Đổi mới công tác quảng bá tuyển sinh trong nhà trường

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG (Trang 88 - 91)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đạ

3.2.2. Đổi mới công tác quảng bá tuyển sinh trong nhà trường

a. Ý nghĩa

Tuyển sinh có vai trị và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tất cả các trường đại học hiện nay. Thực hiện tốt việc tuyển sinh sẽ giúp Nhà trường lựa chọn được những sinh viên có tài năng, kiến thức, kỹ năng và trình độ phù hợp với mục tiêu đào tạo của các ngành nghề mà trường đang đào tạo.

Trong bối cảnh có sự cạnh tranh rất lớn về tuyển sinh giữa các trường đại học thì yếu tố chọn trường đại học của người học là một trong những nội dung mà tất cả các trường đại học rất quan tâm.

Cơng tác tuyển sinh có ý nghĩa quan trọng đối với các trường đại học bởi đây là khâu đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đào tạo của Nhà trường.

Mặc khác, công tác tuyển sinh ln là thách thức lớn bởi nó khơng chỉ ở vấn đề về chất lượng mà cả ở vấn đề về số lượng trong công tác tuyển sinh đối với các trường ngồi cơng lập. Trên thực tế, nguồn tài chính của Trường Đại học Bình Dương chủ yếu dựa vào nguồn thu học phí. Do vậy, kết quả cơng tác tuyển sinh tác động rất lớn đến nguồn tài chính chi cho cơng tác đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như tái đầu tư của Nhà trường.

b. Nội dung

CSGD thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của cha mẹ học sinh, giáo viên về đào tạo ngành Luật kinh tế. Đồng thời, giúp định hướng cho người học lựa chọn ngành đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động.

Trong đổi mới công tác tuyển sinh, CSGD cần nhận thức rõ việc hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh là khâu mở đầu của công tác tuyển sinh, có tác động lớn đến số lượng và chất lượng tuyển sinh. Vì vậy, cần thực hiện tốt các nội dung như:

- Tìm hiểu nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp.

- Nắm bắt thông tin về nhu cầu tuyển dụng về số lượng và chất lượng đào tạo. - Xác định chỉ tiêu đào tạo sát với nhu cầu thực tế, đảm bảo gắn giữa đào tạo với sử dụng lao động.

Tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho người học về ý nghĩa, tầm quan trọng của ngành Luật kinh tế. Phối hợp có hiệu quả, thiết thực cơng tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.

Đổi mới phương thức tuyển sinh, phối hợp tăng cường tư vấn tuyển sinh, nhất là tư vấn tuyển sinh trực tiếp giúp phát hiện, phân luồng, phát hiện sinh viên có năng khiếu chuyên ngành để thực hiện tốt hơn công tác đào tạo, đáp ứng về số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

c. Tổ chức thực hiện

Trong bối cảnh này, các trường đại học tư thục vốn ít lợi thế hơn các trường cơng, càng phải tìm những cách mới để thu hút thí sinh. Vì vậy ngày càng có nhiều trường tư tự tổ chức thi, đổi mới cách xét tuyển, thay đổi cách tiếp cận thí sinh bằng việc ứng dụng cơng nghệ.

Nhìn chung, các năm gần đây các ngành mới tập trung vào những lĩnh vực đang thu hút xã hội, có nhu cầu nhân lực cao như khoa học sức khỏe, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, an tồn thơng tin, ngơn ngữ... Một số trường còn tuyển sinh các ngành theo xu hướng của cuộc cách mạng 4.0 như cơng nghệ robot, robot và trí tuệ nhân tạo, kinh doanh số.

Thực tế này buộc các trường phải khẳng định chất lượng của mình, gắn liền đào tạo với thực tế, trau dồi kỹ năng… Nếu thí sinh vào học dễ nhưng ra trường khơng có việc làm nhiều, có phản hồi khơng tốt từ đơn vị sử dụng lao động thì dần dần trường đó sẽ “hụt hơi” trong cuộc cạnh tranh này.

Trong xu thế đón đầu yêu cầu nhân lực, Trường Đại học Bình Dương cần có những chiến lược tuyển sinh mới đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực xã hội và hội nhập quốc tế:

Một là, nghiên cứu và xây dựng đề án tuyển sinh riêng: Đổi mới các hoạt động

tuyển sinh, nghiên cứu các phương thức tuyển sinh khác ngoài xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia, chuẩn bị các phương án khi Bộ GD&ĐT thay đổi hình thức thi THPT. Bên cạnh các hoạt động hiện nay cần chủ động xúc tiến các hoạt động kết nối trực tiếp với các trường THPT và học sinh lớp 12, tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, đưa học sinh tới trải nghiệm môi trường học tập tại Nhà trường.

Hai là, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền:

- Ứng dụng, triển khai đồng bộ, thực hiện đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền để đưa thông tin của nhà trường đến với đơng đảo người dự tuyển từ hình ảnh nhà trường với những kết quả, thành tựu nổi bật trên các mặt cơng tác đến nội dung, hình thức xét tuyển. Tổ chức triển khai công tác tuyển sinh và tư vấn tuyển sinh. - Tập huấn về nghiệp vụ xúc tiến tuyển sinh cho đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia. Đa dạng hóa các hình thức và các kênh về thơng tin tuyển sinh như: Thông qua website của trường cần được đổi mới giao diện, hình ảnh sao cho đa đạng, phong phú tạo sự hấp dẫn, lơi cuốn cho thí sinh khi muốn tìm hiểu Nhà trường. Ngồi ra vẫn tiếp tục áp dụng các kênh thông tin truyền thống như: phát hành tờ rơi, sách, tài liệu, bản tin trên trang website của trường, đài truyền hình tun truyền về thơng tin tuyển sinh, cơ hội việc làm và học tiếp lên bậc học cao hơn. Đăng ký chuyên mục talk show về ngành Luật kinh tế trên phương tiện truyền thông. Nhà trường cũng nên tăng cường quảng bá trên các trang mạng xã hội được giới trẻ ưa thích như: facebook, zalo, instagram và gần đây nhất là tiktok.

- Tiếp tục đổi mới công tác truyền thông, phục vụ và tư vấn tuyển sinh. Chuyên viên tuyển sinh phải là chuyên gia về tư vấn và định hướng nghề nghiệp thay vì chỉ cung cấp thơng tin cho thí sinh. Mỗi CB, NV phải coi người học là khách hàng để thường xuyên, chủ động nâng cao chất lượng phục vụ tại các đơn vị như chất lượng tư vấn học vụ, tư vấn hướng nghiệp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cơng tác quản lý sinh viên.

Ba là, hình thành mạng lưới cộng tác viên trong cơng tác khai thác nguồn tuyển

- Cộng tác viên tập thể: Tăng cường hợp tác, giao lưu, có chế độ chính sách đãi ngộ cao đối với các CSGD để làm điểm cơng tác viên tích cực, đó là nơi giúp nhà trường quảng bá thông tin tuyển sinh và phát hành thu nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh cho Nhà trường.

- Cơng tác viên cá nhân: là hình thức cá nhân (nhân viên văn phòng các CSGD, các thầy cô giáo, sinh viên,… ) ở mọi vùng miền trong tỉnh giúp nhà trường trong việc giới thiệu, đăng ký người có nhu cầu học tập. Thơng qua mạng lưới cộng tác viên này, mọi thông tin của Nhà trường sẽ đến được với người học ở mọi địa phương trong tỉnh, từ đó thu hút thêm người học tại trường.

Bốn là, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích hợp lý: Giải pháp này thúc đẩy

tính tích cực hơn nữa trong cơng tác khai thác nguồn tuyển sinh. Cần xây dựng cơ chế khen thưởng đối với cán bộ, giảng viên, SV làm tốt cơng tác tuyển sinh và có chế độ bồi dưỡng phù hợp đối với cộng tác viên trong công tác khai thác nguồn tuyển sinh.

Năm là, nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác

tuyển sinh, thực hiện phương châm “nới lỏng đầu và, siết chặt đầu ra”. Đồng thời, cần có sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu Nhà trường, từ đó có biện pháp thực hiện đúng, hiệu quả. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ tích cực của các địa phương và ban, ngành, đoàn thể mà trước hết là Sở GD&ĐT các tỉnh, thành và các trường trung học phổ thông. Đồng thời, phải củng cố, giữ vững thương hiệu của Nhà trường về chất lượng đào tạo để thu hút sinh viên vào học. Để tạo được uy tín, danh tiếng với người học, với doanh nghiệp, Trường Đại học Bình Dương cần đổi mới trong tuyển sinh, đào tạo theo hướng CMCN 4.0. Mục tiêu khơng cịn là tuyển đủ chỉ tiêu mà tuyển được những thí sinh có chất lượng cao, đủ tố chất để lĩnh hội các kỹ thuật tiên tiến trong kỷ nguyên cách mạng số, có khả năng trở thành cơng dân tồn cầu, có năng lực tư duy đổi mới và sáng tạo.

Sáu là, thường xuyên nắm bắt thông tin cụ thể về nhu cầu đào tạo, thông tin phản

hồi chất lượng đào tạo, các chỉ số về cung, cầu của cơ quan, doanh nghiệp từ đó dự báo nhu cầu nguồn nhân lực để xúc tiến tuyển sinh. Tiến hành ký kết các biên bản ghi nhớ về nhu cầu đào tạo, hợp đồng liên kết, hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ xúc tiến việc làm với các đơn vị sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)