Thành phần chính:
Tên Năng lượng Nước Protein Lipid Glucid Cellulose Tro
Kcal %
Riềng 11 91,7 0,3 - 2,5 3,7 1,8
Muối khoáng và vitamin:
Tên Muối khoángCa P Fe Vitamin
β-caroten B1 B2 PP C
g mcg
Riềng 24 28 - - - 0
Các hợp chất khác:
• Tinh dầu (0,5-1%), lỏng sền sệt, màu vàng xanh, mùi long não, trong đó có chủ yếu
xineola, metylxinamat, eugenol, cadinen. Ngoài ra, trong riềng còn có:
• Một chất dầu, vị cay là galangola.
3 chất có tinh thể, không có vị gì, đều là dẫn xuất của flavon, khoảng 0,1%, đó là galangin C15H10O5, anpinin C17H16O6 và kaempferit C16H12O6.
c. Công dụng:
Gia vị:
Mắm ruốc, mắm tôm mà có thêm củ riềng thái chỉ hoặc giã nhỏ thì sẽ cho mùi vị đặc trưng, hết tanh mà còn chống được các mầm bệnh chứa trong các loại mắm này. Riềng còn là gia vị quan trọng trong chế biến món tré.
Tại các nước Châu Á, người ta chỉ dùng gừng khi không có riềng. Riềng dùng làm món gia vị thích hợp trong các món ca ri, súp, thịt hầm, gà, cừu, thức ăn biển…
Thuốc:
• Làm thuốc kích thích tiêu hoá, chữa đầy bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng…
• Riềng có vị cay, tính ấm, dùng làm thuốc để chữa đau dạ dày, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột…
Tác dụng kháng sinh:
Riềng có tác dụng kháng sinh đối với Bacillus anthracis, Streptococcus hemolyticus,
Corynebacterium diphtheriae, Pseudodiphthericum pneumococcus, Staphyllococcus aureus, Mycobacterium tuberculosis.
1.5.8. Rau mùi:
Tên dân gian: Ngò, ngổ, ngổ thơm,hương tuy, nguyên tuy. Thuộc họ Hoa tán (Umbelliferac).
Cây cao 0,35-0,50m; thân nhẵn, phía trên có phân nhánh. Lá ở gốc có cuống dài 1 đến 3 lá chét. Lá chét hình hơi tròn, thường xẻ thành 3 thùy, mép thuỳ có khía răng tròn và to; những lá phía trên có lá chét chia thành thuỳ hình sợi nhỏ, nhọn. Toàn thân và lá vò có mùi thơm dễ chịu. Hoa trắng hơi hồng, họp thành tán rộng gồm 3-5 gọng, không có tổng bao, tiểu bao gồm 2-3 lá chét đính ở một phía. Quả bế đôi hơi hình cầu, nhẵn, dài 2,5-4mm, gồm 2 nửa, mỗi nửa có 4 sống thẳng và 2 sống chung cho cả 2 nửa.
Scientific classification Kingdom: Plantae Division: Magnoliophyta Class: Magnoliopsida Order: Apiales Family: Apiaceae Genus: Coriandrum Species: C. sativum Binomial name Coriandrum sativum L.