Trong phần này sẽ trình bày về các loại bộ chèn được dùng trong mã Turbo, bộ chèn dùng để ngẫu nhiên hóa các chuỗi ngõ vào, nó cũng được dùng để làm gia tăng các trọng số của từ mã. Chính vì vậy, độ dài bộ chèn sẽảnh hưởng đến kết quả
giải mã [19].
CBHD:TS Hoàng Thu Hà 75 HVTH: Nguyễn Quang Anh
Từ hình 3.15 cho thấy chuỗi bit ngõ vào x sau khi qua bộ mã hóa xoắn hồi qui RSC1 sẽ tạo ra các từ mã có trọng số thấp. Nhằm tránh việc bộ mã RSC2 tiếp tục tạo ra một chuỗi bit mã trọng số thấp, bộ chèn đã hoán chuyển các bit ngõ vào x thành một chuỗi khác với hy vọng sẽ tạo ra một chuỗi mã xoắn hồi qui có trọng số
cao c3. Kết hợp giữa chuỗi mã hóa có trọng số cao c3 với chuỗi từ mã có trọng số
thấp c2 sẽ tạo ra cho mã Turbo các từ mã có trọng số tương đối. Hình 3.1 thể hiện
điều này .
Hình 3.16 : Mô tả dung lượng của một bộ chèn.
Trong hình 3.16, chuỗi ngõ vào xi tạo ra các chuỗi c1i và c2i. 2 chuỗi ngõ vào xi và x2 là các chuỗi được hoán vị từ chuỗi ngõ vào xo. Bảng 3.1 thể hiện kết quả
của các chuỗi và các trọng số.
Bảng 3.1: Kết quả các từ mã với các trọng sốđược tạo ra từ bộ chèn.
Bảng 3.1 cho thấy trọng số các từ mã sau khi qua bộ chèn đã tăng lên. Bộ
chèn gây ảnh hưởng đến kết quả giải mã bởi vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến đặc tính khoảng cách của từ mã. Bằng cách tránh các từ mã có trọng số thấp, kết quả giải mã Turbo sẽ tăng lên đáng kể .
CBHD:TS Hoàng Thu Hà 76 HVTH: Nguyễn Quang Anh
Chúng ta sẽ mô tả kỹ hơn đặc tính, cách hoạt động của bộ chèn. Một kỹ thuật dùng để mô tả cho việc ước lượng khoảng cách phổ trong việc kết hợp bộ chèn và mã Turbo, nhằm thiết kế một bộ chèn hoạt động hiệu quả trong mã Turbo. Do đó, mục đích chính của phần này là dùng để thiết kế một bộ chèn. Tất cả mô phỏng trong phần này đều dùng điều biến BPSK/QPSK trên kênh truyền AWGN.
Để phân tính một bộ chèn Turbo, chúng ta phải phân tích cấu trúc của việc mã hóa trong mã Turbo. Nhưđã đề cập ở phần trước, khả năng sửa sai của một bộ
mã điều khiển sai sót làm việc dựa trên khoảng cách Hamming giữa các từ mã. Từ đó, xác định được cấu trúc của bộ mã hóa. Ví dụ, trong trường hợp mã hóa tích chập thì cấu trúc phụ thuộc vào chiều dài của bộ mã hóa và hàm khởi tạo chuỗi polynomial, trong trường hợp là mã Turbo thì cấu trúc phụ thuộc vào cả hai đặc tính bộ mã hóa và bộ ánh xạ chèn.
Trong cả hai loại mã hóa này, kỹ thuật rút gọn (puncturing) cũng ảnh hưởng
đến cấu trúc bộ mã. Sau đây là một vài kiểu bộ chèn thông dụng được dùng trong mã Turbo.