Quản lý hỗ trợ người học

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG (Trang 42 - 46)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.4. Quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế

1.4.6. Quản lý hỗ trợ người học

Hỗ trợ học tập của người học tại cơ sở đào tạo

Chăm sóc sinh viên là yếu tố quyết định thành công của Nhà trường. Mọi mối liên hệ giữa SV và Nhà trường là cơ hội để tăng quảng bá về chất lượng dịch vụ của CSGD và thu hút sinh viên đăng ký nhập học, tăng số lượng tuyển sinh. Từ các công tác tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng trong việc xử lý các thủ tục hành chính, đến sự tận tình, chu đáo, hỗ trợ trong quá trình đào tạo, đều ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của sinh viên và phụ huynh về Nhà trường.

Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực và trí thức trẻ cho cơng cuộc Cơng nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước trong quá trình hội nhập, CSGD phải ln xác định nhiệm vụ chính trị hàng đầu của học sinh, sinh viên là học tập và tập sự nghiên cứu khoa học. Do đó, mọi hoạt động của Nhà trường đều hướng tới việc tạo môi trường và những điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ, hỗ trợ người học thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Người học được phổ biến chi tiết, đầy đủ mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các văn bản hướng dẫn của Nhà trường; các chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động học tập của sinh viên. Tăng cường thêm thông tin và nhận thức của sinh viên về vấn đề học tập, Nhà trường có các tài liệu hướng dẫn, thơng báo cụ thể đến sinh viên về các nội dung liên quan, đồng thời cung cấp các thông tin cập nhật trên hệ thống thông tin điện tử, Website của Nhà trường nhằm mục đích tạo nhiều kênh thơng tin đa

dạng, phong phú cho người học.

Công tác quản lý học sinh sinh viên trong Nhà trường được tăng cường và đổi mới nhằm tạo môi trường thân thiện, đảm bảo an ninh chính trị, tư tưởng cho người học, đảm bảo sinh hoạt dân chủ trong Nhà trường. Người học có ý kiến tham gia xây dựng, phản biện các vấn đề xã hội và chính sách giáo dục của Nhà trường. Định kỳ hằng năm, Nhà trường tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Hiệu trưởng, lãnh đạo các đơn vị đào tạo và phục vụ của Nhà trường với sinh viên, cung cấp và giải thích các thơng tin đào tạo, lắng nghe và chia sẻ với người học các vấn đề được quan tâm.

Hoạt động nghiên cứu khoa học cần quan tâm đúng mức khi sinh viên đạt các điều kiện học tập khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các đề tài, chương trình nghiên cứu và trao đổi học tập cùng các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của trường.

Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của trường được xây dựng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện học tập, nghiên cứu của người học và người dạy. Hệ thống thư viện sách truyền thống được thiết kế và bố trí một cách khoa học, tiện dụng cho sinh viên bên cạnh việc phát triển một hệ thống thư viện điện tử có khả năng kết nối với thư viện tổng hợp của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Cần Thơ và các thư viện điện tử trong cả nước.

Trong quá trình học, sinh viên cũng có thể tìm kiếm các nguồn học bổng tài trợ từ các trường đại học, các tổ chức giáo dục và các doanh nghiệp để mở rộng cơ hội du học, nâng cao trình độ chun mơn cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Những sinh viên có hồn cảnh khó khăn, phấn đấu tốt trong học tập và rèn luyện có thể được nhận những học bổng hỗ trợ từ các tổ chức, cơ quan doanh nghiệp trong địa bàn, khu vực, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên …

Trong thời gian học tại trường, người học được đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và được chăm sóc sức khỏe theo quy định y tế học đường; được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ; được hướng dẫn và bảo đảm vay tiền của Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho học tập và sinh hoạt.

Trong các hoạt động tập thể của thanh niên, sinh viên trường được chủ động tham gia và sinh hoạt trong môi trường năng động với nhiều hoạt động khác nhau như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng xã hội.

Hỗ trợ học tập của người học sau đào tạo

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là hai yếu tố mà nhà tuyển dụng luôn hết sức chú trọng trong khâu tuyển dụng. Đặc biêt, kỹ năng mềm là yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu. Chính vì thế, CSGD ln coi trọng việc đào tạo kỹ năng mềm trong quá trình đào tạo, tạo điều kiện để rèn luyện cho sinh viên trong q trình tham

gia các hoạt động phịng trào, các hoạt động xã hội và trong chương trình đào tạo giúp sinh viên có một hành trang vững chắc để bước vào môi trường xã hội.

Nâng cao nhận thức về việc học tập, rèn luyện, từ đó xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Thông điệp về giáo dục của UNESCO trong thế kỷ 21 đã nêu rõ: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống”. Qua quá trình học tập, sinh viên khơng chỉ tích lũy về kiến thức mà cần rèn luyện kỹ năng thực hành, đạo đức phẩm chất, năng động, sáng tạo, biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác và làm việc có hiệu quả.

Một u cầu khơng thể thiếu của q trình đào tạo đó là hình thành nhân cách và những kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Thái độ tôn trọng thầy, cô giáo, nghiêm túc trong học tập, trung thực trong thi cử, năng động trong việc tham gia các hoạt động của Nhà trường, ham thích tìm tịi, nghiên cứu khoa học, có phương pháp học tập khoa học, hiệu quả...đó là những yếu tố ban đầu hết sức quan trọng để các em trở thành người lao động giỏi, người cán bộ tốt, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, trung thực, năng động, sáng tạo, tơn trọng luật pháp, có trách nhiệm đối với xã hội sau này. Hơn lúc nào hết trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thời đại của hội nhập quốc tế, kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) là hết sức cần thiết. Đây là một công cụ quan trọng, thiết yếu để sinh viên tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mở rộng tầm nhìn ra thế giới.

Ngoài ra, sự gắn kết giữa CSGD và doanh nghiệp là cầu nối giúp người học làm quen với quy trình cơng nghệ sản xuất khi đến các cơng ty, xí nghiệp thực tập. Các doanh nghiệp có thể đầu tư ngay từ khi bắt đầu tuyển sinh và trong suốt quá trình đào tạo. Như vậy, khi có được sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong quá trình học tập sẽ giúp sinh viên có điều kiện học tập cũng như thực hành tốt hơn, cọ sát được với thực tế, tiếp xúc với các loại máy móc, cơng nghệ mới... sinh viên có thể làm quen trước để sau này khi chính thức làm việc khơng bị ngỡ ngàng.

Gắn kết chặt chẽ giữa Nhà trường với các cơ quan, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong các hoạt động tìm hiểu nhu cầu lao động, bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp, phối hợp trong cơng tác thực tập và hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý chất lượng đào tạo nói chung và quản lý chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học nói riêng có tầm quan trọng và cần thiết góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước.

Giám hiệu Trường Đại học Bình Dương mà đó cịn là lời đảm bảo của Nhà trường đối với xã hội về nguồn nhân lực do Nhà trường cung ứng. Chính vì vậy việc hoạch định các mục tiêu trong công tác QLCL đào tạo là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Nhà trường.

Qua trình bày phần tổng quan nghiên cứu vấn đề về quản lý chất lượng chương trình đào tạo làm tiền đề cho việc nghiên cứu quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương. Chương 1 của luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận cơ bản như sau:

- Có nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng giáo dục đại học nói riêng. Trong 3 phương thức quản lý chất lượng phân theo cấp độ từ thấp đến cao gồm: Kiểm soát chất lượng, Đảm bảo chất lượng và Quản lý chất lượng tổng thể thì phương thức đảm bảo chất lượng là phù hợp hơn cả đối với các trường đại học Việt Nam nói chung và Trường Đại học Bình Dương nói riêng.

- Chương 1 của luận văn cũng đã xác định rõ nội hàm các khái niệm chính của đề tài bao gồm: Chất lượng, chất lượng đào tạo, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý đào tạo, quản lý chất lượng, quản lý chất lượng đào tạo. Đề tài cũng đưa ra một số mơ hình quản lý chất lượng giáo dục đại học. Công tác quản lý chất lượng chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế như: Quản lý chất lượng tuyển sinh đầu vào; Quản lý chất lượng chương trình đào tạo; Quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên; Quản lý chất lượng hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên; Quản lý chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Quản lý hỗ trợ người học.

- Ngoài ra, việc dựa vào 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo có thể xây dựng một hệ thống QLCL đào tạo ngành Luật kinh tế một cách hoàn thiện nhất với sự tham gia của toàn thể CBGV trong khoa. Thực tế QLCL đào tạo ngành Luật kinh tế theo mơ hình đảm bảo chất lượng là quản lý các yếu tố đầu vào, yếu tố của quá trình đào tạo và yếu tố đầu ra. Quá trình QLCL đào tạo theo đảm bảo chất lượng với mong muốn đạt được kết quả tốt nhất cho người học và hiệu quả tốt nhất cho Nhà trường.

Từ những cơ sở lý luận được nghiên cứu trên, vận dụng để khảo sát thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Bình Dương.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)