thực hiện vào năm 1986. Đây là cột mốc đánh dấu sự thừa nhận các thành phần kinh tế mới là kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chuẩn. Nhờ đó, vai trò chủ động của cá nhân và cộng đồng trong việc cung cấp và trao đổi các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân đã được công nhận và phát triển.

các tổ chức và doanh nghiệp phát triển cộng đồng thực sự nở rộ. Số liệu thống kê cho thấy có tới hơn 1,000 tổ chức NGO, 320 hiệp hội hoạt động cấp quốc gia và 2,150 hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện và tự chủ ở trung ương và địa phương. Hầu hết tất cả các tổ chức này nhận hỗ trợ tài chính từ các tổ chức NGO quốc tế và nhà tài trợ để duy trì hoạt động và cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có hàng nghìn tổ chức có tính cộng đồng như nhà văn hóa, câu lạc bộ và mảng phụ trách hoạt động kinh doanh thuộc các tổ chức chính trị - xã hội quần chúng (ví dụ: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người tàn tật, v.v.) và hàng nghìn đơn vị sự nghiệp đang thực hiện chức năng cung cấp phúc lợi xã hội của nhà nước (mang lại các dịch vụ công cộng như quản lý chất thải, nguồn nước, v.v.). Các tổ chức này đều có một số đặc điểm của DNXH và có khả năng chuyển thành DNXH trong tương lai.

Giai đoạn này đã xuất hiện những doanh nghiệp xã hội khá điển hình, hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng như Trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Công ty TNHH Mai Handicrafts tại TP. Hồ Chí Minh...

Một ví dụ điển hình là DNXH Tò he thành lập năm 2009 với sứ mạng mang đến cho trẻ em thiệt thòi một sân chơi với các hoạt động sáng tạo nghệ thuật độc đáo cho các em cơ hội trải nghiệm và học hỏi. Tác phẩm của các em được chọn lọc, thiết kế và dùng làm họa tiết trang trí in trên các sản phẩm Lifestyle mang thương hiệu Tòhe và được phân phối tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Một phần lợi nhuận được sử dụng để tiếp tục mở rộng chương trình lớp học sáng tạo và chương trình học bổng cho các em có năng khiếu. Tòhe cũng mong muốn gợi ý cho các em nhỏ về một lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo nếu các em có khả năng.

1.3 Giai đoạn từ năm 2010 đến nay

Những năm 1986 là sự nở rộ về số lượng nhưng chưa phát huy được hết tiềm năng củaDNXH. Vì thế Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) cùng các đối tác như Hội đồng Anh(British Council), Trung tâm Spark đã tích cực tuyên truyền, giới thiệu DNXH như một hướng giải quyết mới, một mô hình tổ

chức thay thế phù hợp với bối cảnh chuyển đổi hiện nay. Thế mạnh của DNXH là áp dụng mô hình kinh doanh dựa trên những nguyên tắc và động lực của thị trường để giải quyết chính những thất bại của thị trường và các vấn đề xã hội. Nói cách khác, DNXH giải quyết được cả hai mục đích xã hội và kinh tế, trong đó mục tiêu xã hội là mục tiêu chủ đạo, đạt được mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội ở qui mô lớn hơn một cách bền vững.

Năm 2012,Phòng khám và tư vấn, điều trị các vấn đề về Sức khỏe sinh sản (SKSS)/Tình dục (TD) mang tính đặc thù, chuyên biệt và phù hợp với người sống chung với khuyết tật, với tên gọi tắt tiếng Anh là New Light 1, kêu gọi cộng đồng cùng góp sức để những người sống chung với khuyết tật tại Việt Nam được đảm bảo các nhu cầu về chăm sóc Sức khỏe sinh sản/tình dục, để họ có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn, một đại diện của tổ chức LIGHT cho biết.Được đặt trong một tổng thể hệ thống phòng khám sẵn có của LIGHT với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe/SKSS/TD, tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ về dinh dưỡng, trung tâm thẩm mỹ, các khóa đào tạo kỹ năng..., NEW LIGHT 1 mang lại cho những người đang sống chung với khuyết tật cơ hội được hòa nhập, được đối xử công bằng, được đảm bảo và thực hiện các quyền của mình, đặc biệt là quyền SKSS/TD

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xã hội tại việt nam (Trang 47 - 50)