Quy trình của cơng tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ công an nhân dân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác phát triển đảng viên ở đảng bộ trại tạm giam số 1, công an thành phố hà nội hiện nay 1 101 (Trang 28 - 36)

phải xây dựng chƣơng trình, kế hoạch cụ thể, sáng tạo, sát thực tế ở cơ sở, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của cấp uỷ đến các chi bộ và đội ngũ đảng viên là cán bộ, chiến sĩ trong công tác phát triển đảng viên trong quần chúng ƣu tú các đơn vị

1.2.2.3. Kiểm tra, giám sát và tổng kết đánh giá việc thực hiện kếhoạch bồi dưỡng và kết nạp đảng viên hoạch bồi dưỡng và kết nạp đảng viên

Công tác phát triển đảng viên cần đƣợc kiểm tra chặt chẽ, thƣờng xuyên và kịp thời của các Đảng bộ cơ sở công an nhân dân.

Sự lãnh chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra thƣờng xuyên của Đảng ủy các đơn vị đối với công tác giáo dục, bồi dƣỡng, kết nạp và rèn luyện đảng viên dự bị luôn giữ vai trị quan trọng. Đảng ủy các đơn vị khi có nhận thức đúng về tầm quan trọng của cơng tác này sẽ là điều kiện bảo đảm cho chất lƣợng công tác ngày càng đƣợc nâng cao, tránh hiện tƣợng hình thức hoặc xem nhẹ cơng tác này.

1.2.3. Quy trình của cơng tác phát triển đảng viên trong Đảng bộcông an nhân dân công an nhân dân

Căn cứ vào Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Hƣớng dẫn thi hành Điều lệ Đảng; căn cứ vào tình hình và những điều kiện cụ thể của Đảng bộ cơ sở công an nhân dân. Công tác phát triển đảng viên trong cán bộ, chiến sĩ tại Đảng bộ đƣợc thực hiện theo các bƣớc:

Bước 1, giới thiệu cán bộ, chiến sĩ ưu tú học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

Hàng năm, Đảng uỷ thông báo mở từ 1 đến 2 đợt học lớp bồi dƣỡng nhận thức về Đảng đến các chi bộ và cả chi đoàn. Đối chiếu các tiêu chuẩn trong thơng báo các chi đồn tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu

quần chúng ƣu tú cho Đoàn Thanh niên đơn vị xem xét. Đoàn Thanh niên giới thiệu cho Chi bộ xem xét.

Khi đƣợc chi bộ nhất trí, chi ủy đề nghị Đảng ủy đơn vị xét cử quần chúng ƣu tú đi học lớp bồi dƣỡng nhận thức về Đảng do Đảng ủy đơn vị đó tổ chức.

Bước 2, quần chúng ưu tú làm đơn xin vào Đảng và kê khai lý lịch

Khi đƣợc chi bộ đồng ý cho làm thủ tục kết nạp, đồng chí chi ủy viên hoặc đảng viên đƣợc phân công giúp đỡ, hƣớng dẫn quần chúng ƣu tú tự viết đơn xin vào Đảng (khơng đánh máy), trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tƣởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

Bước 3, chi bộ thẩm tra lí lịch

Trƣớc tiên là những ngƣời cần thẩm tra về lý lịch, đó là: cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc ngƣời thân trực tiếp nuôi dƣỡng bản thân; vợ, chồng của ngƣời vào Đảng (ngƣời thân).

Kế đến là nội dung thẩm tra, đối với ngƣời vào Đảng: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay, về chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Đối với ngƣời thân: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.

Cuối cùng là phƣơng pháp thẩm tra, nếu biết rõ những ngƣời thân của ngƣời vào Đảng đang là đảng viên, trong lý lịch ngƣời vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì khơng phải thẩm tra, xác minh lại, chỉ nội dung nào chƣa rõ thì thẩm tra, xác minh lại nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (quê quán hoặc nơi cƣ trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chƣa rõ thì đến Ban Tổ chức Huyện ủy để thẩm tra làm rõ.

Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của ngƣời vào Đảng và những ngƣời thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở

Đảng từ đời ơng, bà nội đến nay thì Chi uỷ báo cáo với Chi bộ, Chi bộ kết luận, cấp ủỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch; khơng cần có bản thẩm tra riêng.

Việc thẩm tra lý lịch của ngƣời vào Đảng trong lực lƣợng vũ trang đƣợc đối chiếu với lý lịch của ngƣời đó khai khi nhập ngũ hoặc khi đƣợc tuyển dụng. Nếu nội dung nào chƣa rõ phải tiến hành thẩm tra để làm rõ.

Đối với ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột, con, nếu có vấn đề nghi vấn về chính trị ở trƣờng hợp nào thì xác minh riêng từng trƣờng hợp đó.

Chi bộ và cấp ủy, nơi có ngƣời vào Đảng có trách nhiệm kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của ngƣời vào Đảng (Chi uỷ chƣa nhận xét và cấp Uỷ cơ sở chƣa chứng nhận ký tên, đóng dấu vào lý lịch); cử đảng viên đi thẩm tra hoặc gửi phiếu thẩm tra đến cấp Uỷ cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của ngƣời vào Đảng.

Cấp uỷ cơ sở và cơ quan nơi đƣợc yêu cầu xác nhận lý lịch có trách nhiệm: chỉ đạo Chi uỷ hoặc Bí thƣ Chi bộ (nơi chƣa có Chi uỷ) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhập vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra, báo cáo cấp uỷ cơ sở; cấp uỷ cơ sở thẩm định, ghi nội dung xác nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra gửi cho cấp uỷ cơ sở có yêu cầu; nếu gửi phiếu thẩm tra theo đƣờng cơng văn thì khơng để chậm q 30 ngày (trong nƣớc).

Đảng viên đƣợc cử đi thẩm tra lý lịch phải công tâm, am hiểu nghiệp vụ và có hiểu biết về ngƣời vào Đảng; kết thúc đợt thẩm tra phải làm văn bản báo cáo trung thực với cấp uỷ những nội dung đƣợc giao thẩm tra và chịu trách nhiệm trƣớc Đảng về những nội dung đó. Đảng viên ở các cơ quan hƣởng ngân sách Nhà nƣớc, các doanh nghiệp đi thẩm tra lý lịch ngƣời vào Đảng thì đƣợc thanh tốn cơng tác phí theo quy định hiện hành của Đảng và

Nhà nƣớc; ở các đơn vị khác thì đƣợc vận dụng theo chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng.

Bước 4, chuẩn bị hồ sơ và thủ tục kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng

Đảng viên “ngƣời cùng công tác với ngƣời vào Đảng” là đảng viên chính thức, cùng hoạt động (cơng tác, lao động, học tập) ít nhất 12 tháng với ngƣời đƣợc giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của Đảng bộ, Chi bộ cơ sở. Nếu đảng viên giúp đỡ ngƣời vào Đảng chuyển công tác, nghỉ hƣu, thay đổi nơi cƣ trú đến Đảng bộ cơ sở khác, bị kỷ luật... thì Chi bộ phân cơng đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ ngƣời vào Đảng (khơng nhất thiết đảng viên đó cùng hoạt động với ngƣời vào Đảng ít nhất 12 tháng).

Đảng viên chính thức đƣợc phân công giúp đỡ ngƣời vào Đảng khi làm hồ sơ kết nạp phải viết “Giấy giới thiệu ngƣời vào Đảng”, nêu rõ những điểm chính về lý lịch, phẩm chất chính trị, nhận thức về Đảng, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng của ngƣời vào Đảng, chịu trách nhiệm trƣớc Đảng về những nội dung đó.

Ban Chấp hành Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc Chi đoàn cơ sở xem xét ra “Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ƣu tú vào Đảng”, Nghị quyết cần nêu rõ những ƣu, khuyết điểm của đoàn viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực cơng tác, quan hệ quần chúng; số thành viên tán thành, số thành viên khơng tán thành giới thiệu đồn viên vào Đảng và chịu trách nhiệm về những nội dung đó. Nghị quyết này đƣợc gửi kèm theo Nghị quyết đề nghị của Chi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt.

Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi lãnh đạo của Chi bộ mà ngƣời vào Đảng là thành viên hoặc lấy ý kiến trực tiếp hoặc gửi phiếu lấy ý kiến Chi uỷ hoặc Chi bộ (nơi chƣa có Chi uỷ) nơi cƣ trú của ngƣời vào Đảng. Sau đó, Chi uỷ nơi có ngƣời vào

Đảng tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi làm việc và Chi uỷ nơi cƣ trú đối với ngƣời vào Đảng, kèm theo hai văn bản nêu trên để báo cáo Chi bộ.

Chi bộ xem xét hồ sơ kết nạp Đảng: “Đơn xin vào Đảng”; lý lịch của ngƣời vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; Nghị quyết giới thiệu đồn viên của Ban Chấp hành Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc Nghị quyết giới thiệu đồn viên cơng đồn của Ban Chấp hành Cơng đồn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc và Chi uỷ nơi cƣ trú. Nếu đƣợc hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên tán thành kết nạp ngƣời vào Đảng thì Chi bộ ra Nghị quyết đề nghị cấp Uỷ cấp trên xem xét, quyết định.

Nghị quyết nêu rõ kết luận của Chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ƣu khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng... của ngƣời vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, khơng tán thành, lý do khơng tán thành.

Ở những nơi có Đảng uỷ bộ phận thì Đảng uỷ bộ phận thẩm định Nghị quyết của Chi bộ về kết nạp đảng viên. Trƣớc khi đƣa ra Đảng uỷ cơ sở xem xét, Ban Thƣờng vụ phải tiến hành kiểm tra lại hồ sơ lý lịch của ngƣời vào Đảng và các văn bản của Chi bộ hoặc Đảng uỷ bộ phận (nếu có). Tập thể Đảng uỷ cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu đƣợc hai phần ba số cấp uỷ viên trở lên tán thành thì ra Nghị quyết đề nghị cấp Uỷ cấp trên xét kết nạp. Nếu Đảng uỷ cơ sở đƣợc uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do Đảng uỷ cơ sở đó ra quyết định kết nạp.

Đảng ủy đơn vị ra Quyết định kết nạp quần chúng ƣu tú vào Đảng. Sau khi nhận đƣợc Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp Uỷ cơ sở, Văn phòng Đảng ủy các đơn vị sẽ tiến hành thẩm định lại. Đảng ủy họp xét, nếu đƣợc trên một nửa số thành viên trong Đảng ủy đồng ý thì ra Nghị quyết kết nạp đảng viên và đề nghị về chi ủy kết nạp. Đối với Đảng uỷ cơ sở

đƣợc uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì phải đƣợc ít nhất hai phần ba cấp uỷ viên đƣơng nhiệm đồng ý mới đƣợc ra quyết định kết nạp đảng viên.

Khi Chi bộ có Nghị quyết đề nghị kết nạp, cấp Uỷ có thẩm quyền phải xem xét quyết định và thông báo kết quả cho Chi bộ, không đƣợc để chậm quá 60 ngày; nếu quá thời hạn trên mà khơng có lý do chính đáng thì cấp uỷ phải kiểm điểm trách nhiệm trƣớc cấp Uỷ cấp trên.

Trƣờng hợp ngƣời vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, khơng thuộc thẩm quyền quyết định của cấp uỷ (theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo Ban Thƣờng vụ Đảng bộ , nếu đƣợc sự đồng ý bằng văn bản thì cấp uỷ có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp.

Bước 5, tổ chức lễ kết nạp đảng viên là cán bộ, chiến sĩ

Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền, chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên kịp thời, không để chậm quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc Quyết định.

Lễ kết nạp đảng viên phải đƣợc tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng ngƣời một (nếu kết nạp từ hai ngƣời trở lên trong cùng một buổi lễ). Sau lễ kết nạp, Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dƣỡng đảng viên mới, đƣợc Đảng ủy đơn vị cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ƣơng.

Bước 6, chuyển Đảng chính thức cho đảng viên dự bị là cán bộ, chiến

Sau 12 tháng, kể từ ngày Chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị phải viết bản tự kiểm điểm nộp cho Bí thƣ Chi bộ nêu rõ ƣu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; Đề nghị Chi bộ xét, cơng nhận đảng viên chính thức.

Đồng thời, sau 12 tháng, kể từ ngày Chi bộ kết nạp, đảng viên đƣợc phân công giúp đỡ viết bản nhận xét đảng viên dự bị nộp cho Bí thƣ Chi bộ nêu rõ ƣu điểm, khuyết điểm về lập trƣờng tƣ tƣởng, nhận thức về Đảng, đạo

đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao của đảng viên dự bị; báo cáo Chi bộ.

Đoàn Thanh niên đơn vị tổ chức họp cho ý kiến nhận xét chuyển đảng chính thức đối với Đảng viên dự bị và chuyển hồ sơ lên Đảng ủy.

Chi uỷ có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đồn thể chính trị - xã hội mà ngƣời đó là thành viên; ý kiến nhận xét của Chi uỷ hoặc Chi bộ (nơi chƣa có Chi uỷ) nơi cƣ trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo Chi bộ.

Nếu đƣợc hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý chuyển chính thức cho đảng viên dự bị thì Chi bộ ra Nghị quyết đề nghị Đảng ủy xem xét, quyết định.

Nghị quyết nêu rõ kết luận của Chi bộ về ý thức chính trị; ƣu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; kết quả học tập và tham gia các phong trào đoàn - hội; quan hệ quần chúng, việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên... của đảng viên dự bị; số đảng viên chính thức tán thành, khơng tán thành.

Sau khi nhận đƣợc hồ sơ của Chi bộ, Đảng ủy kiểm tra các hồ sơ về thủ tục (các loại văn bản, thời gian đã hợp lệ,…) và chuyển hồ sơ về cho Ban Tổ chức - Bảo vệ Chính trị nội bộ tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu, xây dựng Tờ trình đề nghị chuyển Đảng chính thức gửi các đồng chí Đảng ủy viên nghiên cứu. Ban Chấp hành Đảng bộ tiến hành họp xét, nếu đƣợc ít nhất hai phần ba đảng uỷ viên đƣơng nhiệm đồng ý mới đƣợc ra quyết định chuyển chính thức. Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền cơng nhận đảng viên chính thức, Chi uỷ cơng bố Quyết định trong kỳ sinh hoạt Chi bộ gần nhất.

Tiểu kết chƣơng 1

Công tác phát triển đảng viên là một trong những vấn đề cơ bản của công tác xây dựng Đảng, là hoạt động bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của Đảng. Để làm tốt cơng tác phát triển đảng viên nói chung và cơng tác phát

triển đảng viên trong Đảng bộ cơ sở Cơng an nhân dân nói riêng, vấn đề cơ bản là phải xác định đúng nội dung công tác phát triển đảng viên, điều kiện để trở thành đảng viên, xây dựng các tiêu chí về tiêu chuẩn đảng viên trong từng giai đoạn cách mạng; chú trọng thành phần, cơ cấu đảng viên mới kết nạp; kết hợp việc tăng thêm số lƣợng với việc sàng lọc đƣa những đảng viên khơng đủ tƣ cách, thối hố, biến chất ra khỏi Đảng; thực hiện nghiêm túc các quy trình, thủ tục kết nạp đảng viên. Phát triển đảng viên phải coi trọng cả số lƣợng lẫn chất lƣợng và cơ cấu; trong đó, chất lƣợng là mục tiêu hàng đầu, khơng chạy theo số lƣợng và phải trên cơ sở tiêu chuẩn đảng viên.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác phát triển đảng viên ở đảng bộ trại tạm giam số 1, công an thành phố hà nội hiện nay 1 101 (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w