Các nhóm giải pháp

Một phần của tài liệu Những lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp của tập đoàn siam cement (SCG) (Trang 72 - 77)

6. Cấu trúc của luận văn:

3.1 Các nhóm giải pháp

Trên cơ sở những phân tich, đánh giá về thực trạng CSR của SCG, cộng với tham khảo kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài như Toyota, nhóm nghiên cứu đưa ra gói giải pháp để tăng cường thực hiện và nâng cao hiệu quả của CSR đơi với SCG.

Gói giải pháp này được chia làm 4 nhóm giải pháp: - Nhóm giải pháp mang tinh kỹ thuật.

- Nhóm giải pháp về con người. - Nhóm giải pháp về tài chinh.

- Thúc đẩy vai trị của lãnh đạo doanh nghiệp v ới CSR

3.1.1 Nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật

Về cơ bản nhóm giải pháp này gôm 3 giải pháp chinh: Hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện CSR (1), Tăng cường áp dụng các chuẩn mực liên quan tới CSR (2) và cải thiện hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc thực hiện CSR (3).

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện CSR.

Bộ quy tắc ứng xử riêng của SCG cần được bổ sung, hoàn thiện chặt chẽ hơn nữa về các điều khoản, các quy tắc trong đó. Có như vậy bộ quy tắc ứng xử mới phát huy được vai trò to lớn định hướng đúng đắn cho các hoạt động CSR của công ty. Song song với việc hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử SCG cũng cần phải xây dựng và phát triển văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết nó xun st toàn thể công ty sao cho chi tiết, rõ ràng dễ hiểu nhất. Có như thế những quan điểm, chinh sách và phương thức thực hiện CSR mới được thực hiện chuẩn xác và hiệu quả nhất. Ngoài ra, SCG cũng nên hoàn thiện hơn nữa hệ thông các văn bản Pháp quy bao gôm: các văn bản quy định chung của Pháp luật; các quy chế áp dụng trong công ty…

Tăng cường áp dụng các chuẩn mực liên quan tới CSR.

SCG cần đẩy mạnh thực hiện tôt hơn nữa các chuẩn mực CSR mà công ty đã đạt được như “tiêu chuẩn SA 8000” về xây dựng môi trường lao động lành mạnh, an toàn, hiệu quả; “tiêu chuẩn ISO 14000” là tiêu chuẩn quôc tế về quản lý môi trường. Để thực hiện tôt hơn các chuẩn mực CSR, SCG cần chú trọng hơn nữa áp dụng các tiêu chuẩn CSR khác như tiêu chuẩn ISO 9000 là tiêu chuẩn hệ thông quản lý chất lượng, ISO 26000 là tiêu chuẩn hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Tăng cường áp dụng các chuẩn mực liên quan tới CSR sẽ giúp cho SCG nhận được tin nhiệm hơn nữa từ phia cộng đông và xã hội.

Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc thực hiện CSR.

Phát triển và hoàn thiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật hơn nữa sẽ giúp cho SCG thực hiện các chuẩn mực CSR được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc ứng dụng những thành tựu về CNTT đã đem lại những thành quả nhất định cho SCG. Vì thế,

SCG cần đẩy mạnh phát huy vai trị của hệ thơng quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP cũng như giải pháp quản lý nguôn nhân lực tổng thể Histaff hơn nữa sao cho bài bản và có quy mơ bằng cách hoàn thiện hệ thơng cơ sở dữ liệu, các chương trình phần mềm… Bên cạnh việc phát huy tôi đa hạ tầng cơ sở CNTT kỹ thuật cao thì SCG cũng cần xem xét tăng cường hoạt động của hạ tầng cơ sở kỹ thuật truyền thông như hệ thông thông tin liên lạc truyền thơng qua hịm thư, bảng tin, điện thoại, văn bản bằng giấy… Việc tăng cường, phát triển song song hai hệ thông sẽ hỗ trợ nhau tich cực giúp cho SCG thực hiện CSR được dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, SCG nên tiến hành việc duy trì bảo dưỡng trang thiết bị máy móc dây chuyền sản xuất thường xun, định kì. Có như thế SCG mới có thể duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cũng như vệ sinh môi trường, an toàn một cách tơt nhất.

3.1.2 Nhóm giải pháp về con người

Thành lập, tổ chức cơ quan chuyên trách CSR trong doanh nghiệp.

Thành lập tổ chức cơ quan chuyên trách CSR sẽ giúp cho SCG có thể thực hiện các hoạt động CSR một cách tập trung và đúng đắn nhất. Mặc dù hiện nay, SCG cũng đã có 1 sơ bộ phận phụ trách thực hiện 1 phần các hoạt động CSR vi dụ như bộ phận Tuân Thủ Đảm Trách hay bộ phận tiếp nhận thông tin 24/24. Tuy nhiên các bộ phận này còn hoạt động đơn lẻ, chưa tập trung và thơng nhất do đó chưa phát huy được vai trị của mình. SCG có thể áp dụng mơ hình của Toyota về việc xây dựng bộ máy chuyên nghiệp thực hiện CSR với đội ngũ giỏi về chuyên môn CSR. Đội ngũ này sẽ dẫn dắt tập thể công ty thực hiện các chuẩn mực CSR một cách đúng đắn nhất.

Phát huy vai trị của cơng đồn SCG

Cơng đoàn là đại diện của người lao động là cơ quan đảm bảo quyền lợi cho người lao động, là cầu nơi giữa giới chủ với người lao động. Do đó SCG cần phải hoàn thiện cơ cấu cũng như cách hoạt động của Cơng Đoàn cơng ty thơng qua các khóa, đào tạo nghiệp vụ và nâng cao nhận thức của cán bộ công đoàn về CSR … nhằm phát huy được tôt hơn nữa vai trị của Cơng đoàn. Có như thế thì các hoạt

động CSR đơi với người lao động mới được đảm bảo một cách tôt nhất cũng như các tư tưởng CSR sẽ được truyền bá tôt nhất cho nhân viên công ty.

Đào tạo, nâng cao nhận thức và khả năng của người lao động về CSR và CSR trong chính bản thân doanh nghiệp.

Nhìn chung nhận thức về CSR của đội ngũ nhân viên ở SCG vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đơng bộ ở các cấp. Do đó, tác giả đề xuất SCG nên thực hiện 2 giải pháp song song: Hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người lao động về CSR; Đào

tạo, nâng cao khả năng thực thi CSR cho người lao động. Để tiến hành các giải

pháp đó thì SCG nên đẩy mạnh phơi hợp, hợp tác với các trung tâm viện nghiên cứu về CSR có uy tin ở Việt Nam cũng như trên thế giới như UNIDO, ILO, UNEP… nhằm đưa ra các giải pháp, các chương trình đào tạo về CSR phù hợp cho nhân viên của cơng ty.

3.1.3 Nhóm giải pháp về tài chính

Tài chinh là một yếu tơ quan trọng, quyết định tới sự thành công của CSR của doanh nghiệp. Vì thế có được một ngn tài chinh dôi dào và sử dụng hiệu quả ngn tài chinh đó sẽ giúp SCG có thể thực hiện được tôt hơn nữa các chuẩn mực CSR. Tác giả đã đưa ra 3 giải pháp cho vấn đề này:

Thành lập quỹ phục vụ cho các chương trình CSR

Mặc dù SCG đã có những ngn ngân quỹ riêng để thực hiện một sơ hoạt động có liên quan đến CSR như Quỹ phúc lợi xã hội, Quỹ hỗ trợ thất nghiệp, thôi việc … Tuy nhiên công ty nên thành lập 1 quỹ chuyên trách phục vụ cho các chương trình CSR của cơng ty. Quỹ này sẽ giúp cho cơng ty có được một ngn ngân quỹ dơi dào, ổn định, tập trung và dễ quản lý sử dụng nguôn ngân sách có hiệu quả hơn nữa. Hiệu quả hoạt động của Quỹ chun trách này chúng ta có thể nhìn thấy từ trường hợp của KPMG ta thấy được Quỹ KPMG đã giúp cho các hoạt động CSR của công ty được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Ngoài việc huy động ngân quỹ cho các hoạt động CSR từ nội tại cơng ty như hiện nay thì SCG nên đẩy mạnh các hoạt động huy động vôn ngay từ bên ngoài. Phát huy, tăng cường thực hiện các chương trình qun góp ủng hộ từ cộng đơng xã hội hơn nữa. SCG cũng nên xem xét việc phôi hợp với các tổ chức, doanh nghiệp khác trong các hoạt động CSR của cơng ty nhằm có thể huy động thêm ngn tài chinh cho cơng ty.

Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách dành cho các hoạt động CSR của SCG

Để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách SCG cần thiết phải minh bạch nhất có thể các hoạt động sử dụng ngân quỹ cho các hoạt động CSR bao gôm: giải ngân, cơ cấu nguôn tiền phân bổ cho các hoạt động CSR, quy trình sử dụng tiền… Cần rà sốt và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân quỹ của các đơn vị chuyên trách đảm nhận. Giáo dục tăng cường trách nhiệm cho bộ phận quản lý sử dụng ngn vơn tránh tình trạng gian lận, ăn chặn bỏ túi riêng.

3.1.4 Tăng cường vai trò lãnh đạo với CSR tại SCG

Mọi hoạt động của công ty suy cho cùng cũng là do sự chỉ đạo của ban lãnh đạo cơng ty. Chinh vì thế việc nâng cao nhận thức, quan điểm , cách nhìn nhận CSR cho lãnh đạo các cấp của SCG là vô cùng cần thiết. Để tạo ra một cái gọi là văn hóa doanh nghiệp và tinh thần xã hội cho toàn thể CBCNV công ty. Đi đôi với việc nâng cao tinh thần, tư tưởng và trách nhiệm cho cơng ty thì SCG cũng cần chú ý các hoạt động nhằm nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực CSR cho các ban lãnh đạo công ty cũng như quản li các cấp. Quan điểm và tư tưởng nhất quán vủa nhà lãnh đạo cao nhất không thể thực hiện được thành công nếu như những lãnh đạo cấp dưới không thông suôt và thực hành nghiêm chỉnh có đạo đức tinh thần đó.

Một phần của tài liệu Những lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp của tập đoàn siam cement (SCG) (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w