Triết lý giáo dục

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG (Trang 49 - 50)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.2. Khái quát về Trường Đại học Bình Dương

2.2.2. Triết lý giáo dục

Mọi người sinh ra ai cũng được quyền bình đẳng tồn tại và phát triển bền vững. Vì vậy, xây dựng nền kinh tế sinh thái trong đó con người vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, vừa là động lực lao động sáng tạo của con người.

Để tồn tại và phát triển, mỗi người phải tự thân lao động sáng tạo, lao động có hiệu quả để tạo ra những sản phẩm vật chất hay tinh thần có chất lượng đáp ứng nhu cầu của cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội, có điều kiện bảo vệ mơi trường sống. Đó là đạo lý, là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của mỗi người cần phải có, nó được lượng giá thơng qua:

Trách nhiệm với bản thân Trách nhiệm với gia đình

Trách nhiệm với cộng đồng xã hội Trách nhiệm với thiên nhiên

Tinh thần Trách nhiệm đó chỉ có thể có được trên nền tảng mỗi người phải suốt đời không ngừng: Học – Hỏi – Hiểu – Hành

Học là để biết cách học như thế nào Học là để biết cách Hỏi

Hỏi để Học

Hỏi để Hiểu (để tập hợp thông tin, xử lý thông tin, khai thác thông tin để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra.)

Hiểu phải Hiểu đúng

Hiểu đúng thì Hành mới đúng Hành đúng mới có hiệu quả

Hành có hiệu quả mới tạo ra được những sản phẩm vật chất hay tinh thần có chất lượng, mới đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội, mới có điều kiện để bảo vệ thiên nhiên, để hoàn thành trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với cộng đồng xã hội, với thiên nhiên. Đây vừa là triết lý, vừa là mục tiêu, vừa là nội dung,

vừa là phương pháp hoạt động giáo dục của Trường Đại học Bình Dương [40].

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)