7. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Từ những yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động TCM các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau, đó là: Tổ chức các hoạt động hướng đến nâng cao nhận thức cho đội ngũ TTCM, giáo viên và nhân viên nhà trường về tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả hoạt động TCM; Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực điều hành TCM cho đội ngũ TTCM của trường TH; Mở rộng phạm vị hoạt động của TCM theo đúng điều lệ trường Tiểu học; Thiết kế cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa TCM và BGH; Hoàn thiện bộ máy và quy trình quản lý hoạt động TCM trong nhà trường; Tăng cường ứng dụng CNTT và đảm bảo các điều kiện hoạt động TCM.
Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, các chức năng quản lý và những mặt mạnh sẵn có của đội ngũ CBQL huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau. 6 biện pháp quản lý hoạt động TCM được nêu ở đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, không trùng chéo và mâu thuẫn nhau. Biện pháp này là tiêu chí cơ sở cho biện pháp kia; các biện pháp đều hỗ trợ cho nhau. Trong mỗi biện pháp đều được xác định rõ mục tiêu biện pháp, nội dung và cách thực hiện, điều kiện để thực hiện biện pháp. Muốn đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý hoạt động TCM thì khơng thể xem nhẹ biện pháp nào. Kết quả của biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác, tất cả cùng hướng tới mục tiêu là quản lý hoạt động TCM. Nếu thực hiện đồng bộ, và vận dụng các biện pháp trên một cách liên hồn, linh hoạt, các nhóm biện pháp trên sẽ tạo được sự chuyển biến tích cực, có tính đột phá trong cơng tác quản lý hoạt động TCM của HT.