Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên sơ đồ tổ chức Chính phủ, MITI, MATRADE, NCCIM, bang Penang của Malaysia.
Nhằm tập hợp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp và thương mại, Chính phủ Malaysia quyết định thành lập Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại Malaysia (NCCIM) vào năm 1962 dựa trên liên minh của năm tổ chức quan trọng gồm Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại người gốc Ấn (Malaysian Associated Indian Chambers of Commerce and Industry), Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại người gốc Hoa (Associated Chinese Chambers of Commerce and Industry of Malaysia), Hiệp hội Thương mại người Mã Lai (Malay Chamber of Commerce Malaysia), Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại Quốc tế (Malaysian International Chambers of Commerce and Industry) và Liên đoàn các Nhà sản xuất (Federation of Malaysian Manufacturers).
-40-
Trong hoạt động hỗ trợ xuất khẩu, MATRADE cung cấp dịch vụ huấn luyện kiến thức và kỹ năng xuất khẩu, tổ chức đoàn giao thương tập trung vào marketing, hội chợ quốc tế, tổ chức kết nối doanh nghiệp, tư vấn doanh nghiệp và đặc biệt chú trọng vào công tác thông tin thương mại và thị trường. Cụ thể, MATRADE thiết lập trung tâm thông tin doanh nghiệp; cổng thông tin trực tuyến MATRADE, MyExport; MySMS tương tác qua cổng dịch vụ SMS quốc gia; và phát hành nhiều ấn phẩm nhằm chia sẻ sâu rộng đến doanh nghiệp xuất khẩu thông tin về thống kê thương mại, thị trường, đầu mối thương mại, đấu thầu quốc tế…(MATRADE, 2015). Cổng thông tin MATRADE hỗ trợ đa ngôn ngữ (Anh, Nhật), cung cấp một số dịch vụ địi hỏi đăng ký và thu một khoản phí nhỏ. Doanh nghiệp có thể tìm thấy thơng tin các chương trình tài trợ của nhà nước, lịch trình hoạt động, danh bạ, địa chỉ website về thương mại quốc tế, bảng thuế suất… Để đăng ký chương trình được nhà nước tài trợ, doanh nghiệp xuất khẩu có thể nộp hồ sơ trực tuyến và tìm thấy trên cổng thơng tin này đầy đủ tài liệu hướng dẫn, biểu mẫu liên quan.
4.2.4. Kinh nghiệm quốc tế
Để phục vụ tốt doanh nghiệp, cơ quan cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu cần nắm bắt chính xác nhu cầu doanh nghiệp. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Malaysia hiện đã thiết lập khung pháp lý thúc đẩy hợp tác công – tư trong quá trình thẩm định và giám sát chính sách, chương trình, hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Ba tình huống nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta ba lựa chọn (i) nhà nước giao tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp tồn quyền thiết kế chương trình, hoạt động (Trung Quốc); (ii) nhà nước tham vấn trực tiếp với tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp (Hoa Kỳ); và (iii) nhà nước mời khu vực tư cùng điều hành cơ quan xúc tiến xuất khẩu (Malaysia).
Trung Quốc: CCPIT và CCOIC (Hình 4.2) là hai tổ chức đại diện cộng đồng doanh
nghiệp, giữ vai trị quyết định đối với chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia nên hoạt động xúc tiến xuất khẩu đáp ứng đúng nhu cầu doanh nghiệp và thu hút hiệu quả nguồn lực đóng góp từ doanh nghiệp. Do MOFCOM, Sở Thương mại không trực tiếp tham gia hoạt động xúc tiến xuất khẩu nên CCPIT, CCOIC có thể chủ động phân bổ nguồn lực, phối hợp hoạt động các chi nhánh trực thuộc tại địa phương, không gặp trở ngại về chồng chéo chức năng, nhiệm vụ với các cơ quan quản lý nhà nước (CCPIT, 2007).
CHÍNH QUYỀN
Cơ quan
cơng lập Khu vực tư
Hoa Kỳ: Hợp tác công - tư trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu được thực hiện thơng qua
hệ thống DEC (Hình 2.5) đại diện cho khu vực tư, qui tụ các nhà xuất khẩu, đơn vị cung cấp dịch vụ xuất khẩu, viện nghiên cứu, tổ chức phi lợi nhuận của bang, chính quyền địa phương. DEC tham dự và tài trợ nhiều hoạt động XTTM tại địa phương, cung cấp chuyên gia tư vấn xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DEC, 2015).