Sơ đồ tổ chức của Trung tâm

Một phần của tài liệu Làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 49)

Ở cấp độ địa phương như TP.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cũng có nhiệm vụ “tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án kinh tế, các tổ chức Hội đồng kinh tế của Thành phố” nhưng cũng khơng có quy định làm rõ vai trị của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM trong qui trình xây dựng, thẩm định và giám sát chương trình xúc tiến xuất khẩu.

3.3.Hoạt động cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp 3.3.1. Cơ cấu kinh phí

Thơng qua các hoạt động, dịch vụ xúc tiến xuất khẩu do Trung tâm tổ chức, ngân sách TP.HCM sẽ tài trợ một phần chi phí thực tế với mục đích làm giảm chi phí tham dự thực tế, khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu; như một biện pháp sửa chữa thất bại thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương. Ngân sách được phân bổ theo kế hoạch hàng năm hoặc theo từng dự án (UBND TP.HCM, 2011, Chương IV, Điều 10). Thông thường hàng năm, Trung tâm bắt đầu nộp dự toán năm sau từ tháng 10 và nhận được kế hoạch ngân sách chính thức vào đầu tháng 1 năm sau.

3.100 28.834 27.440 15.160 36% 64% 90% 10%

Kinh phí hoạt động của Trung tâm đến từ nhiều nguồn, bao gồm ngân sách, nguồn thu và nguồn vốn từ vay, viện trợ, hợp tác (gọi gộp các nguồn ngoài ngân sách là nguồn khác) (Biểu đồ 3.1). Số liệu cho thấy Trung tâm ngày càng lệ thuộc vào ngân sách: chiếm hơn 60% trong năm 2012 và tăng lên gần 90% trong năm “khủng hoảng kinh tế” 2013 (Biểu đồ 3.2). Ngân sách tài trợ tất cả các hoạt động mà Trung tâm triển khai, nguồn thu khác chủ yếu đến từ hoạt động tổ chức sự kiện, tổ chức đoàn giao thương và cung cấp thông tin. Tuy nhiên, số liệu tài chính năm 2013 cho thấy nguồn thu doanh nghiệp giảm nghiêm trọng đối với ba hoạt động trên (Biểu đồ 3.3): doanh nghiệp đóng góp vào hoạt động tổ chức sự kiện chưa đạt 12% chi phí (Biểu đồ 3.4), và tổng nguồn khác chỉ chiếm khoảng 10% tổng nguồn thu (Biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nguồn thu.

Cơ cấu nguồn thu

2013 2012

- 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000

Triệu đồng

Ngân sách Nguồn khác

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trung tâm (2012, 2013).

Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng nguồn thu.

Tỷ trọng nguồn thu: Năm 2012 ... Năm 2013

Ngân sách Nguồn khác

2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 Nghiên cứu thị trường Tư vấn doanh Hợp tác quốc Đào tạo, huấn Xây dựng Tổ chức đoàn giao thươngCung cấp thông tinTổ chức sự kiện

nghiệp tế luyện chính sách

12.340 8.300

8.100 5.580

4.500 1.280

Biểu đồ 3.3. Chi tiết nguồn thu.

Chi tiết nguồn thu

Ngân sách Nguồn khác 30.000 25.000 20.000 15.000 10.000 5.000 -

Ghi chú: Sắp xếp tăng dần theo chi phí 2013. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trung tâm (2012, 2013).

Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng nguồn thu chi tiết.

Tỷ trọng nguồn thu chi tiết : Năm 2012...

Tổ chức sự kiện

Năm 2013

22.759

3.100

Tổ chức đoàn giao thương 1.562 -

Cung cấp thơng tin 2.620 -

Xây dựng chính sách 1.420 - 1.313 -

Tư vấn doanh nghiệp 400 - 120 -

Đào tạo, huấn luyện 300 - 330 -

Nghiên cứu thị trường 200 - -

Hợp tác quốc tế 180 - 130 -

0% 50%

Đơn vị giá trị: triệu đ

100% ồng

0% 50%

Ngân sách Nguồn khác 100%

Ghi chú: Sắp xếp giảm dần theo giá trị nguồn khác của năm 2012. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trung tâm (2012, 2013).

T ri ệu đ ồn g

3.3.2. Cơ cấu hoạt động

Hoạt động cung cấp, chia sẻ thơng tin của Trung tâm có lợi thế hơn nhiều địa phương khác nhờ có cổng thơng tin, Bản tin Xúc tiến Thương mại và Đầu tư hàng tháng, Showroom Xuất khẩu Sài Gòn tại đại lộ Nguyễn Huệ, và tuần báo Sài Gịn Tiếp thị trực thuộc (đến tháng 3/2014)8. Cổng thơng tin tại địa chỉ www.itpc.gov.vn - được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung tâm Xúc tiến Nhập khẩu từ các Nước đang Phát triển Hà Lan (CBI) - được định hướng thông tin trực tiếp đến nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài và nhà đầu tư nước ngồi. Thơng tin xuất khẩu được tổ chức theo thị trường/ ngành hàng, sự kiện, hoạt động của Trung tâm, cơ hội giao thương và danh bạ doanh nghiệp. Mục cẩm nang xuất khẩu tổ chức phân mục rõ ràng theo trình tự xuất khẩu nhưng nội dung chưa phong phú và cập nhật. Trung tâm phát hành Bản tin XTTM hàng tháng, gửi trực tiếp, miễn phí đến gần 400 doanh nghiệp, tổ chức.

Giai đoạn 2012 – 2013, Trung tâm dành trên 80% tổng ngân sách hàng năm cho tổ chức sự kiện và đoàn giao thương (Biểu đồ 3.5) và trên 70% cho các hoạt động thâm nhập thị trường (Biểu đồ 3.7). Tỷ trọng ngân sách chi tiêu tại nước ngoài cao (trên 77%) nhưng không tương ứng với hoạt động xâm nhập thị trường (Biểu đồ 3.7). Nghiên cứu thị trường, đào tạo - huấn luyện và tư vấn doanh nghiệp chiếm chưa đến 1% ngân sách (Biểu đồ 3.5).

Ông Từ Minh Thiện

Nguyên Giám đốc Trung tâm XTTM-ĐT TP.HCM

“Cơ chế hiện tại khơng có tác dụng khuyến khích cơ quan xúc tiến xuất khẩu địa phương đầu tư vào hoạt động chiều sâu, dài hạn như nghiên cứu thị trường; dẫn đến cơ quan tập trung nhiều vào hoạt động bề nổi”.

8

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu chi phí.

Cơ cấu chi phí Năm 2012

Đào tạo, huấn luyện

1% Nghiên cứu thịtrường Tổ chức đoàn giao thương 32% Tổ chức sự kiện Hợp tác quốc tế 0% Khác 6% 1% Xây dựng chính Tư vấn doanh nghiệp 1% 48% Cung cấp thơng tin 14% sách 3% Năm 2013 Tổ chức đồn giao

thương Hợp tác quốc tế Đào tạo, huấn

Tổ chức sự kiện 81% 5% Khác 6% Xây dựng chính sách 4% Cung cấp thơng tin

8% 1% luyện 1% Nghiên cứu thị trường 0% Tư vấn doanh nghiệp 0%

-30- 10 21 3 - 3.350 3.700 25.484 23.740 21.000 22.910 6.440 5.924

Biểu đồ 3.6. Chi tiết hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

Hoạt động: Chi phí ... Số lượng

Tổ chức sự kiện Cung cấp thơng tin Tổ chức đồn giao thương Xây dựng chính sách Đào tạo, huấn luyện Hợp tác quốc tế Tư vấn doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường

2.620 5.780 1.562 1.313 1.420 330 300 130 180 120 400 - 200 13.680 25.859 13 20.640 8 4 4 4 4 2 2 1 2 2 26 2013 2012 - 5.00010.00015.00020.00025.00030.000 triệu đồng

Ghi chú: Sắp xếp giảm dần theo chi phí 2013.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trung tâm (2012, 2013).

Biểu đồ 3.7. Phân bổ ngân sách.

- 10 20 30

lần

Đơn vị: triệu đồng

100% Phạm vi Chiến lược Địa lý

80% 60% 19.210 20.853 40% 20% 8.230 7.981 0% 2012 2013 Đa ngành Chuyên nghành 2012 2013 Xâm nhập Thâm nhập 2012 2013

Trong nước Ngoài nước

Trước sức ép cắt giảm chi tiêu công năm 2013, hai hoạt động xâm nhập thị trường quan trọng đã bị cắt giảm: ngân sách cho cung cấp thông tin giảm 55%, và bỏ hẳn 200 triệu đồng dành cho hoạt động nghiên cứu thị trường (Biểu đồ 3.6). Tuy nhiên, hoạt động tổ chức sự kiện gia tăng cả về số lượng (khoảng 30%) và ngân sách (tăng 84%, tương đương 10,5 tỷ đồng) theo yêu cầu của UBND TP.HCM về việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu (và đầu tư) nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Cu-Ba, khai trương Ngôi nhà Việt Nam tại Berlin (Đức) và thắt chặt quan hệ chiến lược với Lào. Hoạt động cung cấp thông tin chỉ chiếm khiêm tốn 8-14 % ngân sách (Biểu đồ 3.5) nhưng đã phải dành hơn nửa cho chương trình quảng bá, thâm nhập thị trường (truyền thống) Cam-pu-chia thông qua bảng quảng cáo, chương trình truyền thanh, truyền hình: 3,3 tỷ đồng năm 2012 (73% ngân sách của cung cấp thông tin) và 1,5 tỷ đồng năm 2013 (56%). Năm 2012, doanh nghiệp đóng góp khoảng 34% tổng chi phí nhưng sang năm 2013, doanh nghiệp hồn tồn khơng đóng góp vào chi phí này.

3.3.3. Thất bại nhà nước

Lợi ích của xúc tiến xuất khẩu mang tính lan tỏa và dài hạn nên rất khó xác định đầy đủ kết quả ngay trong thời điểm tiến hành. Hầu hết các báo cáo kết quả xúc tiến xuất khẩu mang tính định tính, chủ yếu dựa trên phiếu khảo sát trực tiếp doanh nghiệp hoặc thống kê số lượng đầu vào. Không khác nhiều so với báo cáo xúc tiến xuất khẩu của Cục Xúc tiến Thương mại, báo cáo kết quả của Trung tâm cũng gói gọn trong những thơng tin: tổng chi phí, số lượng doanh nghiệp, gian hàng, và gần đây được bổ sung thêm thông tin về số hợp đồng, giá trị giao dịch được tiến hành trong thời gian sự kiện. Công tác thống kê kết quả hoạt động xúc tiến xuất khẩu chưa được chuẩn hóa, chủ yếu dựa vào các phiếu đánh giá của doanh nghiệp và có khá nhiều lý do khiến cho kết quả thu được không phản ánh đúng thực tế và thiếu độ tin cậy. Cán bộ phụ trách dự án sẽ là người trực tiếp phát và thu phiếu đánh giá nên rất dễ loại bỏ những phiếu đánh giá khơng tích cực. Doanh nghiệp tham dự sự kiện thường chọn ơ hài lịng với sự kiện vì muốn giữ quan hệ tốt với cán bộ phụ trách dự án. Do thiếu qui định ràng buộc trách nhiệm và điều kiện để kiểm tra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, số liệu giá trị hợp đồng trong các báo cáo của doanh nghiệp cũng không phản ánh thực tế, thường có khuynh hướng khai khống lên hoặc che dấu. Vì thế, thơng tin tổng hợp sau mỗi sự kiện thường mang tính tơ hồng, khơng phản ánh đúng thực tế. Thiếu

thơng tin tin cậy, khách quan và lượng hóa chính xác, việc xác định chi phí thực tế cũng hết sức khó khăn, đặc biệt đối với các hoạt động diễn ra tại nước ngồi.

Với vai trị là cơ quan trực thuộc UBND, Trung tâm mặc nhiên được ưu tiên thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong kế hoạch của UBND TP.HCM. Dựa trên kế hoạch hàng năm đã được duyệt, Trung tâm tuần tự triển khai cho cả năm và hầu như không phải chịu áp lực thay thế, cạnh tranh. Doanh nghiệp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu chỉ có thể tham gia với vai trị nhà thầu thi công, cung ứng dịch vụ. Theo lãnh đạo Trung tâm, chi phí các hoạt động thường được xây dựng dựa trên kinh nghiệm. Thực tế, chi phí doanh nghiệp phải đóng (sau khi trừ các khoản được hỗ trợ từ ngân sách) cho một gian hàng hội chợ chuẩn (3x3 m) tại địa điểm Trung tâm Triển lãm đảo Kim Cương, thủ đô Phnôm Pênh, Cam-pu- chia vào khoảng 13 triệu đồng theo chương trình của Trung tâm; trong khi sự kiện tương tự của Cục kinh tế (Bộ Quốc phòng) thu 7 triệu đồng/gian hàng và Hội Hàng Việt Nam Chất lượng cao thu 11 triệu đồng/gian hàng (dù không nhận hỗ trợ từ ngân sách).

3.4.Tiểu kết

Phân tích hoạt động cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2013, nghiên cứu phát hiện ba điểm quan trọng:

Thứ nhất, ngân sách hiện phải bao cấp gần như toàn bộ hoạt động xúc tiến xuất khẩu do Trung tâm tổ chức. Nguồn thu từ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu chi phí của Trung tâm. Căn cứ trên vai trị tài trợ của nhà nước đối với xúc tiến xuất khẩu (Bảng 2.4), nguồn thu khác cần phải chiếm trên 50% chi phí tổ chức sự kiện, hội chợ, triển lãm, tổ chức đoàn khảo sát thị trường.

Thứ hai, Trung tâm đang dồn hầu hết nguồn lực vào chiến lược thâm nhập thị trường, hoạt động tổ chức sự kiện, hội chợ, triển lãm, và xem nhẹ hoạt động tổ chức đồn giao thương, cung cấp thơng tin và nghiên cứu thị trường. Một số hoạt động xúc tiến xuất khẩu mang tính chính trị, khơng thực sự gắn liền mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hay sửa chữa thất bại thị trường. Điều này trái ngược hoàn toàn với nhu cầu doanh nghiệp tăng cao về dịch vụ nghiên cứu thị trường, thông tin cơ hội giao thương, giới thiệu và thẩm định đối tác, khảo sát thị trường; và cắt giảm các hoạt động tham dự hội chợ, triển lãm. Về lý thuyết, cơ quan

xúc tiến xuất khẩu công lập cần ưu tiên tài trợ hoặc cung cấp những dịch vụ liên quan đến thông tin xuất khẩu, hỗ trợ chiến lược xâm nhập thị trường.

Thứ ba, xét trên cơ sở lý thuyết thất bại nhà nước liên quan đến nguồn cung quan liêu, Trung tâm gặp phải hai vấn đề thất bại nhà nước gồm thơng tin khơng hồn hảo và cạnh tranh hạn chế. Điều này có thể dẫn đến hậu quả (i) nguồn lực nhà nước được sử dụng không hiệu quả; (ii) động cơ cải tiến, nâng cao hiệu quả của tổ chức khơng được khuyến khích; và (iii) thúc đẩy động cơ tiêu cực gắn liền với tìm kiếm đặc quyền, đặc lợi và bảo vệ thế “độc quyền”.

CHƯƠNG 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

4.1.Kinh nghiệm trong nước

Sự thành công của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao (Hội Doanh nghiệp HVNCLC) là minh chứng cụ thể về việc đơn vị xúc tiến thương mại có thể tự chủ tài chính, khơng cần ngân sách bao cấp và phát triển dựa trên nguồn đóng góp của doanh nghiệp. Hội Doanh nghiệp HVNCLC chính thức thành lập vào ngày 14/4/2010, có khởi nguồn từ Chương trình “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” tổ chức năm 1996 bởi Báo Sài Gòn Tiếp Thị (trực thuộc Trung tâm) và Câu lạc bộ Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao (CLB Doanh nghiệp HVNCLC) thành lập năm 2001. Hiện nay, Hội Doanh nghiệp HVNCLC qui tụ hơn 522 hội viên doanh nghiệp; và là chủ quản của Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp cho HVNCLC và doanh nghiệp vừa và nhỏ, CLB Doanh nghiệp Dẫn đầu qui tụ trên cơ sở 100 thương hiệu mạnh, CLB Nhà đầu tư Thiên thần, CLB Đại sứ hàng Việt. Năm 2015, Hội Doanh nghiệp HVNCLC xác định chủ đề “Chinh phục thị trường 600 triệu người” của ASEAN, với chương trình XTTM ASEAN+1 cho doanh nghiệp, và chương trình đưa HVNCLC vào hệ thống siêu thị của Trung Quốc.

Sự lớn mạnh của Hội Doanh nghiệp HVNCLC diễn ra liên tục cả trong giai đoạn trực thuộc Trung tâm (1996-2008) và giai đoạn hoạt động độc lập (2008 đến nay) cho thấy môi trường hoạt động của Trung tâm không hẳn là thiếu điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hút nguồn lực khu vực tư và tiến đến tự chủ tài chính.

4.2.Kinh nghiệm quốc tế

Trong q trình tìm kiếm giải pháp chính sách, tác giả nghiên cứu hoạt động xúc tiến xuất khẩu cấp địa phương của ba quốc gia gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Malaysia (Biểu đồ 4.1). Mặc dù tồn tại cách biệt lớn về trình độ phát triển, mơ hình Hoa Kỳ gợi mở hướng giải quyết mang tính lâu dài, căn bản; bởi vì Hoa Kỳ hiện là nền kinh tế đạt GDP đứng đầu thế giới (năm 2014 là 17.419 tỷ đô-la), và là cái nôi của lý thuyết kinh tế học khu vực công. “Con rồng Châu Á” Trung Quốc không chỉ xuất khẩu dẫn đầu thế giới về giá trị (năm 2014 là hơn 2.300 tỷ đơ la) mà cịn dễ tiếp cận, học hỏi do có sự tương đồng trong cấu trúc bộ máy nhà nước. Malaysia từng gặt hái thành công trong thu hút đầu tư FDI vào ngành công

nghiệp điện, điện tử; xuất khẩu chuối chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản, và là quốc gia phát triển trong khối ASEAN; vì thế, kinh nghiệm của Malaysia có thể gợi mở giải pháp chuyển tiếp cho thời kỳ quá độ.

Điểm chính trong giải pháp của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Malaysia là tăng cường hợp tác công tư. Bằng nghiên cứu thực nghiệm dựa trên khảo sát 88 tổ chức xúc tiến xuất khẩu quốc gia, Lederman, Olarreaga và Payton (2006) kết luận rằng hiệu quả sẽ cao khi tổ chức xúc tiến xuất khẩu tạo điều kiện cho khu vực tư tham gia điều hành…

Biểu đồ 4.1. Tăng trưởng và giá trị xuất khẩu.

Tăng trưởng xuất khẩu 40 35 30 25 20 15 10 5 0 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Trung Quốc Hoa Kỳ Malaysia Việt Nam

Giá trị xuất khẩu

2.500 2.000 1.500 1.000 500 - 2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trademap (ITC).

4.2.1. Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Làm rõ vai trò nhà nước trong xúc tiến xuất khẩu tình huống trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 49)