Những tiền đề để thực dân Pháp thực hiện cải cách giáo dục ở Việt Nam thờ

Một phần của tài liệu Cải cách giáo dục của thực dân pháp ở thuộc địa việt nam (19061939) (Trang 31 - 33)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Những tiền đề để thực dân Pháp thực hiện cải cách giáo dục ở Việt Nam thờ

thuộc địa

Thứ nhất, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu về chính trị và khai thác kinh tế.

Ngay sau khi giành thắng lợi trên mặt trận quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, người Pháp đã đặt sự quan tâm sâu sắc về vấn đề giáo dục tại Việt Nam. Bởi lẽ, họ nhận thấy rằng giáo dục Nho học là tảng đá lớn ngăn cản quá trình truyền bá hệ tư tưởng chủ nghĩa thực dân phương Tây, đồng thời là nơi nuôi giữ những giá trị văn hoá truyền thống được đúc kết từ nhiều thế kỉ, các trường Nho học là nơi đào tạo ra những lớp người trí thức yêu nước chống Pháp. Mọi ý đồ thực dân và công cuộc “chinh phục tinh thần” người bản xứ sẽ không mang lại kết quả khi mà chữ Hán không được thay thế bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Do đó, Pháp buộc phải cải tổ nền học chính ở Việt Nam, xây dựng nền giáo dục mới thay thế nền giáo dục phong kiến mang đậm yếu tố văn hoá Trung Hoa.

Sớm đặt sự quan tâm vào giáo dục nhưng những trường Pháp – Việt được xây dựng từ thời Paul Bert (1886) không mang lại nhiều thành quả như người Pháp mong muốn trong khi nền giáo dục Nho học vẫn tồn tại một cách vững chắc. Mặc dù, chính quyền thuộc địa cho tiến hành thiết lập trường thông ngôn cùng hệ thống trường giáo dục Pháp – Việt và đưa tiếng Pháp là mơn học chính trong chương trình giáo dục. Nhưng sau 40 năm tổ chức, người Pháp mới chỉ đủ đào tạo ra một tầng lớp phiên dịch và một số viên chức có trình độ thấp, do đó, họ thường phàn nàn rằng: “Chúng

tôi vẫn là những người thấp kém về mặt xã hội đối với những nho sĩ hạ thấp nhất”

[6, tr.63]. Ở những trường Pháp – Việt, học sinh người Việt theo học thì khơng nhiều người biết tiếng Pháp, cho nên khi ra trường họ rất kém đến nỗi không dịch được một bức công văn. Như vậy, việc đào tạo tầng lớp nhân viên giúp việc có chất lượng thấp và không mang lại hiệu quả đối với chính quyền thuộc địa. Đây là một trong những cơ sở để người Pháp đánh giá tính hiệu quả của chính sách giáo dục mà mình đang thực hiện.

Thứ hai, giáo dục Pháp – Việt không mang lại kết quả như ý muốn của người Pháp: Một sứ mệnh mà người Pháp luôn đưa ra hàng đầu khi sang các nước thuộc địa là “khai hóa văn minh” và truyền bá văn hóa, văn minh Pháp. Trong Diễn văn ngày

2/4/1886, Paul Bert đã nói rằng: “Giống như người Trung Hoa trước kia đã cải thiện

hiện trạng xã hội của các người bằng cách đem văn minh đến, khai tâm các người qua vị trí nước lập pháp, thì người Pháp cũng vậy, người Pháp hôm nay đến các người để cải thiện nền nông nghiệp, cơng nghiệp và kinh tế, và cịn để nâng cao dân trí thơng qua giáo dưỡng, mà “chính nhà trường sẽ tạo nên ảnh hưởng lớn đến việc đồng hóa những nhân tố ngoại quốc vào nhân tố Pháp, chính nhà trường sẽ phải truyền bá ngôn ngữ và tư tưởng của chúng ta” [40, tr. 29 - 30]. Vì thế, người Pháp xác định rằng: “sau khi người lính đã hồn thành sự nghiệp của mình thì đến lượt người giáo viên thực hiện sự nghiệp của họ” [21]. Đến đầu thế kỉ XX, khi phong trào Cần Vương chấm dứt,

từ thời điểm này chính quyền thuộc địa đã thiết lập ở Đơng Dương một tổ chức hành chính và một chương trình kinh tế hoạt động có hiệu quả thì người Pháp có thể yên lịng tính đến sự nghiệp “chinh phục tinh thần” con dang dở. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Pháp – Việt không những không thay thế nền giáo dục nhữ Hán, kết quả còn đi ngược lại ý muốn của người Pháp. Trong điều kiện chưa thể hồn tồn xóa bỏ nền giáo dục Nho học, người Pháp buộc phải duy trì hệ thống trường chữ Hán. Điều này làm cho người Pháp hết sức lo lắng, vì vẫn cịn nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, mà người lãnh đạo khơng ai hết chính là các văn thân, sĩ phu, quan lại còn chịu ảnh hưởng tư tưởng “trung quân ái quốc” của Nho học. Như vậy, công cuộc “chinh phục tinh thần” người dân bản xứ và việc kiểm soát tư tưởng cũng như khai thác bóc lột tại thuộc địa sẽ khơng thực hiện được. Vì thế, chính quyền thuộc địa phải thay đổi nội dung cũng như chương trình giáo dục để khắc phục những hạn chế trên.

Thứ ba, thống nhất ba nền giáo dục ở Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì. Từ năm 1862 đến năm 1905, nhà cầm quyền Pháp đã thiết lập hệ thống giáo dục ở ba kỳ với ba hình thực khác nhau: Ở xứ thuộc địa Nam Kỳ, nền giáo dục Pháp đã được tổ chức hoàn chỉnh với hệ thống đầy đủ ba cấp học và một chương trình học ưu tiên học chữ Pháp nhưng vẫn lưu giữ một vài nội dung của nền giáo dục Nho học. Còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ (nhất là Trung Kỳ), số trường dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ được thành lập rất ít, nhiều trường dạy chữ Hán vẫn tồn tại rất nhiều nơi. Chính sự tồn tại của các trường tư Nho học mà điều đáng lo ngại đối với người Pháp là khơng ít các Nho sĩ đã dung nghề dạy học để truyền bá tư tưởng yêu nước trong nhân dân làm cho nền an ninh tại xứ thuộc địa không được đảm bảo, cho nên trường Nho học là một mối lo ngại mà người Pháp cần phải giải quyết.

Như vậy, “hiện trạng khơng thống nhất về tổ chức và chương trình học vừa nêu

gây khó khăn cho việc quản lý giáo dục của nhà cầm quyền và người Pháp cảm thấy rất khó chịu trước sự tồn tại của những trường học do thầy đồ giảng dạy theo chương trình Nho học mà họ khơng thể kiểm sốt” [42, tr. 67]. Do đó, việc tiến hành cải cách

giáo dục là bức thiết và cần được thực hiện một cách đồng bộ ở cả ba kỳ. Thứ tư, sự tác động từ những hoạt động cải cách giáo dục ở châu Á

Đầu thế kỉ XIX, tại châu Á đã có nhiều chuyển biến quan trọng, nhất là ở Trung Quốc và Nhật Bản. Các nước này đều đã tiến hành cải cách giáo dục truyền thống của họ. “Người Trung Quốc và những quốc gia có nền văn minh Trung Hoa đều hiểu rằng

nền văn minh cổ đại của họ khơng cịn là một thứ vũ khí hữu hiệu nữa. Bởi vậy, Trung Quốc đã cải cách hoàn toàn nền giáo dục của họ theo kiểu Nhật Bản. Người An Nam với sự tiếp xúc với người Pháp đã làm quen với những phát minh hiện đại mà họ đã xác nhận một cách cơng khai những tiến bộ đó, cũng địi hỏi một nền giáo dục thích hợp hơn thời đại của họ” [6, tr. 64]. Với những tác động này, người Pháp nhận thấy

rằng đã đến lúc Việt Nam cũng cần thực hiện cải cách giáo dục để nhằm phù hợp với tình hình thuộc địa, đáp ứng nhu cầu cai trị và bóc lột Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Như vậy, cuộc cải cách giáo dục Việt Nam thực hiện vào năm 1906, trước hết do tác động của khuynh hướng liên hiệp từ Paris và tình hình nội tại tại Việt Nam. Mặc dù, cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất do Toàn quyền Paul Beau khởi xướng và chỉ đạo, nhưng được hoàn thiện bởi hai vị Toàn quyền kế nhiệm là Klobukowsky và Albert Sarraut.

Một phần của tài liệu Cải cách giáo dục của thực dân pháp ở thuộc địa việt nam (19061939) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)