Đánh giá về phát triển tín dụng BĐS tại các NHTM trên địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 64)

Tp .HCM

2.3 Đánh giá về phát triển tín dụng BĐS tại các NHTM trên địa bàn

2.3.1Những mặt đạt đƣợc

Có thể nói nguồn vốn mà các NHTM đã cung ứng cho thị trường BĐS tại Tp.HCM là một nhân tố quan trọng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của thị trường BĐS. Các NHTM luôn căn cứ vào định hướng chính sách tín dụng của NHNN đồng thời sử dụng một phần nguồn vốn kinh doanh để đầu tư vào lĩnh vực BĐS theo cơ chế tín dụng, hỗ trợ tích cực trong việc cung ứng vốn cho thị trường BĐS.

Các NHTM ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng để cung ứng vốn tín dụng cho các đối tượng có nhu cầu về BĐS. Các hình thức cho vay BĐS trong thời gian qua khá đa dạng: cho vay các đơn vị xây lắp, nhà thầu, cho vay chủ đầu tư các dự án, cho vay đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua, sử dụng các sản phẩm của dự án như căn hộ, văn phịng,…

2.3.2Những đóng góp của tín dụng BĐS

- Đối với nền kinh tế: Các ngân hàng đã cung ứng vốn cho nền kinh tế thơng qua các chủ đầu tư, góp phần nâng cấp và chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tạo thêm thu nhập, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các thành phần kinh tế.

- Đối với các thành phần kinh tế: Đối với các thành phần kinh tế hiện nay,

vốn ngân hàng vẫn là kênh chủ yếu để các chủ đầu tư đủ nguồn vốn thực hiện theo nhu cầu, thực hiện theo dự án, phương án thuận lợi, nhanh chóng. Khi hoạt động kinh doanh của cơng ty hiệu quả sẽ mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên. Tạo điều kiền cho các cá nhân có thu nhập trung bình có điều kiện để mua nhà để ở, góp phần ổn định đời sống, đáp ứng yêu cầu và thỏa mãn nhu cầu ngày càng phát triển theo sự phát triên của xã hội.

2.3.3Những hạn chế của tín dụng BĐS

- Tín dụng BĐS cịn nhiều hạn chế do vướng mắc về chính sách, cơ chế, rủi ro phát sinh từ thị trường BĐS. Chính sách của NHNN đối với cho vay trong lĩnh vực BĐS còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ với các văn bản pháp quy khác. Mặt khác, các quy định ban hành chủ yếu mang tính khắc phục hậu quả trước mắt chưa thực sự hướng đến phát triển bền vững.

- Các ngân hàng sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay kinh doanh BĐS mang tính dài hạn. Đây cũng chính là rủi ro tiềm ẩn có thể gây đổ vỡ mang tính hệ thống. Thủ tục quy định về cho vay tại các ngân hàng cịn rườm rà, phúc tạp, sản phẩm tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu, năng lực cán bộ thẩm định còn hạn chế.

- Năng lực tài chính của ngân hàng và doanh nghiệp BĐS còn nhiều hạn chế.

- Các báo cáo về tình hình BĐS, tình hình tín dụng BĐS của các NHTM đơi khi chưa minh bạch, thông tin cịn mập mờ, thiếu chính xác, việc cấp vốn gây nhiều khó khăn khi làm hồn thành thủ tục, việc định giá BĐS còn hạn chế. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến việc cấp tín dụng BĐS.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 64)

w