Nguồn: Sở VH, TT & DL Hà Nội (2014).
3.2.3. Nhà cung cấp dịch vụ
Dịch vụ lưu trú
Hiện TP có 1.751 cơ sở lƣu trú phục vụ du lịch với hơn 25.532 buồng trong đó có 315 cơ sở đã đƣợc thẩm định đạt tiêu chuẩn và các hạng sao theo qui định, chiếm 58,3% với 14.894 buồng. Số khách sạn 5 sao là 12 khách sạn với 3.976 buồng, số khách sạn 4 sao là 10 khách sạn với 1.640 buồng; số còn lại là từ 1 sao đến 3 sao (Sở VH, TT & DL Hà Nội, 2014).
Dịch vụ ăn uống, ẩm thực
Tính đến hết năm 2013, tồn TP có 33.984 cơ sở dịch vụ ăn uống. Bên cạnh, các nhà hàng Âu, Á, Việt Nam tại các khách sạn lớn từ 3 - 5 sao; hệ thống các nhà hàng khác, các cửa hàng ăn nhanh, các quán ăn cũng phát triển khá phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu khách du lịch nội địa và quốc tế.
Cơ sở mua sắm
Hiện tại, chƣa có thống kê chính thức về số lƣợng, phân loại các cơ sở mua sắm dành cho khách du lịch. Tuy nhiên tổng hợp lại, các cơ sở mua sắm tập trung đông dành cho khách du lịch có thể đƣợc phân thành các loại sau (1) các cơ sở mua sắm tập trung tại khu vực phố cổ và phụ cận, (2) các cơ sở mua sắm tại các làng nghề du lịch, (3) các cơ sở mua sắm tại các điểm du lịch và (4) các cơ sở mua sắm tại các trung tâm thƣơng mại lớn trên toàn TP.
Dịch vụ vui chơi giải trí
Tại Hà Nội tập trung nhiều các cơ sở văn hố, giải trí nhƣ nhà hát, chiếu phim, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, các bảo tàng lớn, các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian nhƣ hát chèo, múa rối, ca trù…
Tính đến năm 2013, TP có 1.103 cơ sở nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Trên địa bàn TP cũng có khoảng trên 10 bảo tàng chủ yếu là bảo tàng quốc gia, các đoàn nghệ thuật của Trung ƣơng đóng trên địa bàn Hà Nội (NGTK, 2013).
Các công viên công cộng cũng là nét hấp dẫn đối với khách du lịch, hiện tại trên địa bàn TP có một số cơng viên lớn nhƣ công viên Thống Nhất, Bách Thảo, Thủ Lệ, Đống Đa, Lê Nin, Gandi,…
Tại các khách sạn từ 3 sao trở lên hầu hết đều có các tiện nghi, trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí nhƣ bể bơi, sân quần vợt, trung tâm thể thao, quầy rƣợu, câu lạc bộ đêm, vũ trƣờng, phòng hát, máy đánh bạc,... Ở khu vực ngoại thành cũng có các sân gơn Sóc Sơn, Vân Trì, Đồng Mơ để phục vụ khách du lịch.
Dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch
Tính đến hết năm 2014, tồn TP có 1.600 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành trong đó có khoảng gần 700 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1.100 xe ô tô chuyên dụng chở khách du lịch. Hà Nội cũng có khoảng hơn 91 doanh nghiệp đƣợc cấp phép vận chuyển taxi với 17.600 đầu xe và khoảng 2.000 lái xe (UBND TP Hà Nội, 2014). Việc vận chuyển khách du lịch bằng đƣờng
thuỷ (tàu du lịch trên sông Hồng) đƣợc triển khai nối các điểm du lịch của Hà Nội và địa phƣơng trong vùng dọc theo sơng Hồng. Ngồi ra, trong khu vực nội thành cũng có 4 doanh nghiệp vận chuyển khách bằng phƣơng tiện xích lơ; 2 doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch bằng xe điện và đƣợc TP quản lý chặt chẽ đồng thời quy định hạn chế trên một số tuyến phố nhất định.
Dịch vụ tư vấn du lịch
Dịch vụ này bao gồm các hoạt động tƣ vấn chuyên nghiệp về du lịch trong các lĩnh vực quy hoạch, thiết kế, nghiên cứu thị trƣờng, truyền thông quảng bá trong du lịch. TP là nơi đặt trụ sở chính của Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch, các công ty, và tổ chức chuyên quy hoạch, thiết kế về xây dựng và du lịch. Đồng thời, đây cũng là nơi tập trung một số cơng ty có năng lực về việc tiếp thị và quảng bá du lịch.
3.2.4. Ngành hỗ trợ
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Từ năm 2008, chức năng tham mƣu cho UBND TP Hà Nội về quản lý nhà nƣớc lĩnh vực du lịch chuyển về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Đến cuối năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ra quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại, Du lịch Hà Nội thực hiện chức năng xúc tiến du lịch từ Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Hà Nội (đang trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội), và tái lập lại Sở Du lịch Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn TP. Ngoài ra, chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch ở cấp quận, huyện do Phịng Văn hóa Thơng tin đảm nhiệm và thƣờng khơng có cán bộ chuyên trách.
Hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước
Hà Nội cũng đã thực hiện đƣợc một số hoạt động tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng trong và ngồi nƣớc, tổ chức các trung tâm thông tin du lịch tại các cửa ngõ đón khách du lịch, điểm du lịch quan trọng nhƣ sân bay quốc tế Nội Bài, khu vực Hồ Hoàn Kiếm; thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với các tổ chức, doanh
nghiệp du lịch trong và ngoài nƣớc, tham gia các diễn đàn và chƣơng trình hợp tác tiểu vùng, khu vực, vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội.
Các hiệp hội du lịch
Hiện nay, TP đã có Hiệp hội Du lịch Hà Nội đi vào hoạt động đƣợc nhiều năm. Trên địa bàn TP cũng là trụ sở hoạt động chính của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, một số câu lạc bộ về du lịch, và hƣớng dẫn viên du lịch. Ngoài ra, trên địa bàn TP cũng là nơi đóng trụ sở chính của các cơ quan đại diện xúc tiến du lịch của các nƣớc.
Các tổ chức quốc tế
Hà Nội cũng là nơi tập trung các tổ chức quốc tế hỗ trợ hoạt động du lịch. Trong những năm vừa qua, một số cơ quan nhƣ dự án đào tạo nguồn nhân lực du lịch của EU, hay cơ quan hợp tác Việt nam – Singapore cũng đã có những đóng góp quan trọng trong việc cải thiện môi trƣờng và chất lƣợng du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, về phía ngành du lịch TP cũng chƣa có sự hợp tác, và gắn kết chặt chẽ với các cơ quan này.
Cơ sở đào tạo
Tính đến năm 2013, trên địa bàn TP có 112 trƣờng cao đẳng và đại học, 336 cơ sở dạy nghề. Chỉ tính riêng các cơ sở đại học có đào tạo về du lịch, tính bình qn trong những năm gần đây, các trƣờng trên địa bàn Hà Nội có chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm khoảng 2.300 sinh viên. Riêng trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội đào tạo các ngành học chuyên về du lịch mỗi năm cũng đào tạo khoảng trên 1.000 sinh viên gồm các ngành nghề khách sạn, lữ hành, hƣớng dẫn du lịch, nấu ăn,… Ngoài ra, tại nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp cũng mở các hình thức đào tạo khác nhƣ tại chức mỗi năm lên đến hàng nghìn sinh viên.
Ngân hàng, bảo hiểm
Trên địa bàn TP có khoảng 30 ngân hàng trong và ngoài nƣớc đặt trụ sở, chi nhánh giao dịch. Trong đó, có một số ngân hàng nƣớc ngồi, liên doanh với nƣớc ngồi đã có mặt tại Hà Nội nhƣ ANZ, Citibank, Deutsche Bank, Hong Leong, HSBC, Indovina bank, Shinhan, Standard
Chartered, Việt - Lào, Việt - Nga, Việt - Thái. Các ngân hàng này hầu hết đã có những dịch vụ về thanh tốn và bảo hiểm cho khách du lịch.
Nguồn vốn
Về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
TP đã triển khai 6 dự án (409,746 tỷ đồng xây dựng 02 tuyến đƣờng từ quốc lộ 3 vào cửa Tây, cửa Nam và bãi đỗ xe khu di tích Cổ Loa, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật múa rối nƣớc Đào Thục, xây dựng đƣờng giao thông tại khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc (UBND TP Hà Nội, 2012).
Tỉnh Hà Tây (cũ) đã xây dựng một số cơng trình nhƣ đƣờng Cầu Hội - Hƣơng Sơn và các bến xe; cơng trình cải tạo suối Yến; đƣờng hai bờ suối Yến; đƣờng vào và đƣờng nội bộ Khu du lịch hồ Suối Hai; đƣờng Khu du lịch hồ Đồng Mô; đƣờng từ quốc lộ 21 vào Đồi Cấm, đƣờng vào Khu du lịch chùa Thầy; hạ tầng du lịch khu vực chùa Tây Phƣơng; đƣờng nối Vƣờn Quốc gia Ba Vì - Ao Vua và một số cơng trình đƣờng vào làng nghề du lịch Vạn Phúc, Đa Sỹ, Phú Vinh, Nhị Khê, Chuyên Mỹ (UBND TP Hà Nội, 2012).
Về đầu tư vào các điểm du lịch
Tại khu vực nội thành, Hà Nội cũng đã có những đề án phát triển các sản phẩm du lịch, tổ chức các dịch vụ nhằm bổ sung thêm các hoạt động thu hút khách du lịch tại khu vực phố cổ. TP đã tổ chức đƣờng phố ẩm thực Tống Duy Tân; phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Đƣờng - Đồng Xuân phục vụ 3 tối cuối tuần và Chợ đêm Đồng Xuân, tạo điểm đến buổi tối cho khách; các chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trình diễn hoạt động văn hóa tại khu vực phố cổ,…
TP cũng đã đầu tƣ phục chế, tơn tạo các di tích lịch sử nhƣ cơng trình Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thành cổ Hà Nội; chùa Hƣơng.
Tuy nhiên, do việc đầu tƣ quá dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm và chƣa quan tâm đến hiệu quả khai thác, chƣa nghiên cứu kỹ đến nhu cầu của khách du lịch, cũng nhƣ yếu kém trong
quản lý đã làm cho tính hiệu quả của các đề án, dự án này không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.
Về đầu tư của các doanh nghiệp du lịch
Hà Nội đã chủ trƣơng tập trung thu hút đầu tƣ vào khách sạn 3-5 sao, và đến nay đã có 52 khách sạn đƣợc xếp hạng 3-5 sao với hơn 7.691 buồng lƣu trú (xem chi tiết tại Phụ lục 17). Việc đầu tƣ xây dựng mới các khu, điểm vui chơi giải trí chủ yếu đƣợc triển khai mạnh ở khu vực Ba Vì - Sơn Tây và một số huyện ngoại thành. Tuy nhiên cho đến nay, chỉ có một số rất ít dự án đầu tƣ du lịch đã triển khai đi vào hoạt động, còn lại các dự án khác tiến độ triển khai sau một số năm đến nay vẫn rất chậm.
Nhìn chung, việc đầu tƣ của các doanh nghiệp du lịch cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, đối với việc đầu tƣ vào các khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao. Hà Nội có nhiều hạn chế để thu hút đầu tƣ vì các khách sạn này yêu cầu cần có quỹ đất, vị trí đẹp. Đối với các khu vui chơi giải trí, các dự án đầu tƣ cho đến nay cũng chỉ thu hút đƣợc chủ yếu các nhà đầu tƣ nội địa, với các dịch vụ chỉ thu hút đƣợc khách là ngƣời dân TP nghỉ cuối tuần và phục vụ đối tƣợng thu nhập không cao. Các doanh nghiệp lữ hành nhỏ chủ yếu sao chép từ các công ty lớn, hoạt động xây dựng các tour du lịch mới cịn nhiều yếu kém và chƣa đƣợc quan tâm.
Viễn thơng
Có thể nói, trong những năm qua, hệ thống bƣu chính, viễn thơng đƣợc nâng cấp, phát triển nhanh, đạt tiêu chuẩn tiên tiến so với khu vực và thế giới. Hệ thống mạng di động cùng với giá dịch vụ viễn thông và internet khá rẻ đã phục vụ tốt cho ngành du lịch.
Y tế
Trên địa bàn TP có 737 cơ sở y tế từ tuyến trung ƣơng đến cơ sở, trong đó có 70 bệnh viện. Trong số đó, có các cơ sở y tế có chun mơn tƣơng đối cao, có tổ chức các dịch vụ khám chữa bệnh phục vụ khách du lịch nhƣ bệnh viện Việt Pháp, Bạch Mai, Việt Đức, Châm cứu Trung ƣơng, Y học cổ truyền, Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Đặc biệt, trong những năm
qua, đã có một số khách du lịch nƣớc ngồi đến bệnh viện Châm cứu Trung ƣơng để khám, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.
Cơ chế liên kết
Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng; chính vì vậy, để có thể hoạt động hiệu quả ngành du lịch phải liên kết hiệu quả với các ngành khác (giao thông, điện, viễn thông, môi trƣờng, xây dựng,…), các địa phƣơng, và các tỉnh, TP khác ở trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, trong những năm qua, các cơ chế phối hợp giữa ngành du lịch với các ngành, địa phƣơng, các tỉnh không thật sự rõ ràng, thiết thực và có hiệu quả.
Cộng đồng dân cư
Cộng đồng dân cƣ đóng vai trị quan trọng trong phát triển du lịch. Liên quan trực tiếp nhất đó là cộng đồng dân cƣ tại các điểm du lịch. Trong những năm qua, TP cũng có một vài hoạt động nhƣ tổ chức các lớp học về văn hóa du lịch cho cộng đồng tại các điểm du lịch. Tuy nhiên, các hoạt động này nhìn chung khơng thiết thực, hiệu quả . Chính vì vậy, Hà Nội vẫn chƣa thu hút đƣợc cộng đồng dân cƣ tham gia làm du lịch, tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động du lịch diễn ra đƣợc lành mạnh, tạo ấn tƣợng tốt cho du khách.
Vai trò nhà nƣớc
Bối cảnh cho chiến lƣợc và cạnh tranh
Điều kiện nhân tố đầu vào
Điều kiện cầu
Các ngành hỗ trợ và có liên quan
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI
4.1. . Lý thuyết về cụm ngành
Theo Porter (2008), chất lƣợng của môi trƣờng kinh doanh thƣờng đƣợc đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát gồm (i) các điều kiện nhân tố đầu vào, (ii) các điều kiện cầu, (iii) các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan và (iv) chiến lƣợc công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa.
Theo khung phân tích mơ hình kim cƣơng của Porter, bốn nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Hà Nội đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Hình 4.1. Mơ hình kim cƣơng
4.2. . Các điều kiện về nhân tố đầu vào 4.2.1. . Tài nguyên du lịch
Xét về tài nguyên du lịch, Hà Nội đƣợc đánh giá là điểm đến hấp dẫn về khía cạnh tài nguyên du lịch nhân văn và các giá trị truyền thống.
So với Băng Cốc (Thái Lan) là TP có những giá trị nổi trội về các ngôi chùa Thái với quy mô lớn, bề thế. Tuy nhiên, giá trị nổi bật của Hà Nội đó là sự đa dạng của các di tích văn hóa - lịch sử - kiến trúc. Hà Nội có truyền thống nghìn năm, với các di tích qua nhiều thời kỳ từ phong kiến, Pháp thuộc đến hiện đại. Các di tích ở Hà Nội tuy khơng to lớn, nhƣng giá trị của nó lại thể hiện ở vẻ đẹp cổ kính, đơn sơ, mộc mạc và hài hịa với khung cảnh thiên nhiên.
Hà Nội cũng có những giá trị nổi trội so với Băng Cốc về các lễ hội truyền thống. Trên địa bàn TP, hàng năm có hàng nghìn lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm với những nét đặc sắc riêng biệt ở mỗi địa phƣơng (xem thêm Phụ lục 1).
Hà Nội cũng có lợi thế với khả năng kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng khác nhƣ Hạ Long (Quảng Ninh), Sapa (Lào
Cai), Ninh Bình là những nơi hấp dẫn khách du lịch nhất ở phía Bắc.
Điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra về khách du lịch quốc tế, nhìn chung, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch ln là tiêu chí hàng đầu quyết định đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Hà Nội, và cũng là ấn tƣợng tốt nhất khi khách du lịch
Hộp 4.1. Các sản phẩm du lịch của Hà Nội
Các sản phẩm du lịch mà Hà Nội có thể phát triển đó là các điểm du lịch trong nội đô. Các điểm du lịch ở ngoại thành cũng có thể phát triển nhƣ Cổ Loa, chùa Hƣơng hay Ba Vì. Nhƣng thực tế, những điểm du lịch trên phát triển thời gian qua cũng không tốt.
Theo quan điểm của tôi, Hà Nội cũng không quá câu nệ phải xây dựng sản phẩm du lịch bằng các điểm du lịch nằm trên địa bàn của mình. Hà Nội nên coi những điểm du lịch ở các tỉnh xung quanh là điểm du lịch của mình. Có nhƣ vậy, sản phẩm