Mơ hình hợp tác cơn g tư

Một phần của tài liệu Làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 55)

Malaysia: Năm 1983, Malaysia tiến hành cải cách mang tên “Malaysia Incorporated” cho

phép khu vực tư tham gia chính thức vào q trình quyết định chính sách. Theo đó, tất cả cơ quan nhà nước được bổ sung vào cơ cấu lãnh đạo một Ban Tư vấn tập hợp đại diện khu vực tư, tổ chức phi chính phủ. Q trình triển khai phải vượt qua nhiều nghi ngại, trở lực từ khu vực công nhưng cuối cùng đã mang lại động lực mới thúc đẩy xuất khẩu, phát triển kinh tế; cụ thể (i) hai khu vực công và khu vực tư đã cùng hợp tác, theo đuổi mục tiêu chung: đơn giản hóa thủ tục, hướng dẫn thủ tục rõ ràng, minh bạch hóa q trình ra quyết định và kiểm soát quyền lực, ràng buộc thời gian xử lý/ cung cấp dịch vụ công; (ii) nâng cao lợi nhuận, góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển. Khu vực cơng chuyển từ vai trị giám sát hoạt động khu vực tư sang vai trò hỗ trợ khu vực tư phát triển kinh tế (ITC, 2011).

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1.Kết luận và khuyến nghị

Bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh gặp hai hạn chế: chưa đáp ứng đúng nhu cầu doanh nghiệp và chưa thể tự chủ tài chính dựa trên việc cung cấp dịch vụ thuần túy cho doanh nghiệp. Xem xét trên nền tảng lý thuyết kinh tế học khu vực công, nghiên cứu nhận diện được hai vấn đề thất bại nhà nước gồm thông tin khơng hồn hảo và cạnh tranh hạn chế. Điều này đã dẫn đến thực trạng (i) nguồn lực nhà nước được sử dụng không hiệu quả; (ii) động cơ cải tiến, nâng cao hiệu quả của tổ chức không được khuyến khích; và (iii) thúc đẩy động cơ tiêu cực gắn liền với tìm kiếm đặc quyền, đặc lợi và bảo vệ thế “độc quyền”.

Kết hợp giải pháp sửa chữa thất bại nhà nước liên quan đến nguồn cung quan liêu (Weimer và Vining, 2004), bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước, nghiên cứu khuyến nghị đến Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải pháp khắc phục hạn chế tại Trung tâm gồm 5 điểm:

Thứ nhất, tăng cường vai trò của tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp trong chính

sách xúc tiến xuất khẩu, đặc biệt quan trọng với khâu thẩm định và giám sát (Hình 5.1). Từ kinh nghiệm quốc tế, chúng ta có ba lựa chọn: (i) giao tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp toàn quyền thiết kế chương trình, hoạt động (mơ hình Trung Quốc); (ii) tham vấn trực tiếp với tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp (Hoa Kỳ); và (iii) mời khu vực tư cùng tham gia điều hành cơ quan xúc tiến xuất khẩu (Malaysia).

Một phần của tài liệu Làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 55)