So sánh xâm nhập thị trường và thâm nhập thị trường

Một phần của tài liệu Làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 37)

2.3.3. Hàng hóa cơng

Mankiw (2000) xem hàng hóa cơng là trường hợp thái cực cực đại của ngoại tác tích cực: khi một đơn vị hàng hóa cơng được tạo ra, mọi người trong thị trường đều có thể thụ hưởng, khơng hạn chế đối với cả những người khơng trả tiền cho nó. Dưới góc nhìn này, chức năng quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế giữa hai nhà nước rõ ràng là hàng hóa cơng; lần lượt được gắn chặt với chức năng hành pháp và đại diện của nhà nước.

Nhờ công nghệ thông tin, chi phí chia sẻ thơng tin hiện nay trở nên rất thấp, mang lại thuộc tính khơng tranh giành cho thông tin: chi phí chia sẻ thơng tin thêm cho một người là không đáng kể, và việc sử dụng thông tin của người này không ảnh hưởng đến việc sử dụng của người khác (Stiglitz, 2000; Weimer và Vining, 2004). Do thơng tin có tầm quan trọng, lợi ích cao đối với xuất khẩu (theo Johanson và Vahlne, 1977, trích trong Martincus và Carballo, 2010) nên thơng tin xuất khẩu được xem như hàng hóa bán cơng cần nhà nước khuyến khích cung cấp.

2.3.4. Lựa chọn can thiệp của nhà nước

Bằng thực nghiệm, Martincus và Carballo (2010) kết luận xúc tiến xuất khẩu tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu. Chức năng, chiến lược chính của hệ thống xúc tiến xuất khẩu

-20-

CẤP ĐỘ

QUỐC GIA CẤP ĐỘ TẬP THỂ CẤP ĐỘCÁ THỂ

Chiến lược

XÂM NHẬP THÂM NHẬP

- Quản lý vĩ mô - Nghiên cứu thị trường - Tổ chức đoàn

giao thương - Tất cả nghiệp vụ xúctiến xuất khẩu - Hợp tác quốc tế - Đào tạo – tập huấn

Hình thức - Tổ chức sự kiện,

hội chợ, triển lãm - Cung cấp thông tin

- Tư vấn doanh nghiệp

Ngoại tác tích cực100% Cao Thấp 0% Nhà nước tài trợ 100% Cao Thấp 0% Doanh nghiệp đóng góp 0% Thấp Cao 100%

đã được Grigoryan (2011) chỉ ra: nhà nước trực tiếp cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho cộng đồng doanh nghiệp, hoặc hợp tác sâu rộng với khu vực tư nhằm giải quyết khó khăn đến từ sự giới hạn nguồn lực, kinh nghiệm, kênh thông tin. Thực tiễn thế giới cho thấy, nhà nước sửa chữa thất bại thị trường trong xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu chủ yếu thông qua hai giải pháp gồm (i) trực tiếp cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu hoặc (ii) tài trợ, khuyến khích khu vực tư xúc tiến xuất khẩu.

Kết hợp Khung Lựa chọn Giải pháp Can thiệp của Nhà nước (Bảng 2.3) và lý thuyết vai trò nhà nước sửa chữa thất bại thị trường của Stiglitz (2000), Weimer và Vining (2004)4, nghiên cứu đề xuất mối tương quan công - tư trong tài trợ xúc tiến xuất khẩu (Bảng 2.4).

Bảng 2.4. Tương quan công - tư trong tài trợ xúc tiến xuất khẩu

Ứng với hàng hóa cơng, hoạt động tạo ngoại tác tích cực cực đại như quản lý nhà nước, hợp tác quốc tế cấp độ quốc gia, nhà nước nên trực tiếp cung cấp và tài trợ chủ đạo. Nhà nước cần đóng vai trị tài trợ chính cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu tạo ngoại tác tích cực cao, giúp thu hẹp mức độ thông tin khơng hồn hảo và phục vụ chiến lược xâm nhập

thị trường như nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, đào tạo-tập huấn và tư vấn doanh nghiệp. Đối với các hoạt động xúc tiến xuất khẩu triển khai cấp độ tập thể và định hướng thâm nhập thị trường, doanh nghiệp phải là nhà tài trợ chính, nhà nước chỉ nên đóng vai trị hỗ trợ. Các nghiệp vụ xúc tiến xuất khẩu đặc thù, phục vụ riêng doanh nghiệp tất nhiên phải do doanh nghiệp chi trả.

CHƯƠNG 3. THẤT BẠI NHÀ NƯỚC TRONG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU: TÌNH HUỐNG TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.Tổng quan hệ thống xúc tiến xuất khẩu Việt Nam

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (2014), hệ thống xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam được tổ chức hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, có sự tham gia của cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức trong nước lẫn nước ngồi… Được ủy quyền của Bộ Công thương, Cục Xúc tiến Thương mại5 giữ vai trò điều phối tất cả hoạt động xúc tiến xuất khẩu do Bộ Cơng thương chủ trì, và hiện đang quản lý nhiều chương trình, hoạt động quy mơ quốc gia. Bộ Công thương thiết lập mạng lưới thương vụ tại nước ngoài (gồm 55 thương vụ và 7 chi nhánh thương vụ). Ngồi Bộ Cơng thương, hoạt động xúc tiến xuất khẩu còn được triển khai bởi bộ phận xúc tiến xuất khẩu thuộc một số bộ, ngành khác, gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phịng, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn…

Tồn bộ 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam đều có cơ quan xúc tiến xuất khẩu, tích hợp trong các trung tâm XTTM địa phương. Trực tiếp cấp phát ngân sách, quản lý nhân sự nên UBND địa phương có quyền quyết định thực chất, có thể tùy nghi thiết kế trung tâm địa phương trực thuộc Sở Công thương hoặc UBND tỉnh/ thành phố6 và thay đổi lãnh đạo trung tâm địa phương.

5 Thành lập ngày 6/7/2000.

6 Tại 16 địa phương gồm An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Quảng Ngãi, Komtum, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Bạc Liêu, Bình Phước, Đồng Tháp, Trà Vinh.

Hình 3.1. Mơ hình hệ thống xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam (tình huống TP.HCM).

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên Quốc hội (2003) và sơ đồ tổ chức Chính phủ, Bộ Cơng thương, Cục Xúc tiến Thương mại, VCCI, UBND TP.HCM của Việt Nam.

Bên cạnh hệ thống cơ quan nhà nước cịn có các tổ chức phi chính phủ, bao gồm Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã, các hiệp hội và tổ chức cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu khác. Tính sơ bộ đến năm 2014, Việt Nam có trên 300 hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng, trong đó trên 80 hiệp hội phạm vi quốc gia, 32 hiệp hội doanh nghiệp phạm vi địa phương (Cục Xúc tiến Thương mại, 2014).

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) “là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam”, được Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ “tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế” (Thủ tướng, 2003). Tuy nhiên trong Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTM Quốc gia (Thủ tướng, 2010), Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam khơng được quy định cụ thể vai trò trong việc xây dựng, thẩm định các chương trình xúc tiến xuất khẩu.

3.2.Giới thiệu về Trung tâm

Trung tâm là cơ quan chuyên trách XTTM-ĐT thuộc UBND TP.HCM, tổ chức theo hình thức đơn vị sự nghiệp công lập7 và được thành lập năm 2001 trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Phát triển Ngoại thương và Đầu tư TP.HCM. Trung tâm được thành lập sớm nhất cả nước, và trước cả thời điểm thành lập Cục Xúc tiến Thương mại. Tương ứng với vị thế trung tâm kết nối phát triển với 7 tỉnh cịn lại thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam của TP.HCM, Trung tâm cũng là đầu mối kết nối các trung tâm địa phương.

UBND TP.HCM (2011) qui định chức năng chính của Trung tâm là i) Xây dựng và góp phần thực hiện kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ XTTM-ĐT của thành phố; ii) Thu thập thơng tin và nghiên cứu về thị trường, chính sách, cơ hội đầu tư và thông tin kinh tế; iii) Triển khai các chương trình của thành phố về cung cấp các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài; iv) Thu thập, ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, qua đó kiến nghị UBND TP.HCM… nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư; tổ chức cho doanh nghiệp gặp gỡ lãnh đạo thành phố và các cơ quan chức năng để giải quyết các khó khăn, vướng mắc; v) Là Trưởng Ban Điều hành, đầu mối tổ chức mọi hoạt động của Hệ thống Đối thoại giữa Doanh nghiệp và Chính quyền thành phố ; vi) Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức XTTM-ĐT trong nước và nước ngoài…; vii) Phối hợp với cơ quan có liên quan đề xuất với UBND TP.HCM xem xét, phê duyệt về công tác XTTM-ĐT của thành phố như: tổ chức cho các doanh nghiệp tham dự các hội chợ, hội nghị, diễn đàn doanh nghiệp... ở trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 37)