Vượt dự toán trong các dự án công lĩnh vực GTĐB

Một phần của tài liệu Yếu tố dẫn đến vượt dự toán trong các dự án công lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố hồ chí minh (Trang 26)

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

2.3 Mô hình nghiên cứu

2.3.1 Vượt dự toán trong các dự án công lĩnh vực GTĐB

Vượt dự toán được đo lường bằng sự sai lệch giữa chi phí thực hiện thực tế và chi phí theo kế hoạch dự án. Theo Shrestha và cộng sự, (2013) cơng thức tính mức độ vượt dự tốn như sau:

Trong đó: Y = ( Ctt CC− kh kh ) x 100% Y: Mức độ vượt dự tốn (%) Ctt : Chi phí thực tế của dự án (đồng) Ckh : Chi phí kế hoạch của dự án (đồng) Các trường hợp có thể xảy ra:

Y > 0: Chi phí thực hiện thực tế nhỏ hơn chi phí kế hoạch Y < 0: Chi phí thực hiện thực tế lớn hơn chi phí kế hoạch Y = 0: Chi phí thực hiện thực tế bằng chi phí kế hoạch

2.3.2 Các mơ hình nghiên cứu trước đây

Lê Hồi Long và cộng sự (2008) trong ‘Vượt dự toán và chậm trễ trong các dự án lớn tại Việt Nam: so với các nước khác’ đã sử dụng mơ hình nghiên cứu như hình 2.1. Mơ hình có biến phụ thuộc là biến vượt dự toán và chậm trễ, biến độc lập bao gồm 6 biến: biến nhà thầu, biến chủ đầu tư, biến tư vấn, biến các yếu tố bên ngoài, biến liên quan đặc điểm dự án và biến vật liệu/lao động.

Nhà thầu Chủ đầu tư

Tư vấn Vượt dự tốn và

chậm trễ Bên ngồi Dự án Vật liệu/ Lao động Nhóm quản lý Nhóm tài chính Nhóm tư vấn Vượt dự

tốn Nhóm bên ngồi

Nhóm các khoản

mục xây dựng Nhóm dự án

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu của Lê Hoài Long và cộng sự (2008)

Trong nghiên cứu ‘Các nhân tố dẫn đến vượt dự toán trong các dự án xây dựng đường tại Saudi Arabia’, Alhomidan (2013) đã đề xuất mơ hình nghiên cứu như hình 2.2. Với biến phụ thuộc là biến vượt dự tốn và các biến độc lập bao gồm: nhóm quản lý, nhóm tư vấn, nhóm các khoản mục xây dựng (vật liệu, lao động…), nhóm tài chính, nhóm các điều kiện bên ngồi (thời tiết, địa chất…) và nhóm dự án (đặc điểm dự án).

2.3.3 Các nhân tố dẫn đến vượt dự tốn trong các dự án cơng lĩnh vực GTĐB

Căn cứ vào các nghiên cứu trước kết hợp với quy định và đặc thù các dự án công lĩnh vực GTĐB đồng thời qua phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu đã đề xuất giả thuyết với nhân tố đại diện dẫn đến vượt dự toán trong các dự án cơng lĩnh vực GTĐB.

2.3.3.1 Nhóm nhân tố về chính sách

Theo Alinaitwe và cộng sự (2013), chính sách khơng ổn định là 1 trong 5 nhân tố quan trọng nhất dẫn đến trì hỗn và vượt dự tốn trong các dự án xây dựng cơng. Bảy yếu tố trong nhân tố chính sách ảnh hưởng đến rủi ro trong quá trình thực hiện dự án bao gồm: những thay đổi bất ngờ trong quy định quản lý, thay đổi chính sách thuế, sự quốc hữu hóa, thay đổi chính phủ, chiến tranh và địch họa, quyền sở hữu, chi phí bồi thường. Trong các nghiên cứu của Enshassi và cộng sự (2003), Mahamid và Amund (2012) cũng có kết luận tương tự với nghiên cứu này.

Về cơ bản, các dự án khu vực công được tài trợ hoặc theo quyết định của chính phủ. Việc thực hiện các dự án này phải phù hợp với chính sách của chính phủ. Mặt khác, chính sách chính phủ phải kết hợp các lợi ích đa chiều. Những lợi ích này vừa nhiều, năng động, vừa phức tạp, do đó để đáp ứng được các lợi ích này, thay đổi trong các chính sách là khơng tránh khỏi (Enshassi và cộng sự, 2009). Các chính sách mới thường được cơng bố vào giữa q trình dự án xây dựng, ví dụ như bổ sung các biện pháp an toàn, hoặc hệ thống giám sát chất lượng mới. Việc thực hiện các chính sách mới thơng thường sẽ liên quan đến các bên tham gia dự án. Quá trình xác định trách nhiệm mỗi bên để thực hiện chính sách này có thể dẫn đến trì hỗn đáng kể tiến độ thực hiện dự án (Moungrous và cộng sự, 2003). Hoặc khi Chính phủ thay đổi chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa có thể dẫn đến sự gia tăng trong chi phí vật liệu xây dựng và trang thiết bị. Các Nhà thầu sẽ không đủ khả năng tiếp tục các dự án theo đúng tiến độ vì họ mất một khoảng thời gian vào các đề xuất về biến động giá và sửa đổi hợp đồng.

Phua và Rowlinson (2004) cũng đề cập đến mức độ quan liêu thủ tục hành chính của các cơ quan chức năng và sự ổn định của tình hình chính trị sở tại trong các nhân tố dẫn đến vượt dự tốn trong các dự án xây dựng cơng ngành giao thông.

Từ các nghiên cứu trên, rút ra các yếu tố chính sách đại diện cho nhóm nhân tố dẫn đến vượt dự tốn là:

• Cơ chế - luật xây dựng;

• Chính sách tiền lương;

• Luật đấu thầu;

• Luật hợp đồng;

• Chính sách thuế.

Từ đó, mơ hình nghiên cứu phát biểu giả thuyết như sau:

H1: Độ ổn định của mơi trường chính sách càng cao thì mức độ vượt dự tốn càng giảm.

2.3.3.2 Nhóm nhân tố về kinh tế

Trong bài nghiên cứu của Alinaitwe và cộng sự (2013), Alhomidan (2013), Nega (2008), Rahman và cộng sự (2013b) đã kết luận rằng các điều kiện kinh tế như chính sách tiền tệ, tỉ lệ lạm phát, tỉ giá hối đối khơng tốt dẫn đến ảnh hưởng khá đáng kể đến chi phí dự án xây dựng. Khi lạm phát tăng, lãi suất cũng tăng và chi phí dự án cũng sẽ tăng lên.

Sau khi khảo sát Nhà thầu, Tư vấn và các khách hàng công cộng, Omeregie và Radford (2006), đã nhận định rằng biến động giá nguyên vật liệu là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất làm chi phí dự án leo thang. Điều này có thể là do sự hạn chế trong tỷ giá hối đối do đó ảnh hưởng đến giá vật liệu xây dựng và các mức giá chung. Một nhân tố khác là xu hướng lạm phát không ổn định do cầu vượt cung tạo ra sự khan hiếm hàng hóa dẫn đến hàng hóa leo thang (Eshofonie, 2008). Ngồi ra, Eshofonie (2008) cịn kết luận rằng do chi phí vận chuyển tăng vì giá nhiên liệu tăng và do chi phí trang thiết bị trở nên đắt đỏ hơn bởi vì cơng nghệ mới hay thiết bị đặc biệt được yêu cầu.

Theo thống kê của World Bank, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2014 có xu hướng giảm dần từ 8,9% năm 2010 xuống còn 4,1% năm 2014, duy chỉ có

năm 2011 lạm phát tăng đột biến đến 18,7%.Mặc dù lạm phát có giảm xuống nhưng tốc độ của chỉ số giá vật liệu xây dựng vẫn tăng qua các năm2. Giá cả vật liệu xây dựng là nhân tố dẫn đến tác động rất lớn đến chi phí xây dựng. Cuộc rượt đuổi khiến các Chủ đầu tư phải thêm chi phí xây dựng cơng trình mới kham nổi.

Tóm lại, những yếu tố đại diện về kinh tế dẫn đến vượt dự tốn trong các dự án cơng trong lĩnh vực GTĐB đó là:

• Lạm phát;

• Tỷ giá ngoại tệ;

• Giá cả vật liệu xây dựng;

• Lãi suất;

• Nguồn cung ứng nhân lực;

• Nguồn cung ứng vật tư.

Dựa vào đó, mơ hình nghiên cứu phát biểu giả thuyết như sau:

H2: Độ ổn định của môi trường kinh tế càng cao thì mức độ vượt dự tốn càng giảm.

2.3.3.3 Nhóm nhân tố về mơi trường tự nhiên-xã hội

Theo Alhomidan (2013), các nhân tố dẫn đến vượt dự toán trong các dự án xây dựng của Chính phủ bao gồm điều kiện địa chất phức tạp và thiên tai tự nhiên như động đất, lũ,… Ngoài ra điều kiện thời tiết thất thường cũng có mức độ ảnh hưởng khá lớn. Ở một số khu vực có lượng mưa thường xuyên, nếu các Nhà thầu hoặc Tư vấn thiếu kinh nghiệm khơng hạch tốn các dự báo thời tiết trong kế hoạch của họ sẽ ảnh hưởng khá lớn đến tiến độ thực hiện (Sunjka và Jacob, 2013). Adam và cộng sự (2014), Enshassi (2009) đã phân loại các nhóm nhân tố dẫn đến vượt dự tốn trong đó có nhóm nhân tố bên ngồi bao gồm: điều kiện thời tiết, điều kiện cơng trường (vị trí, đất…). Do đó, các nhân tố về môi trường sẽ bao gồm 2 yếu tố đại diện đó là:

• Thời tiết ;

• Địa chất.

Về nhóm yếu tố về xã hội: Chan và cộng sự (2001), Alwi và cộng sự (2002), Alghbari (2007) và Enshassi (2009) đã kết luận rằng các vấn đề trong kế hoạch dự án hoặc người dân xung quanh là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện dự án dẫn đến trì trệ và vượt dự tốn. Trong bài nghiên cứu của Patil và cộng sự (2013) , tác động của các nhân tố xã hội và văn hóa xếp hạng thứ 14 trong 64 nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án giao thông. Đối với dự án giao thơng, cơng tác giải phóng mặt bằng thuận lợi có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự thành công của dự án. Vì các dự án trải dài từ nơi này sang nơi khác dẫn đến cần thu hồi rất nhiều mặt bằng từ người dân để xây dựng. Do đó, nếu xác định mức chi phí đền bù, mức bồi thường hỗ trợ cho người dân khơng thỏa đáng sẽ dẫn đến khó khăn, chậm trễ trong cơng tác giải phóng mặt bằng, gây phát sinh chi phí do yếu tố trượt giá, tăng chi phí cơ hội của dự án, vấn đề hiệu quả, mục tiêu của dự án bị ảnh hưởng (Lưu Trường Văn và cộng sự, 2015; Patil và cộng sự, 2013).

Ngoài ra, cơ quan khác phối hợp không đồng bộ khi thu hồi mặt bằng cũng là một cản trở hết sức khó khăn dẫn đến trì hỗn tiến độ và làm tăng chi phí dự án. Theo các Lãnh đạo trong Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị, mỗi cơ quan có một mục đích sử dụng khác nhau do đó nhập nhằng giữa các cơ quan là điều khơng thể tránh khỏi. Căn cứ những nhận định trên, nhóm yếu tố về xã hội gồm có 2 yếu tố đại diện sau:

• Phối hợp khơng đồng bộ của cơ quan khác;

• Sự phản đối của người dân.

Từ các yếu tố trên, Mơ hình phát biểu giả thuyết như sau:

H3: Độ ổn định của môi trường tự nhiên-xã hội càng cao thì mức dự tốn càng giảm.

2.3.3.4 Nhóm nhân tố về Tư vấn

Radman và cộng sự (2013a), Larsen (2015), Alhomidan (2013) cùng chung quan điểm về nhóm nhân tố liên quan đến Tư vấn dẫn đến vượt dự toán trong các dự án công bao gồm: thay đổi thiết kế thường xuyên, lỗi thiếu sót trong tài liệu tư vấn, khơng hồn

thành thiết kế trong khoảng thời gian bỏ thầu, thiết kế kém và chậm trễ, chuẩn bị và đề xuất bản vẽ chậm trễ, Tư vấn viên không đủ năng lực và mới.

Ước tính chi phí ban đầu của dự án cũng là một phần trách nhiệm của Tư vấn, theo Odediran và cộng sự (2012), nguyên nhân lớn nhất dẫn đến vượt ngân sách là do ước tính chi phí gốc hay chi phí ban đầu của dự án khơng chính xác. Bởi vì vấn đề kỹ thuật ước tính trong chi phí trong dự án và cũng khơng đủ thơng tin ở giai đoạn đầu của dự án. Lê Hoài Long và cộng sự (2008) cũng nghiên cứu về nhóm nhân tố Tư vấn trong các nhóm ảnh hưởng đến trì hỗn và vượt chi phí trong các dự án tại Việt Nam, bao gồm: hỗ trợ quản lý dự án kém, ước tính khơng chính xác, lỗi thiết kế, quản lý hợp đồng kém và kiểm tra các cơng trình đã hồn thành chậm.

Dựa trên các quan điểm đó, nhóm nhân tố về tư vấn dẫn đến vượt dự toán trong các dự án cơng lĩnh vực GTĐB gồm có các yếu tố đại diện sau:

• Thay đổi thiết kế thường xun;

• Lỗi thiếu sót trong tài liệu tư vấn;

• Khơng hồn thành thiết kế trong khoảng thời gian bỏ thầu;

• Thiết kế kém và chậm trễ;

• Chuẩn bị và đề xuất bản vẽ chậm trễ;

• Tư vấn viên khơng đủ năng lực và mới;

• Ước tính mức tổng đầu tư khơng chính xác;

• Cơng tác khảo sát khơng được quan tâm chặt chẽ;

• Kiểm tra các cơng trình hồn thành chậm. Từ đó, mơ hình nghiên cứu đề xuất giả thuyết như sau:

H4: Năng lực của Tư vấn càng cao thì mức dự tốn càng giảm.

2.3.3.5 Nhóm nhân tố về Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án

Vai trò Chủ đầu tư trong các dự án công tại Việt Nam tương tự như vai trò nhà quản lý dự án trong các nghiên cứu trước. Pinto và Slevin (1989) đã chứng tỏ nhà quản lý

dự án có tầm quan trọng đối với sự thành công của dự án với “các kỹ năng cần thiết không chỉ về mặt kỹ thuật chuyên môn mà cả về khả năng quản trị”.

Trong nghiên cứu của Morris (1990), Lê Hoài Long và cộng sự (2008), Nega (2008), Enshassi và cộng sự (2009), Adam và cộng sự (2014), Love và cộng sự (2015), đã đề cập đến các nhân tố liên quan Chủ đầu tư dẫn đến ra vượt dự tốn trong các dự án xây dựng cơng là: chậm trễ đưa ra quyết định, thiếu sự phối hợp với các Nhà thầu, sửa đổi hợp đồng (thay thế và bổ sung các công việc mới cho dự án và thay đổi thông số kỹ thuật), thay đổi phạm vi, kỹ năng QLDA, nhân viên thiếu kinh nghiệm và trình độ, và các vấn đề tài chính (thanh tốn chậm, khó khăn tài chính, và vấn đề kinh tế).

Larsen (2015) cho rằng sai sót trong xác định nhu cầu, thiếu kiểm tra sơ bộ trước khi đấu thầu cũng là các nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư dẫn đến vượt dự toán trong các dự án cơng. Ngồi ra, hành động trao hợp đồng cho Nhà thầu có giá thấp nhất được Park (2012) đánh giá là có tác động cao nhất dẫn đến vượt dự tốn trong các dự án giao thơng tại các nước Châu Á. Bởi vì dưới sự mở cửa thị trường, các Nhà thầu Châu Á chịu áp lực các Nhà thầu quốc tế dẫn đến tình trạng giảm thiểu chi phí càng nhiều càng tốt đặc biệt trong các dự án có giá trị cao và vấn đề vượt dự tốn là hồn tồn khơng tránh khỏi.

Flyvbjerg và cộng sự (2002), Cantarelli và cộng sự (2012) đồng quan điểm với nhau khi nói rằng khuynh hướng lạc quan trong thẩm định dự án và nói dối là các nhân tố chính dẫn đến vượt dự tốn trầm trọng trong các dự án cơng trong ngành giao thơng.

Bên cạnh đó, Giang Dang và Low Sui Pheng (2013) đã nghiên cứu các nhân tố liên quan đến chủ đâu tư ảnh hưởng đến hoạt động kém trong các dự án lớn ở Việt Nam đó là: thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong phát triển cơ sở hạ tầng và thiếu khuôn khổ thu hồi đất hiệu quả. Thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình trong phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm các biến đại diện: thiếu minh bạch và khả năng cạnh tranh trong quá trình dự thầu, các quan chức liên quan đến trao thầu lạm quyền, khả năng thực thi của các cơ quan quản lý yếu. Các biến này cho thấy rằng thiếu trách nhiệm giải trình có thể được tìm thấy trong tất cả giai đoạn từ lập kế hoạch, trao thầu cho đến thực hiện cơ sở vật chất.

Hậu quả là các dịch vụ do các cơ quan chính phủ cung cấp hiệu quả thấp và tăng tham nhũng quan liêu (Kenny, 2007). Về thu hồi đất, các bằng chứng khảo sát xác định rằng vấn đề này là một trong những rắc rối lớn nhất trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Phương pháp xác định giá trị không rõ ràng và phản ánh giá đất trên thị trường, chính phủ thiếu cơng cụ kiểm sốt khi giá đất tăng do thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng, và quan liêu trong thiết lập tranh chấp đất đai và các yêu sách cho thấy rằng các hoạt động quản lý đất đai hiện tại có thể dẫn đến rủi ro đáng kể trong q trình thu hồi đất.

Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các yếu tố đại diện cho nhóm nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án bao gồm:

• Khả năng ra quyết định;

• Phối hợp với các bên tham gia;

• Thay đổi phạm vi;

• Kỹ năng quản lý dự án;

• Khả năng về chuyên mơn kỹ thuật;

• Khả năng thanh tốn;

• Kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh;

• Thẩm định dự án lạc quan;

• Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình;

• Quan liêu;

• Chậm trễ trong thu hồi đất.

Từ đó, mơ hình đề xuất giả thuyết như sau:

H5: Năng lực Chủ đầu tư càng cao thì mức vượt dự tốn càng giảm.

2.3.3.6 Nhóm nhân tố Nhà thầu

Một phần của tài liệu Yếu tố dẫn đến vượt dự toán trong các dự án công lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w