- Siêu âm doppler động mạch chi dưới
1.2.11. Điều trị bệnh thận do đái tháo đường [3], [10]
Điều trị bệnh lý thận do đái tháo đường hết sức phức tạp và tốn kém đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối. Để điều trị bệnh lý thận đái tháo đường có hiệu quả phải có sự phối hợp của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như: Nội tiết, tim mạch, thần kinh, dinh dưỡng,nhãn khoa, tiêu hóa, thận học, phẫu thuật. Chỉ có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của các chuyên gia chúng ta mới hy vọng việc điều trị bệnh lý cầu thận đái tháo đường có hiệu quả.
+ Kiểm soát glucose huyết: Việc quản lý tốt mức glucose máu bằng liệu pháp điều trị tích cực sẽ làm giảm các biến chứng thận và làm chậm quá trình tiến triển đến các biến chứng thận.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2:
- Chưa có suy thận: Phối hợp thuốc để điều trị bằng mọi giá phải quản lý tốt glucose huyết.
- Bệnh nhân có suy thận độ II: Nên dùng insulin, nhiều tác giả khuyên nên dùng insulin sớm ngay sau khi bệnh nhân có biểu hiện thất bại thứ phát với thuốc sulfonylurea hoặc không đáp ứng với bất kỳ thuốc nào mặc dù chưa có suy thận.
+ Điều trị tăng huyết áp: Nhiều nghiên cứu cho thấy rõ vai trò của tăng huyết áp tới sự tiến triển bệnh lý cầu thận đái tháo đường. Đối với những trường hợp quản lý tốt glucose huyết và huyết áp tốt thì bệnh lý cầu thận giảm 50-70% so với chỉ quản lý tốt glucose huyết thì đạt 18% có cải thiện bệnh lý cầu thận đái tháo đường.
Ngày nay xu hướng điều trị là phải kết hợp nhiều loại thuốc hạ áp để duy trì số đo huyết áp hợp lý. Thuốc được lựa chon hàng đầu là ức chế men chuyển do có tác dụng làm giảm mức lọc cầu thận → giảm microalbumin niệu → giảm sự tiến triển của bệnh lý cầu thận đái tháo đường..
+ Điều trị tăng mỡ máu: Tăng mỡ máu được coi là yếu tố nguy cơ cao và là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh lý cầu thận đái tháo đường vì vậy phái điều trị tích cực tình trạng rối loạn mỡ máu đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường typ 2.
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu: Chỉ cần chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đái tháo đường là phải điều trị ngay không chờ kết quả cấy nước tiểu, đồng thời điều trị ngay các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn tiết niệu.
+ Chế độ ăn hạn chế protid: Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giảm protid có tác dụng giảm tình trạng tăng mức lọc cầu thận, giảm lực cầu thận , làm chậm tiến triển của bệnh cầu thận đái tháo đường. Lượng protid khuyên dùng từ 0,6-0,8 g/kg/ngày. Tuy nhiên có một số trường hợp do chế độ ăn giảm đạm có thể gây mệt mỏi, yếu cơ, giảm khả năng vận động và làm việc. Để tránh tình trạng này tùy từng trường hợp cụ thể để có chế độ ăn đạm thích hợp.
+ Kiểm tra nồng độ microalbumin niệu 6 tháng/lần/năm. + Điều trị tăng ure, creatinin:
- Lọc máu: Lọc máu chu kỳ; lọc máu tại nhà.
- Lọc màng bụng: Lọc màng bụng chu kỳ, lọc màng bụng liên tục qua đêm. + Các biện pháp khác: Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể thúc đẩy sự tiến triển của microalbumin niệu. Hơn nữa khi người có bệnh thận đái tháo đường sẽ tăng nguy cơ tử vong sớm vì bệnh tim mạch.
+ Theo dõi chức năng thận: Khi đã có protein niệu mục đích của điều trị là làm ngừng hoặc ít nhất là giảm tốc độ suy giảm chức năng thận.
+ Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch và bệnh tim mạch: Người bệnh có bệnh thận đái tháo đường thường có nguy cơ tim mạch và tử vong sớm đặc biệt cao. Vì vậy họ cần được sàng lọc cẩn thận về những yếu tố nguy cơ tim mạch và can thiệp tích cực. Các biện pháp can thiệp tích cực như: Hạ cholesterol, quản lý tốt số đo huyết áp đặc biệt bằng ức chế men chuyển, bỏ hút thuốc lá.
+ Phối hợp các phương pháp điều trị: Khi bệnh thận đái tháo đường tiến triển, điều trị trở nên ngày càng phức tạp và buộc phải nhiều phép trị liệu, bao gồm cả thay đổi lối sống. Lúc này việc cần làm là phải thành lập một nhóm các nhà chuyên môn bao gồm nhiều chuyên nghành như: Nội tiết, nhãn khoa,tim mạch , dinh dưỡng, thận học, phẫu thuật. Nhiệm vụ quan trọng của bác sỹ chuyên khoa đái tháo đường là điều phối những dịch vụ này để đảm bảo rằng điều trị của chuyên nghành này không làm ảnh hưởng đến những chuyên nghành khác.