Cải cách giáo dục lần thứ hai (1917-193)

Một phần của tài liệu Cải cách giáo dục của thực dân pháp ở thuộc địa việt nam (19061939) (Trang 48)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Cải cách giáo dục lần thứ hai (1917-193)

2.3.1. Mục tiêu cải cách

Sau chương trình khai thác thuộc địa tại Việt Nam được thực hiện từ năm 1897 đến năm 1914, chính quyền thuộc địa Pháp nhận thấy tầm quan trọng của sự phát triển giáo dục bản xứ, đặc biệt là chính sách giáo dục Pháp – Việt là một trong những vấn đề quan trọng tạo ra những tiền đề trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hố – xã hội góp phần tạo điều kiện tốt để thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Việt Nam. Với những lí do trên, nhà cầm quyền Pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách giáo dục ở các xứ thuộc địa, trong đó có Việt Nam với chủ trương phổ cập chương trình giáo dục Pháp – Việt trên tồn lãnh thổ. Vì thế trong cuộc cải cách giáo dục lần này, người Pháp hướng đến các mục tiêu sau:

Mục tiêu đầu tiên có thể nhận thấy rằng, Pháp thực hiện cải cách giáo dục nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân cơng lao động, biết nói và nghe được tiếng Pháp để phục vụ tốt cho chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Việt Nam (1919 – 1929). Bên cạnh đó, cũng khơng ngồi để đào tạo ra một tầng lớp người mới – tầng lớp thượng lưu thân Pháp, cốt lõi của chính sách “hợp tác với những người

bản xứ” hay còn gọi là chủ nghĩa Pháp – Việt đề huề - do Albert Saurraut chủ trương”

[48, tr. 212].

Mục tiêu thứ hai, với chủ trương thiết lập nền giáo dục Pháp – Việt ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam mà đối tượng chính là các thế hệ trẻ với mục đích từng bước xố bỏ ảnh hưởng của tư tưởng “trung quân ái quốc” từ các sĩ phu yêu nước đang ra sức chống lại chính quyền Pháp. Xố đi những cản trở của nền giáo dục Nho học đã tồn tại từ hàng nghìn năm lịch sử đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi con người. Hơn nữa, “việc phát triển các trường Pháp – Việt trong nước còn thu hút được thanh niên, tránh

được các luồng du học, ngăn chặn từ xa ảnh hưởng của những luồng tư tưởng tiến bộ, tư tưởng cộng sản và ảnh hưởng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, chủ yếu là do những người cộng sản và những trí thức từ Pháp và nước ngoài đem về” [48].

Mục tiêu thứ ba, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, vấn đề bành trướng và tìm kiếm thị trường mới của các đế quốc khác để phục vụ cho sức mạnh lớn của chính quốc đã đặt nước Pháp phải cải cách nền học chế tại Việt Nam để ngăn chặn sự xâm

nhập từ bên ngồi đối với các thuộc địa của mình, đặc biệt là nước Đức – nước đi đầu trong việc đẩy mạnh sự bành trướng thuộc địa ở các nước Đông Dương.

Mục tiêu thứ tư là tiếp tục ngăn cấm học sinh Việt Nam đi du học ở nước ngồi, rút kinh nghiệm từ q trình cai trị, người Pháp càng nhận thức rõ con đường để học sinh ra nước ngoài học tập sẽ là một điều nguy hiểm đối với họ. Nếu để những người này đi du học nước ngoài, học sinh Việt Nam sẽ tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản thế giới, đặc biệt là những tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản được xác lập sau khi cách mạng 1905 và cách mạng 1917 đã thành công ở nước Nga. Vì thế, Tồn quyền Albert Sarraut thừa nhận rằng: “Để cho lớp thượng lưu trí thức được đào

tạo ở nước ngồi thốt khỏi vịng kiềm toả của chúng ta, chịu ảnh hưởng văn hố và chính trị của nước khác, thì thật là một điều nguy hiểm vơ cùng. Những người trí thức đó trở về nước sẽ đưa hết tài năng của họ để tuyên truyền vận động chống lại chúng ta là những người bảo hộ đã ngăn cấm không cho học tập” [16, tr. 63].

Tóm lại, cuộc cải cách lần thứ hai được thực hiện với mục tiêu khắc phục những hạn chế chưa thể làm được trong cuộc cải cách lần thứ nhất. Xóa bỏ hồn tồn chương trình giáo dục truyền thống tiến tới xây dựng nền giáo dục riêng của Pháp ở

Đông Dương. Năm 1917, khi nhậm chức Tồn quyền Đơng Dương (lần thứ hai)9,

Albert Saurraut đã thực hiện bước đi dứt khoác là phải xác lập nền giáo dục Pháp – Việt ở Việt Nam.

2.3.2. Cách thức tổ chức giáo dục của thực dân Pháp

Ngày 21/12/1917, Tồn quyền Albert Saurraut ban hành bộ Học chính Tổng quy (Règelement général de l’Instruction publique en Indochine) là bộ luật giáo dục gồm 7 chương, 558 điều quy định về cơ quan quản lí giáo dục, hệ thống trường lớp, cơ cấu tổ chức các loại trường, chương trình, quy định về giáo viên, cách thức đánh giá, thi cử, thanh tra nhà trường, ngân sách được áp dụng cho các xứ thuộc địa “nhằm thống nhất

nền học chính trên tồn cõi Đơng Dương” [11, tr. 717]. Nghị định gồm 3 điều:

“Điều 1. Bộ Học chính tổng quy kèm theo Nghị định ngày 12-12-1917 có hiệu lực

thi hành từ ngày 15-03-1918.

Điều 2. Bãi bỏ tất cả các nghị định, quyết định trước đây của chính quyền địa phương liên quan đến cách thức tổ chức các cơ quan học chính ở Đơng Dương, trừ những quy định vẫn còn hiệu lực.

Điều 3. Phó Tồn quyền Đơng Dương, Giám đốc Nha Tài chính, những người đứng đầu chính quyền địa phương, Tổng Thanh tra Học chính chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này” [50, tr. 335].

9 Albert Saurraut được bổ nhiệm làm Tồn quyền Đơng Dương lần thứ nhất từ năm 1911 đến năm 1914.

Với việc áp dụng Học chính Tổng quy, đây được xem là cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai với những nội dung sau:

2.3.2.1 Về cơ quan quản lí

Tiết II quy định về cơ quan quản lí giáo dục, đứng đầu là “Tổng nha Học chính Đơng Dương” (Inspection générale de l’Instruction publique), thay mặt Toàn quyền chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến học chính tồn Đơng Dương. Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lí Tổng nha Học chính Đơng Dương và dưới quyền Tổng giám đốc là các quan “thị học”, thay Tổng giám đốc đi thanh tra xem xét các trường học. “Các quan thị học gồm có “Phổ thông học thị học” (Inspecteur de

l’Enseignement général), “Thực nghiệp học thị học” (Inspecteur de l’Enseignement professionnel) và “Đồ thị học thị học” (Inspecteur de l’Enseignement du dessin). Quan Phổ thông học thị học thay quan Tổng giám đốc đi thanh tra các trường đệ nhất và đệ nhị cấp. Quan Thực nghiệp học thị học và Đồ hoạ học thị học chuyên xem xét các trường dạy nghề và dạy vẽ” [17, tr. 98].

Đối với nền giáo dục Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nếu trước năm 1917, việc học của các trường bản xứ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ thuộc sự giám sát của các quan học chính như đốc học (tỉnh), giáo thụ (phủ), huấn đạo (huyện). Đến khi Albert Sarraut ban hành Bộ Học chính Tổng quy, tất cả các chức quan học chính này bị bãi bỏ, việc học ở các xứ phải có sự giám sát của thanh tra người Pháp. Tại các huyện lị, tỉnh lị và các trường Tiểu học sẽ nằm dưới sự giám sát của quan Đốc học người Pháp. Trường Trung học cũng như các trường dạy nghề trực thuộc quan Thủ hiến (ở Bắc Kỳ trực thuộc Thống sứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ thuộc Khâm sứ Trung Kỳ và Nam Kỳ thuộc Thống đốc). Còn các trường Cao đẳng, Đại học do Nha Cao đẳng (Direction de l’Enseignement súperieur) để quản lý chung các trường cao đẳng, mỗi trường cao đẳng có một Hội đồng do Giám đốc trường làm chủ tịch.

Ngoài ra, Tồn quyền Albert Saurraut cịn quy định thành lập một cơ quan gọi là “Học chính cố vấn hội nghị” (Conseil consultatif de l’Instruction publique) để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giáo dục trên tồn Đơng Dương do Toàn quyền làm chủ tịch, quan Tổng giám đốc Học chính và Đại học giám đốc làm phó chủ tịch, hội viên gồm năm đại diện chính quyền của năm xứ (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Lào và Campuchia) do các quan Thủ hiến các xứ thuộc Đơng Dương chỉ định, ngồi ra cịn có “Giám đốc Viễn đơng bác cổ, thanh tra giáo dục phổ thông, thanh tra trường dạy nghề

và đồ họa, Hiệu trưởng trường Trung học Pháp ở Hà Nội, đại diện từ trường đại học, các nghị viên người Pháp và người Việt” [18, tr. 13].

2.3.2.2. Về tổ chức hệ thống giáo dục

thống: phổ thông và dạy nghề. Ở cả hai hệ thống này, các trường sẽ được chia làm hai loại: trường Pháp chun dạy cho người Pháp, theo chương trình "chính quốc" và các trường Pháp - Việt, chuyên dạy người Việt theo chương trình bản xứ. Các trường được chia thành ba cấp: tiểu học, trung học và cao đẳng, đại học; ngoài ra là các trường dạy nghề, tương đương tiểu học và trung học” [48, tr. 215]. Theo như

nội dung của Học chính Tổng quy, giáo dục Pháp – Việt phổ thông gồm ba bậc: đệ nhất cấp tức hệ Tiểu học (Enseignement primaire), đệ nhị cấp tức là hệ Trung học (Enseignement secondaire) và đệ tam cấp là Đại học hay Cao đẳng (Ecoles Supérieurs).

2.3.2.3. Về bậc đệ nhất cấp (Tiểu học)

Theo Học chính Tổng quy của Albert Sarraut thì mỗi xã sẽ thành lập một trường học, nếu xã nhỏ thì hai ba xã gần nhau có thể tổ chức chung một trường tiểu học. Trường tiểu học được chia thành hai loại:

Trường Tiểu học Tồn cấp (École Primaire de plein exercice) có 5 lớp: Đồng Ấu (Enfantin) dành cho học sinh 7 tuổi, Dự bị (Préparatoire) dành cho học sinh 8 tuổi, Sơ đẳng (Élémentaire) dành cho học sinh 9 tuổi, Trung đẳng (Moyen) dành cho học sinh 10 tuổi, Cao đẳng (Supérieur) dành cho học sinh 11 tuổi, có cơ sở đặt tại tỉnh lỵ.

Trường Sơ đẳng Tiểu học (École Primaire Élémentaire) có từ 2-3 lớp: Đồng Ấu (Enfantin), Dự bị (Préparatoire), Sơ đẳng (Élémentaire), cơ sở đặt các xã. Học sinh sau khi học xong trường Sơ đẳng sẽ trở về nhà hoặc tiếp tục theo học tại các trường Tiểu học Toàn cấp để nhận bằng tốt nghiệp Tiểu học.

Chương trình học bậc Tiểu học gồm các môn: Luân lý, Giáo dục Thể dục và vệ sinh, Khoa học sơ lược, Thủ công, Pháp văn,… Thời gian học được quy định như sau:

“1. Các lớp học bậc giáo dục phổ thơng phải chiếm 5,5 giờ mỗi ngày, trong đó có giờ ra chơi (5 giờ/lớp), tổng cộng là 27,5 giờ/tuần (khơng tính thứ 5 và chủ nhật).

2. Các tiết thể dục và bài tập thể chất diễn ra trong giờ ra chơi hoặc trong thời gian của tiết cuối buổi chiều, phải đạt tổng cộng là 2,5 giờ/tuần.

3. Các tiết học chữ Hán tại xứ An-nam tiến hành theo thời gian cố định là sáng thứ năm, với 1,5 giờ/tiết.

4. Thời gian dành cho bài tập vẽ nghệ thuật không quá 1 giờ/tuần.

5. Thời gian dành cho tiếng Pháp (đọc, học thuộc lịng, viết, chính tả, ngữ pháp, bài luận) ít nhất 1 giờ/tuần đối với các lớp cao đẳng và lớp nhất.

6. Tại các trường nữ sinh, mỗi buổi chiều sẽ có khoảng 1,5 giờ cho việc dạy nữ công gia chánh, giảm thời gian giảng dạy cho nam sinh” [50, tr. 369].

Đối với trường nữ sinh thì chương trình đào tạo giống như các trường Tiểu học chỉ có học thêm các mơn gia chánh và những mơn thủ cơng (thêu, đan, dệt vải,..). Mỗi

tỉnh ít nhất sẽ thành lập một trường Tiểu học toàn cấp dành riêng cho nữ sinh. Trường Cao đẳng Tiểu học chỉ có ở Hà Nội, Huế, Sài Gịn, cịn bậc Trung học thì khơng có trường riêng cho nữ sinh. Nếu những tỉnh nào chưa có điều kiện để mở trường nam và nữ riêng, có thể học chung trường hoặc chung thầy, nhưng phải tách làm lớp riêng, trừ lớp Đồng ấu được học chung. Tuy tỉ lệ nữ sinh so với nam sinh còn thấp nhưng so với giáo dục trước đó là một bước tiến và phần nào đã thể hiện sự quan tâm của chính quyền thuộc địa đến giáo dục nữ giới trong lần cải cách giáo dục này. Điều đó được thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 2.4. Số lượng giáo viên và học sinh bậc Cao đẳng Tiểu học nữ sinh năm học 1922 – 1923

Trƣờng

Đội ngũ giáo viên Học sinh

Ngƣời Âu Ngƣời bản xứ Bậc Sơ học Bậc Trung học Trung học Đồng Khánh 5 7 358 35 Trung học Nữ Sài Gòn 28 12 226 24 Trung học Nữ Hà Nội 10 6 129

Trường Sư phạm Hà Nội 56

Tổng cộng 43 25 713 105

(Nguồn: 43 tr. 163)

Cũng theo quy định của Học chính Tổng quy, học sinh từ lớp nhì muốn học lên lớp nhất “phải trải qua một kỳ thi gồm 2 bài thi viết (chính tả Pháp văn ½ giờ, một bài

luận Pháp văn ½ giờ) và 3 bài thi vấn đáp (hai tốn đố 10 phút, tập đọc và nói chuyện bằng tiếng Pháp 10 phút, dịch ra tiếng Việt một đoạn Pháp văn 10 phút” [11, tr. 720].

Còn đối với học sinh lớp nhất, “sau khi kết thúc năm học phải thi bằng tốt nghiệp tiểu

học nhưng ai sức học cịn kém có thể ở lại học thêm một năm lớp nhất nữa. Tuổi thi tốt nghiệp quy định là 13 tuổi” [17, tr. 101].

Bên cạnh đó, Bộ Học chính Tổng quy cũng quy định giáo viên tại các trường Tiểu học như sau: “Giáo viên tại các trường tiểu học tuyển từ những người có bằng

tốt nghiệp trường sư phạm tiểu học, những người có bằng “Tiểu học sơ đẳng” (Brevet élementaire) hoặc những người có bằng trung học (complémentaire)” [17,

tr. 99]. Đối với các trợ giáo và nữ trợ giáo chỉ dạy ở trường Sơ đẳng Tiểu học và được tuyển từ những người đã có bằng tốt nghiệp Tiểu học, nhưng muốn được dạy thì phải làm thí sai một năm. Lương giáo viên sẽ do chính quyền thuộc địa trả theo quy định như nhân sự là người Pháp hay người bản xứ, ngạch hạng, xếp hạng, thời gian làm việc để được nâng bậc,…

Bảng 2.5. Bảng lương và ngạch lương giáo viên Tiểu học (Nhân sự người Pháp) Ngạch hạng Lƣơng châu Âu (phơ răng) Lƣơng thuộc địa (phơ răng) Xếp hạng Thời gian làm việc tối thiểu để

đƣợc nâng bậc Giáo sư chính Ngoại hạng 6.000 12.000 Hạng 2A Hạng 1 5.500 11.000 Hạng 2A 2 năm Hạng 2 5.000 10.000 Hạng 2 2 năm Hạng 3 4.500 9.000 Hạng 2 2 năm Giáo sư Hạng 1 4.000 8.000 Hạng 2 2 năm Hạng 2 3.500 7.000 Hạng 2 2 năm Hạng 3 3.000 6.000 Hạng 2 2 năm Hạng 4 2.500 5.000 Hạng 3 2 năm Hạng 5 hoặc tập sự 2.000 4.000 Hạng 3 2 năm Nữ giáo viên tiểu học chính Ngoại hạng 4.000 8.000 Hạng 2A Hạng 1 3.500 7.000 Hạng 2A 3 năm Hạng 2 3.000 6.000 Hạng 2A 2 năm Nữ giáo viên tiểu học Hạng 1 2.750 5.500 Hạng 2 2 năm Hạng 2 2.500 5.000 Hạng 2 2 năm Hạng 3 2.250 4.500 Hạng 2 2 năm Hạng 4 2.000 4.000 Hạng 3 2 năm Hạng 5 hoặc tập sự 1.800 3.600 Hạng 3 2 năm

(Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia tr. 352)

Bảng 2.6. Bảng lương và ngạch lương giáo viên Tiểu học (Nhân sự người bản xứ)

Ngoại hạng

Lƣơng

(đồng Đông Dƣơng) Xếp hạng

Thời gian làm việc tối thiểu để

đƣợc nâng bậc Nam Nữ Ngoại hạng 1.500 1.200 Hạng 2A Giáo sư chính Hạng 1 1.200 960 Hạng B 3 năm Hạng 2 900 840 Hạng 2B 2 năm GV chính ngạch Hạng 1 780 720 Hạng 2C 2 năm Hạng 2 720 660 Hạng 2C 2 năm Hạng 3 660 600 Hạng 2C 2 năm Hạng 4 600 540 Hạng 3 2 năm Hạng 5 540 480 Hạng 3 2 năm Hạng 6 480 420 Hạng 3 2 năm

2.3.2.4. Về bậc Đệ nhị cấp (Trung học Bổ túc)

Theo chương trình cải cách của Albert Sarraut, trường đệ nhị cấp thuộc hệ thống giáo dục Pháp-Việt gồm hai bậc: Cao đẳng Tiểu học và Trung học.

Bậc Cao đẳng Tiểu học: “có thời gian học là 4 năm: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và

đệ tứ niên, cuối năm thứ tư học sinh được đi thi để lấy bằng cao đẳng tiểu học (hay cịn gọi là “đíp lơm”)” [6, tr. 85]. Độ tuổi được quy định đối với bậc Cao đẳng Tiểu

học là dưới 18 tuổi. Chương trình Cao đẳng Tiểu học gồm có các mơn: Pháp văn, Ln lý, Lịch sử, Việt văn và Hán Văn, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hoá học, Tập viết chữ đẹp, Vẽ theo hình mẫu, Tìm hiểu công nghiệp (riêng nữ sinh học thêm gia chánh, dưỡng nhi). Cuối năm thứ tư học sinh có thể đi thi lấy bằng Cao đẳng Tiểu học (còn gọi là bằng Thành chung hay Đíp lơm).

Thời lượng các mơn học được bố trí như sau:

“- Mỗi tuần học 27 giờ rưỡi

- Trong 27 giờ rưỡi này phải dành 12 giờ học tiếng Pháp, lịch sử, 8 giờ học khoa học (số học, vật lý, hoá học, vật học), 2 giờ học địa lý (về hình thế và kinh tế).

Thể thao học trong giờ ra chơi

Quốc văn và chữ Hán học 3 giờ một tuần. Chữ Hán và Quốc ngữ gộp chung vào

Một phần của tài liệu Cải cách giáo dục của thực dân pháp ở thuộc địa việt nam (19061939) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)