KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xác định mức sẳn lòng chi trả của hộ gia đình đối với dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở thành phố tây ninh (Trang 72)

Trình bày kết luận dựa trên kết quả phân tích nghiên cứu ở Chương 4, kết hợp tình hình thực tế tại địa phương đưa ra một số kiến nghị và chính sách có thể áp dụng nhằm mở rộng mạng lưới thu gom RTSH , đạt mục tiêu của UBND tỉnh Tây Ninh tại Quyết định số 2046/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2013 về việc đã phê duyệt đồ án Quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.

5.1 Kết luận

Nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM bằng cách hỏi Single bounded dichotomous để ước tính WTP của HGĐ đối với dịch vụ thu gom RTSH cải thiện trên địa bàn thành phố Tây Ninh.

Kết quả nghiên cứu đã tìm được 6 biến độc lập có ảnh hưởng đến WTP của HGĐ đối với dịch vụ thu gom RTSH ở thành phố Tây Ninh là: giới tính của chủ hộ, thu nhập của HGĐ, số thành viên trong HGĐ, số người đi làm trong HGĐ, khối lượng rác thải và mức độ hài lòng đối với dịch vụ thu gom RTSH hiện tại. Nghiên cứu xác định được mức WTP trung bình của HGĐ trên địa bàn thành phố Tây Ninh đối với dịch vụ thu gom RTSH được trong một tháng là: 36.242 đồng.

Những yếu tố có ý nghĩa trên đã giải thích 86,8% sự thay đổi của mức WTP của HGĐ đối với dịch vụ thu gom RTSH trên địa bàn thành phố Tây Ninh, còn lại 13,2% là do các yếu tố khác chưa đưa vào mơ hình.

5.2 Kiến nghị

Dựa vào kết quả của nghiên cứu này, có thể đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm làm gia tăng sự hiểu biết của người dân về những tác hại ô nhiễm môi trường do RTSH gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, vẻ mỹ quan đô thị. Qua đó, góp sức cùng nhà nước giải quyết vấn đề mơi trường thơng qua việc đóng góp kinh phí, giảm

61

bớt phần nào gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, khi WTP của người dân cho dịch vụ thu gom RTSH đủ lớn, có khả năng đem lại lợi nhuận thì se dễ thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực này, tăng tỷ lệ xã hội hóa trong lĩnh vực mơi trường, một lĩnh vực mà tỉnh Tây Ninh mới kêu gọi đầu tư từ khu vực tư nhân trong những năm gần đây ngồi lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục. Mặt khác, khi thị trường được mở rộng, tỷ lệ rác được thu gom cũng se tăng, tiến gần đến mục tiêu cụ thể vào năm 2015: 100% chất thải rắn đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường theo Quyết định số 2046/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc đã phê duyệt đồ án Quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.

Dựa vào kết quả của đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lịng trả, nghiên cứu đề xuất một số chính sách liên quan đến các yếu tố có ảnh hưởng đến mức WTP của người dân đối với dịch vụ thu gom RTSH như sau:

- Về tăng thu nhập của HGĐ: Thực hiện chính sách kêu gọi đầu tư phát triển cho xã Tân Bình, Bình Minh, Thạnh Tân ở khu vực ngoại thị của thành phố Tây Ninh khơng có khả năng phát triển nơng nghiệp, đồng thời phát triển hệ thống hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường giao thông huyết mạch tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ không ngừng được mở rộng về quy mơ lẫn thành phần tham gia, hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung nhằm tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân, qua đó tăng khả năng chi trả của người dân đối với dịch vụ môi trường. Tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển, thu hút lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn nhằm tăng thu nhập cho người dân.

- Về cách thức thu phí thu gom rác: Hiện nay, việc tính phí dịch vụ thu gom RTSH trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung và thành phố Tây Ninh nói riêng đều tính chung cho HGĐ với mức thu phí hiện nay là 15.000 đồng/hộ/tháng. Việc áp dụng cách

tính phí chung cho những HGĐ có phát sinh khối lượng RTSH nhiều (khoảng 10 kg/ngày) và HGĐ phát sinh khối lượng RTSH ít (khoảng 1-2 kg/ngày) là bằng nhau dẫn đến một số bất cập như sau:

Thứ nhất: Việc thu phí giống nhau giữa các HGĐ se khơng khuyến kích người dân phân loại CTR tại nguồn nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra và thu hồi lại các vật liệu có khả năng tái chế, tái sử dụng (chai thủy tinh, vỏ lon nước ngọt, bìa cứng).

Thứ hai: Với khối lượng RTSH gia tăng hàng ngày, dự kiến đến năm 2020 khối lượng RTSH trên địa bàn thành phố Tây Ninh là 173 tấn/ngày, đến năm 2030 là 216 tấn/ngày (UBND tỉnh Tây Ninh, 2013) se gây áp lực rất lớn cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý.

Do đó, kiến nghị cho thành phố Tây Ninh áp dụng thử nghiệm việc tính phí thu gom RTSH theo khối lượng RTSH được thu gom, song song đó cần hướng dẫn người dân cách phân loại CTR tại nguồn. Điều này vừa giúp giảm khối lượng RTSH cần phải xử lý vừa giúp cho HGĐ giảm phí phải trả cho đơn vị thu gom, đồng thời có thêm nguồn thu nhập từ việc bán phế liệu

- Về nhận thức môi trường: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức đến từng người dân trong cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường, đây là giải pháp quản lý môi trường hiệu quả nhất và căn cơ nhất. Tuy nhiên, đây là một q trình lâu dài, khó đánh giá hiệu quả bằng định lượng và đòi hỏi biện pháp phải đa dạng, sáng tạo trong cách thức giáo dục, tuyên truyền, đồng thời phải tiến hành một cách kiên trì, thường xuyên. Các giải pháp có thể áp dụng: phát tờ rơi, kết hợp với các đoàn thể tổ chức tập huấn tại cơ sở, tổ chức hội thi cho học sinh nhân ngày môi trường thế giới, tổ chức cuộc thi sáng kiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tuyên truyền về công tác phân loại rác tại nguồn nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.

- Về công tác thu gom: Để đảm bảo hoạt động thu gom, xử lý CTRSH một cách hiệu quả như mong muốn, trước tiên, thành phố cần xem xét bố trí kinh phí cho Cơng

ty cổ phần Cơng trình Đơ thị Tây Ninh để đầu tư trang thiết bị, phương tiện, tăng cường năng lực, mở rộng địa bàn, tăng tần suất thu gom rác, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR rộng khắp địa bàn thành phố. Mặt khác, để có cơ sở pháp lý cho việc thành lập các tổ lấy rác dân lập tại các phường trên địa bàn thành phố và thu hút các đơn vị tư nhân tham gia vào dịch vụ thu gom RTSH, kiến nghị UBND thành phố sớm ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập; đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh tăng cường sử dụng nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Tây Ninh phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường của thành phố.

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Hạn chế của nghiên cứu cũng chính là những hạn chế của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên – CVM: kết quả điều tra phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường giả định, cách đặt vấn đề của người điều tra, cách chọn mẫu làm cho câu trả lời của các cá nhân không đúng với giá trị thực. Mặt khác, một số mẫu điều tra cịn hạn chế trong tính nghiêm túc và độ tin cậy.

Ngồi ra, người được hỏi có thể trả lời qua loa và đánh giá theo cảm tính, trả lời theo số đơng mà khơng theo ý kiến của mình.

Các biến trong mơ hình đề tài đưa ra chỉ giải thích được 86,8% sự thay đổi của mức WTP của HGĐ đối với dịch vụ thu gom RTSH trên địa bàn thành phố Tây Ninh, còn lại 13,2% là do các yếu tố khác chưa đưa vào mơ hình mà tác giả chưa nghiên cứu được.

Sau khi xác định mức WTP đối với dịch vụ thu gom RTSH khu vực này là 36.242 đồng/hộ/tháng, để có thể thu hút khu vực tư nhân quan tâm, đầu tư cho dịch vụ mơi trường, ngồi việc khảo sát nhu cầu của người dân về chất lượng dịch vụ thì việc xác định chi phí đầu tư cũng rất quan trọng. Đây là nội dung đề tài tiếp theo có thể nghiên cứu nhằm định hướng cho nhà đầu tư, thúc đẩy quá trình xã hội hóa lĩnh vực mơi trường diễn ra nhanh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Báo cáo Kết quả nghiên cứu khả thi và đề xuất các giải pháp thực hiện phân loại rác tại nguồn cho phường 1, 2, 3 và 4 thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, 2011. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh.

2. Cục Thống kê Tây Ninh, 2012. Niên giám thống kê Tây Ninh năm 2011.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, TP.HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức.

4. Kerry Turner, David Pearce and Ian Bateman, 1995, Kinh Tế Môi Trường, East Anglia & London Universities. Bản dịch bởi ĐH Nơng Lâm TPHCM.

5. Nguyễn Thị Thu Huệ, 2011, Phân tích ý kiến của HGĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom RTSH ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM

6. Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012). Nghiên cứu mức sẵn lòng trả của người dân đối với cấp nước sạch tại thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí khoa học trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, số 3 (26), 3-19.

7. Nguyễn Văn Song và cộng sự, 2011, Xác định mức sẵn lịng chi trả của hộ nơng dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý CTR sinh hoạt ở địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 2011: Tập 9, số5: 853 – 860 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

8. Phạm Viết Hùng, 2013, Tác động của giá trị kinh tế môi trường đến việc quản lý chất thải sinh hoạt ở quận Bình Thạnh – thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn cử nhân, Đại học Kinh tế TP.HCM.

9. Phan Thị Giác Tâm, 2008, Bài giảng định giá môi trường. Khoa Kinh tế. Đại học Nông Lâm Tp.HCM

10. Quyết định số 2046/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc đã phê duyệt đồ án Quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.

11. Ramu Ranmanathan, 2002. Nhập môn kinh tế lượng với ứng dụng. Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Tiếng Anh

12. Afroz, R., Keisuke, H., 2009. Willingness to pay for improved waste management in Dhaka city, Bangladesh. Journal of Environmental Management 90, 492–503. 13. Afroz, R., Masud, M., 2010. Using a contingent valuation approach for improved

solid waste management facility: Evidence from Kuala Lumpur, Malaysia. Journal of Environmental Management 31, 800–808.

14. Alhassan, M., Mohammed, J., 2008. Households’ Demand for Better Solid Waste Disposal Services: Case Study of Four Communities in the New Juaben Municipality, Ghana. Journal of Sustainable Development; Vol. 6, No. 11; 2013. 15. Bateman, I., Richard T. Carson, Brett Day, Michael Hanemann, Nick Hanley,

Tannis Hett, Michael JonesLee, Graham Loomes, Susana Mourato, Ece Ozdemiroglu, David W. Pearce, Robert Sugden, and John Swanson. 2002. Economic Valuation with Stated Choice Preference Techniques – A Manual. Cheltenham and Northampton: Edward Elgar.

16. Boyle K. J. 2003. Contingent Valuation in Practice. in Champ P. A., Kevin J. Boyle, and Thomas C. Brown. 2003. A Primer on Nonmarket Valuation.(Series Editor: Ian J. Bateman), Dordrecht/Boston/London: Kluker Academic Publishers. 17. Carson R.T. 1994. Contingent Valuation: A User’s Guide. Department of

Economics, University of California, San Diego, USA.

18. Carson R.T., N. E. Flores, and N. F. Meade. 2001. Contingent Valuation: Controversies and Evidence. Environmental and Resource Economics 19: 173 – 210, 2001, Netherlands: Kluwer Academic Publishers.

19. Ezebilo, E., 2013, Willingness to pay for improved residential waste management in a developing country. Int. J. Environ. Sci. Technol 10:413–422.

20. Hanemann, M., 1989. Welfare evaluations in contingent valuation experiments with discrete response data: reply. Am J Agric Econ 71(4):1057–1061.

21. Hanemann, W. M and Barbara Kanninen. 1998. The Statistical Analysis of Discrete-Response CV Data. Working Paper No. 798, Department of Agricultural and Natural Resource Economics and Policy, Division of Agricultural and Natural Resource Economics, University of California Berkeley, USA.

22. Huang Chiung-Ju, Ho Yuan-Hong, 2005. Willing to pay for waste clearance and disposal: Result of the Taichung City Sutdy. The Business Review, Cambridge; Dec 2005; 4,2; Proquest Central pg.136.

23. Munasinghe, M. (1993). Environmental Economics and Sustainable Development. World Bank Environment Paper no.3.

PHỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

PHIẾU PHỎNG VẤN

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LỊNG CHI TRẢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ TÂY NINH

Xin chào các Anh/Chị, tôi là sinh viên cao học của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đang nghiên cứu đề tài “Xác định mức sẵn lịng chi trả

của hộ gia đình đối với dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở thành phố Tây Ninh”. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về chất lượng dịch vụ thu gom,

vận chuyển và xử lý rác trên địa bàn thành phố Tây Ninh. Sự đóng góp của Anh/Chị là rất quan trọng, se góp phần làm cho nghiên cứu này thành cơng. Tất cả bảng phỏng vấn chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và se giữ kín tuyệt đối. Các số liệu trong báo cáo se là số liệu chung chứ không phải là số liệu riêng của bất cứ cá nhân nào.

Xin các Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu chéo (x) vào các ô trống mà Anh/Chị lựa chọn. Xin chân thành cảm ơn!

Phần 1: Thông tin chung về cá nhân và hộ gia đình

Q1. Giới tính: □. Nam □. Nữ Q2. Phường: ........................

Q3. Vị trí hộ gia đình: □. Mặt đường □. Hẻm Q4. Sinh năm 19……

Q5. Nghề nghiệp

□. Khu vực nhà nước □. Khu vực tư nhân □. Lao động làm thuê □. Phục vụ quân đội □. Tự kinh doanh □. Thất nghiệp

□. Nghỉ hưu □. Nội trợ

□. Khác……………

Q6. Số thành viên trong gia đình: …..... người

Q8. Tổng thu nhập của cả gia đình: ....... triệu đồng/tháng

Q9. Thu nhập của người được phỏng vấn chiếm: .......% tổng thu nhập của gia đình

Q10. Trình độ học vấn cao nhất đạt được

□.Tiểu học □.Cấp 2 □.Cấp 3

□.Trung cấp □.Cao đẳng □.Đại học □.Trên đại học □.Khác: ……………

Phần 2: Nhận thức và quản lý rác thải của hộ gia đình

Q11. Xin Anh/Chị cho biết các vấn đề mơi trường tại khu vực mình đang sống: □. Chất lượng nước cấp sinh hoạt kém

□. Hệ thống thoát nước mưa kém □. Khói bụi và ơ nhiễm khơng khí □. Dịch vụ thu gom rác thải yếu kém □. Tình trạng vứt rác bừa bãi

□. Mùi hôi tại các điểm tập trung rác thải □. Khơng có

□. Khác: ………………………………….

Q12. Xin Anh/Chị cho biết việc vứt rác sinh hoạt bừa bãi se gây ô nhiễm như thế nào:

□. Rất ô nhiễm □. Khá ô nhiễm □. Tương đối ô nhiễm □. Không ô nhiễm Q12.1. Xinh Anh/Chị cho biết nguyên nhân vứt rác thải bừa bãi?

□. Thói quen của người dân □. Ý thức của người dân còn kém □. Thiếu dịch vụ thu gom rác □. Khơng có dụng cụ để rác trong nhà Q13. Ước tính hàng ngày hộ gia đình thải ra bao nhiêu kg rác thải: ......kg. Trong đó chất thải hữu cơ (ví dụ: vỏ rau quả, thịt cá, thức ăn dư thừa) chiếm: …..% Q14. Anh/Chị có thường hay tách riêng rác hữu cơ dễ phân huỷ (phế phẩm vỏ rau quả, thịt cá, thức ăn dư thừa...) với các loại rác vô cơ (sành sứ, thuỷ tinh, vải, da, nhựa, giấy, kim loại, các loại bao bì nhựa....)

□. Thường xuyên □. Thỉnh thoảng □. Ít khi □. Chưa bao giờ

Một phần của tài liệu Xác định mức sẳn lòng chi trả của hộ gia đình đối với dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở thành phố tây ninh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w