Tp .HCM
2.2.3.4 Nợ xấu tín dụng bất động sản thời gian vừa qua
Tỷ lệ nợ xấu (%)
nước về nhà đất trên địa bàn Tp.HCM” đã khiến thị trường BĐS Tp.HCM đóng băng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, các quy định về quy hoạch cũng ảnh hưởng đến tính thanh khoản và giá BĐS trong khu vực.
Những biện pháp áp dụng thắt chặt tiền tệ, hạn chế cho vay BĐS thì thị trường BĐS đóng băng và nợ quá hạn, nợ xấu tăng nhanh ở nhiều ngân hàng.
2.2.3.4Nợ xấu tín dụng bất động sản thời gian vừa qua
Nợ xấu đang là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, gây mất an tồn hoạt động ngân hàng, hạn chế q trình giảm lãi suất và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Xử lý nợ xấu đã thực sự trở thành vấn đề cấp bách, lâu dài và không chỉ của riêng ngành ngân hàng mà là vấn đề kinh tế vĩ mơ phức tạp, địi hỏi phải có thời gian đủ dài, nguồn tài chính cần thiết, giải pháp tổng thể, căn cơ và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của hệ thống chính trị, sự tham gia của các ngành, các cấp, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nợ xấu là một vấn đề vơ cùng nóng bỏng và đáng quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng.
7 6 5 4 3 2 1 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng BĐS của các NHTM trên địa bàn TP.HCM qua các năm.
Nguồn: NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến 31/12/2012 thì tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng tại Tp.HCM là 6,26% tăng cao nhất trong tất cả các năm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp như: Nhiều doanh nghiệp khơng vay được vốn, sản xuất kinh doanh khó khăn, đình trệ ảnh hưởng đến việc làm, đời sống và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, nợ xấu cịn làm cho tình hình tài chính của các Tổ chức tín dụng khơng lành mạnh, thanh khoản khó khăn, một số NHTM đứng trước nguy cơ đổ vỡ, đe dọa an toàn hệ thống và ổn định kinh tế vĩ mô.
Dư nợ cho vay BĐS trên địa bàn Tp.HCM đến ngày 31/12/2012 khoảng 85.000 tỷ đồng, chiếm 10,6% trong tổng dư nợ trên địa bàn trong đó cho vay đầu tư kinh doanh BĐS là 66.084 tỷ đồng, cho vay khác (vay mua nhà để ở, mua nhà cho công nhân thuê, xây nhà ở cho người thu nhập thấp…) là 18.916 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS khoảng 4.145 tỷ đồng, chiếm 6,26% tổng dư nợ kinh doanh BĐS.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã phê duyệt các đề án cơ cấu lại Tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu như: Ngày 26/7/2013, NHNN cho ra đời công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (Cơng ty Quản lý tài sản – VAMC). VAMC được thành lập theo Quyết định số: 1459/QĐ – NHNN ngày 27/6/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013. VAMC là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn, dưới sự quản lý, thanh tra của NHNN. VAMC là công cụ đặc biệt của NHNN nhằm góp phần đẩy nhanh xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý.
Với sự ra đời của VAMC, sau một tháng triển khai mua nợ xấu, tính đến cuối tháng 10, VAMC đã mua nợ xấu của 14 ngân hàng với giá trị 11.000 tỷ đồng. Trên
thực tế, giá trị gốc tính theo sổ sách của các khoản nợ này là 13.000 tỷ đồng. Theo phân loại ban đầu của công ty này, khoảng 70% khoản nợ đã mua thuộc lĩnh vực BĐS, hơn 20% thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Như vậy, từ khi triển khai Đề án xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng từ năm 2012 đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 6,26% xuống còn 3,22%. VAMC đến cuối tháng 12 năm 2014 đã mua vào khoảng 130 ngàn tỷ đồng nợ xấu và đang phấn đấu để gom 100 ngàn tỷ đồng nợ xấu trong năm nay. Hiện VAMC cũng đã bán được 4.000 tỷ đồng nợ xấu và tiếp tục bán khi thị trường đảm bảo việc bán nợ xấu có lợi nhất.
Theo đó, NHNN cùng các bộ ngành liên quan và địa phương đã tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định về an tồn hoạt động, tình hình tài chính, nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu đồng thời hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, cơ cấu lại nợ, thiết lập và sử dụng dự phòng rủi ro, bảo đảm chặt chẽ minh bạch và phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế.
Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu tín dụng BĐS của các NHTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giảm cịn khoảng 3,38%.
Lãi suất cho vay hiện nay đã giảm rất nhiều so với thời điểm cuối năm 2012, nhưng để bảo đảm an toàn, các NHTM vẫn chỉ cho vay đối với khách hàng tiềm năng. Tình hình tín dụng BĐS đã có sự chuyển biến, cho vay trong lĩnh vực BĐS đang thay đổi theo hướng tích cực hơn, các ngân hàng đã cho vay trở lại các dự án khu đô thị, xây dựng sửa chữa nhà cửa. Tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2014 chỉ còn khoảng 3,22%.
Con số nợ xấu giảm mặc dù có bất ngờ nhưng cũng đã được thị trường đốn định được bởi nhìn vào bức tranh nợ xấu qua báo cáo tài chính năm 2014 của các ngân hàng cũng cho thấy sự giảm nhẹ của nợ xấu.
Điển hình như Vietcombank với tốc độ giảm chóng mặt. Nếu cuối quý II/2014, nợ xấu của ngân hàng này chiếm 3,09% thì đến cuối năm 2014, nợ xấu giảm mạnh xuống còn 2,3%.
Hay như Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu đang là 2,5%, đến cuối năm 2014 nợ xấu chỉ còn 0,89%. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) cũng có tốc độ giảm nợ xấu mạnh, từ 3,09% trong 9 tháng đầu năm 2014 xuống còn 2,87% trong cuối năm 2014.
Nếu đầu năm 2014, nợ xấu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là 2,37% thì đến 31/12/2014, giảm còn 1,8%. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV giảm một phần là do bán được 6.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, nhưng chủ yếu là nhờ mức tăng trưởng tín dụng cao hơn dự báo.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm sốc từ 4,08% hồi cuối năm 2013 xuống còn 2,4% cuối năm 2014, tương ứng giảm 794,93 tỷ đồng. Cuối năm 2012, sau khi sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank), nợ xấu của SHB từng lên tới 8,8%.
Các con số nợ xấu giảm có khác nhau đã cho thấy mức độ sai số trong dự tính cũng như sự biến động của những dữ liệu đươc công bố. Các Ngân hàng Nhà nước cũng đã giải thích về sự khác biệt giữa con số của cơ quan quản lý với con số tập hợp từ các tổ chức tín dụng. Sự khác biệt là do giám sát từ xa, cùng với đó, mức biến động từng ngày của một số khoản nợ lớn đã được xử lý hoặc bị chuyển thành nợ xấu cũng cho một kết quả khác biệt.
Tuy nhiên, sự trung thực với nợ xấu là cần thiết để bức tranh nợ xấu được nhận diện đầy đủ hơn nhằm tránh sự bi quan hay lạc quan không đúng trong cách ứng xử với nó.
Xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra khơng chỉ với bản thân các tổ chức tín dụng mà cịn cả tồn hệ thơng ngân hàng và nền kinh tế. Trong đó, nợ xấu BĐS đang là con số báo động và cũng đang được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm, tập trung nguồn lực xử lý. Việc xử lý nợ xấu trong thời gian qua là sự nổ lực rất lớn, tuy nhiên kết quả tỷ lệ nợ xấu vẫn chưa được như mong muốn. Khung khổ pháp lý, tiềm lực tài chính, chức năng của VAMC, thị trường mua bán nợ, thanh tra
giám sát,… còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Năng lực quản trị, tiềm lực tài chính, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức tín dụng chưa cao, cịn nhiều yếu kém, tình trạng sở hữu chưa minh bạch. Nhiệm vụ cịn rất khó khăn.