KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu ứng dụng mã turbo trong hệ thống ăng ten mimo (Trang 123 - 125)

Luận văn sử dụng hệ thống đa ăng-ten thu - phát MIMO với kỹ thuật phân tập không thời gian nhằm tăng dung lượng kênh truyền, cải thiện hiệu quả phổ mà không phải tăng công suất phát hay băng thông. Với công nghệ MIMO, mạng vô tuyến WiFi ngày nay đã có thể đạt tốc độ đến 300Mbps, gấp 3 lần so với tốc độ

truyền trong một mạng LAN có dây thông thường. Phạm vi hoạt động của mạng WiFi cũng được mở rộng truyền xa gấp 4 lần so với các hệ thống WiFi trước đây.

Đó là nền tảng của hệ thống mạng wifi 802.11n.

Để nâng cao chất lượng truyền dẫn dữ liệu, chúng ta kết hợp hệ thống ăng- ten MIMO với phương pháp mã hóa chống lỗi Turbo. Luận văn đã thực hiện được các nghiên cứu sau:

1. Tìm hiểu hệ thống ăng-ten thu phát MIMO. 2. Tìm hiểu mã chống lỗi Turbo.

3. Nghiên cứu và mô phỏng một hệ thống kết hợp Turbo-MIMO. 4. Xác định các yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống kết hợp trên. 5. Mô phỏng một hệ thống truyền dẫn dữ liệu multimedia sử dụng hệ

thống kết hợp Turbo-MIMO.

Luận văn đã nghiên cứu và đạt được những kết quả chính sau:

1) Đã đánh giá được chất lượng giữa các phương pháp phân tập thu, phát. Từ đó sử dụng phương pháp phân tập thu cho kết quả tốt nhất là MRC vào hệ

thống kết hợp.

2) Một hệ thống kết hợp Turbo-MIMO (2×2) trong môi trường AWGN đã cho kết quả giải mã đạt BER=10-8 tại Eb/N0=2.2dB, tốt hơn 0.3 dB so với

CBHD:TS Hoàng Thu Hà 122 HVTH: Nguyn Quang Anh

một hệ thống Turbo đơn ăng-ten truyền SISO. Trong môi trường fading Rayleigh chậm, hệ thống kết hợp đạt BER=10-6 tại Eb/N0= 4dB.

3) Luận văn đã tìm hiểu, so sánh các thành phần khác nhau gây ảnh hưởng

đến kết quả giải mã Turbo gồm : 9 Kích thước bộ chèn. 9 Các thuật toán giải mã. 9 Tốc độ mã hóa.

4) Kết quả mô phỏng trong luận văn cho thấy:

•Kích thước bộ chèn càng lớn, kết quả giải mã càng tốt nhưng thời gian

đáp ứng lại lâu, không đáp ứng được cho các ứng dụng truyền thông thời gian thực như thoại, truyền hình trực tiếp. Đây cũng chính là khuyết điểm của hệ thống này. Cụ thể trong luận văn, kích thước bộ

chèn 1024 bit được sử dụng nhiều vì cho kết quả tương đối tốt, thời gian đáp ứng có thể chấp nhận được.

•Do tính chất phức tạp của thuật toán MAP nên nó không được áp dụng. Thay vào đó, các thuật toán rút gọn từ MAP như Max-log MAP, Linear Log-MAP, constant-Log MAP…được sử dụng trong quá trình mô phỏng. Trong các thuật toán này, thuật toán giải mã Log MAP cho kết quả tốt nhất, thời gian đáp ứng không quá lâu.

•Tốc độ mã hóa càng thấp thì chất lượng giải mã càng cao và ngược lại. Tuy nhiên tốc độ mã hóa thấp sẽ tiêu hao nhiều băng thông của kênh truyền. Với việc thay đổi tốc độ mã hóa, chúng ta có thể áp dụng mã Turbo một cách linh hoạt tùy theo điều kiện giới hạn của băng thông và yêu cầu chất lượng phù hợp.

CBHD:TS Hoàng Thu Hà 123 HVTH: Nguyn Quang Anh

9Truyền dữ liệu dạng text: truyền một file văn bản với các tham số

kênh truyền tùy chọn trong phần mô phỏng.

9Truyền dữ liệu dạng ảnh tĩnh: truyền một file hình với các tham số

kênh truyền tùy chọn trong chương trình mô phỏng.

Kết quả thu được rất khả quan, lỗi xuất hiện do nhiễu đa đường trong quá trình truyền hầu như có thểđược sửa chữa hết sau khoảng 4 vòng lặp.

Một phần của tài liệu ứng dụng mã turbo trong hệ thống ăng ten mimo (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)