Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Cải cách giáo dục của thực dân pháp ở thuộc địa việt nam (19061939) (Trang 81 - 86)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Tác động của cải cách

3.1.2. Tác động tiêu cực

ích của giai cấp thống trị.

Sau khi thiết lập quyền cai trị đối với vùng đất Nam Kì, điều mà nguời Pháp cần là sự ổn định, có một lực lượng nhân sự đủ trình độ và lịng trung thành cần thiết cho bộ máy chính quyền thuộc địa. Nhiệm vụ đó được người Pháp đặt trọng tâm vào lĩnh vực giáo dục, thông qua việc thiết lập các trường thông ngôn và hệ thống giáo dục Pháp – Việt. Theo nhận định của nhà cầm quyền Pháp, họ đều cho rằng “Trường học

là công cụ hữu hiệu nhất, chắc chắn nhất nằm trong tay kẻ đi chinh phục”, “chúng ta cũng muốn nắm giữ đến tận con tim của người bản xứ và xóa bỏ mọi hiểu nhầm giữa họ và ta. Đề cao xứ sở của họ, giúp họ gắn bó sự nghiệp của chúng ta, đó là mục đích của cuộc chinh phục tinh thần. Cuộc chinh phục này lâu hơn sáng láng hơn cuộc trước, nhưng cũng phong phú và đáng ngợi ca. Cơng cụ để thực hiện khơng thể là gì khác ngồi trường học” [40, tr. 31].

Trước yêu cầu của cai trị thuộc địa, người Pháp từ đầu thế kỉ XX đã lần lượt thực hiện hai cuộc cải cách giáo dục lớn cùng một số điều chỉnh bởi một số Toàn quyền kế nhiệm Paul Beau và Abert Sarraut. Trọng tâm của đề án cải cách mà người Pháp hướng đến là xác lập hệ thống giáo dục Pháp – Việt và xóa bỏ giáo dục Nho học. Như vậy từ thập niên đầu thế kỉ XX, tại Việt Nam đã tồn tại hai hệ thống trường công lập, một là song ngữ Pháp – Việt, ở đó tiếng Pháp là ngơn ngữ chính; hai là hệ thống trường chữ Hán của người Việt, trong đó học sinh chủ yếu học bằng chữ Quốc ngữ và Hán tự.

Mặc dù trải qua hai lần cải cách giáo dục và một số lần điều chỉnh, người Pháp vẫn gặp nhiều hạn chế, nhưng họ vẫn kiên trì tìm ra nguyên nhân và đề ra những biện pháp khắc phục điều đó. Có ý kiến cho rằng những sai lầm dẫn đến thất bại là do người Pháp q nơn nóng, muốn làm cho người dân quên hết phong tục, tập quán, ngơn ngữ và có người tính tốn một cách đơn giản rằng bắt hai triệu người dân học chữ Pháp còn dễ hơn bắt năm chục viên chức cai trị học tiếng Việt. Vì vậy, người Pháp đã thay đổi cách nhìn nhận và từ đó đã tiến hành từng bước trong chính sách giáo dục của mình, để đào tạo ra được đội ngũ nhân viên phục vụ có chun mơn, trình độ.

Thứ hai, chương trình giảng mang tính chất nhồi sọ, hàn lâm khơng phù hợp với

thực tế Việt Nam

Nhìn chung, người Pháp khơng quan tâm nhiều đến việc mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho xứ thuộc địa, mà chủ yếu thông qua hệ thống giáo dục học đường theo mơ hình phương Tây, giảng dạy bằng tiếng Pháp để truyền bá văn hóa Pháp và Việt Nam với mục tiêu tối thượng là duy trì thể chế thực dân lâu dài tại đây. Hơn nữa, trong chừng mực nhất định, người Pháp có ý định sử dụng người Việt để giúp họ quản lí bộ

máy hành chính và phát triển xã hội thuộc địa. Do vậy, người Pháp đầu tư nhiều hơn xây dựng hệ thống giáo dục học đường theo chính quốc ở cả ba kì, nhưng nhiều nhất là ở Bắc Kì và Nam Kì. Cuộc cải cách này chỉ nhằm một mục đích là phục vụ cho chủ nghĩa thực dân, giúp cho việc khai thác, bóc lột và duy trì lâu dài sự thống trị tại thuộc địa. Do đó, chương trình giảng dạy mang tính chất nhồi sọ, nơ dịch và ngu dân (có những nội dung sai lệch lịch sử Việt Nam, nghiên hẳn về tuyên truyền văn hóa Pháp và sức mạnh cơng nghiệp, khẳng định sự vượt trội của nền văn minh phương Tây đối với văn minh Việt Nam.

Qua lần cải cách giáo dục lần hai là thời gian học bậc Tiểu học và Trung học là quá dài (13 năm), một người muốn học xong bậc Cao đẳng, Đại học phải mất đến 15 – 16 năm. Mặt khác, nội dung chương trình trong nhà trường rất nặng và ơm đồm, nhiều môn học mang nặng yếu tố hàn lâm không cần thiết như Triết học, Cổ học,... khiến cho người học khó tiếp thu, căng thẳng sau những giờ học. Thêm vào đó, việc dạy học chủ yếu bằng tiếng Pháp càng làm cho việc học thêm khó khăn.

Tuy nội dung giáo dục mà chính quyền thuộc địa áp dụng tại Việt Nam gần giống với chương trình Pháp ở chính quốc, nhưng đối với các mơn lịch sử và văn học thì người Pháp đã cố tình cắt xén đi các nội dung về các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Mĩ, Pháp... cùng các phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Mĩ Latinh. Thay vào đó là những nội dung ngợi ca về con người và đất nước Pháp, về quá trình xâm chiếm thuộc địa, công cuộc khai sáng và bảo hộ của nước Pháp tại Việt Nam. Với hy vọng, người Pháp sẽ ngăn cản sự tiếp cận các luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới, các khuynh hướng đấu tranh vô sản trong giới học sinh Việt Nam, nhất từ sau giai đoạn cách mạng Nga thắng lợi. Khiến cho học sinh Việt Nam dần dần lãng quên những giá trị truyền thống, cội nguồn của dân tộc, ngày càng “hàm ơn” và từng bước “vơ hiệu hố” tình thần đấu tranh chống lại người Pháp.

Thứ ba, chương trình, nội dung có những điểm chưa phù hợp và “coi nhẹ” bản

sắc văn hóa Việt Nam.

Từ năm 1917, khi nền giáo dục được cũng cố thì họ ngày càng “Pháp hóa” chương trình và nội dung học tập. Trong các mơn khoa học xã hội thì học sinh phải học khá sâu về văn học Pháp và các tác giả tiêu biểu; lịch sử thì học từ cổ điển đến hiện đại…Bằng cấp cũng có sự phân biệt, tú tài Pháp ln có giá trị hơn tú tài bản xứ.

Ở cao đẳng, đại học thì việc đào tạo phục vụ chủ yếu cho chính quyền “bảo hộ”. Trong hơn 1000 sinh viên đại học niên khóa 1943-1944 thì trường Luật, trường đào tạo quan cai trị, chiếm một nữa (594 người); trường Cao đẳng Khoa học chỉ chiếm một tỉ lệ thấp: 175 sinh viên, còn các ngành phục vụ kinh tế lại càng sút kém (Thú y 39 sinh viên, Nông lâm 63 sinh viên, Cơng chính 84 sinh viên…) [4, tr.239].

Chương trình trung học quá nặng nề, đầy áp những kiến thức “hàn lâm” không cần cho trung học (triết học, cổ học) đồng thời chương trình cũng bị “Pháp hóa” cao độ làm cho người ta thấy tiếng mẹ đẻ chỉ là một ngoại ngữ bị coi thường, bị rẻ rúng từ cấu tạo chương trình đến nội dung học tập, cịn tiếng Pháp mới là ngơn ngữ chính. Những nhược điểm này người ta không cần quan tâm khắc phục khi mà nền giáo dục chỉ có mục đích phục vụ cho quyền lợi của chủ nghĩa thực dân Pháp hơn là cho quảng đại quần chúng.

Như vậy nền giáo dục do người Pháp tổ chức và điều hành, rõ ràng là để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa và truyền bá văn hóa Pháp, nó đưa lại lợi ích cho giai cấp thống trị là chính. Mơn quốc văn được cấu tạo như một ngoại ngữ, vẫn được họ tận dụng để thực hiện chủ trương trên, cho dù nếu có những lời lẽ hoa mỹ nào đó thì với thời gian học ít ỏi, học sinh cũng không thể “hiểu sâu bản sắc dân tộc” hoặc “hiểu biết đầy đủ cội nguồn dân tộc” được [4, tr.240-241].

Có thể nói, đến những năm 30 của thế kỉ XX xã hội Việt Nam không phải chịu sự khủng hoảng về kinh tế mà về mặt giáo dục. Ngoài sự khủng hoảng về thiếu trường, nạn trí thức thất nghiệp, như báo chí cũng “than phiền”, giáo dục kiểu mới còn dẫn đến sự mất gốc, nhiều thanh niên có học bị “đồng hóa” , “Pháp hóa”. Từ sau cuộc cải cách, Nam Phong có nhiều bài báo nói về vấn đề “đồng hóa” và “hợp tác”. Một người Ý là ông Sforza, đã nhận xét về tình trạng này như sau: “Các nhà ngôn luận An Nam, họ phàn nàn về những nỗi bất bình của họ, họ cũng phàn nàn theo lối tây; đồng hóa đến thế là cùng cực… Những kẻ bất bình ngày nay, họ bất bình theo lối tây, dường như theo lỹ lẽ của tây cả” [33, tr. 523-527].

Thứ tư, tỷ lệ học sinh biết chữ và có bằng cấp trên tổng số dân cịn thấp; sau cải

cách tỉ lệ nguời biết chữ chưa cao

Mặc dù, sau hai lần cải cách giáo dục và có sự điều chỉnh dưới thời kỳ của Toàn quyền Merlin và Varenne số lượng trường học và học sinh cao hơn so với giáo dục truyền thống thời phong kiến, song tỷ lệ người đi học trên tổng dân số chưa cao, điều này trái hẳn với tuyên truyền “khai hoá văn minh” của chính người Pháp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một mặt, do mục đích do mục đích cốt chỉ xố nạn mù chữ cho trẻ em chỉ biết đọc biết viết, các trường học mà chính quyền thuộc địa mở ra không đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đa số những trẻ em xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khổ chỉ học tập ở các địa điểm trường làng với hệ đào tạo từ hai đến ba năm, sau đó trở về cuộc sống làm ruộng để phụ giúp gia đình, một số khác do gia đình khơng có điều kiện nên sẽ khơng được học ở những bậc cao hơn.

Ngoài ra, các địa phương thiếu trường và thiếu giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh thất học. Về tình hình này Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét như sau: “nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở thêm trường học, vì trường học thiếu một

cách nghiêm trọng. Mỗi năm, vào kỳ khai giảng, nhiều phụ huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt mọi nơi thần thế, có khi chịu trả gấp đơi tiền nội trú, nhung vẫn khơng tìm được chỗ cho con học. Và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường” [30, tr. 107].

Mặc dù hệ thống giáo dục mà chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập ở Việt Nam sau cải cách với đầy đủ các bậc học, nhìn bề ngồi dường như có khả năng đáp ứng nhu cầu học tập cho đại đa số người dân Việt Nam nhưng thật chất là nhằm phục vụ vì lợi ích thực dân. Tuy người Pháp thực hiện hai cuộc cải cách lớn và một số điều chỉnh nhưng lần bổ sung sau cùng của Toàn quyền Varenne cũng đã sớm bộc lộ nhiều yếu kém, nhược điểm. Cuộc cải cách này tiến hành một cách chậm muộn, nhỏ giọt, ngập ngừng xuất phát từ mâu thuẫn giữa nhu cầu về đào tạo với nổi ám ảnh về hiệu ứng của nền giáo dục mà cuộc cải cách tạo ra đối với nền an ninh của chế độ thuộc địa. Chương trình giáo dục chủ yếu nhằm vào sự phát triển bậc sơ đẳng tiểu học, nghĩa là cốt chỉ để xóa nạn mù chữ, tuy nhiên tỉ lệ người biết đọc biết viết là quá thấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chương trình giảng dạy khơng phù hợp, khơng sát thực tế (trẻ con vỡ lòng, chưa thạo tiếng Việt đã phải học tiếng Pháp hoặc sau điều chỉnh thì chỉ khơng học tiếng Pháp ở ba lớp đầu bậc sơ đẳng tiểu học, lên hai lớp cuối bậc học này lại chỉ dạy bằng tiếng Pháp). Vì thế, số học sinh đã bỏ học nhiều và tình trạng mù chữ phổ biến diễn ra trong dân chúng là điều hiển nhiên. Theo số liệu thống kê chính thức của chính quyền thuộc địa:

Bảng 3.1. Số học sinh có bằng tiểu học Pháp – Việt

Đơn vị: Nghìn học sinh 1919: 1,4 1923: 3,2 1927: 4,6 1920: 1,4 1924: 3,2 1928: 4,6 1921: 2,4 1925: 3,9 1929: 4,5 1922: 2,2 1926: 3,4 1930: 4,4 [Nguồn: Tạ Thị Thúy, LSVN, tập 8, tr. 238]

Về kết quả của cuộc cải cách, trong báo Tiếng dân số ra ngày 28/10/1931 có đăng bài của Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng như sau: “Nói về Tây học thì trường nọ

trường kia, bằng cao bằng thấp, cái vinh dự Tây học ngày nay, lại càng sang trọng hơn mấy bậc khoa giáp ngày trước. Vậy mà xét về thực tế thì trừ cơng việc viết th, nói mướn và làm công các sở ra, nào đã mấy ai lưu tâm đến chỗ triết lý, tìm được chỗ tính túy của Âu học mà tự lập lấy mình và du nhập cho bà con đâu? Chẳng qua ngày trước nói Khổng Mạnh thì ngày nay thay vào Hy Lạp, La Mã, Mạnh Đức, Lư Thoa, đổi cái lối "chi hồ giả dã” mà bước sang “a, b, c, d” cũng chỉ là ngoài biểu diện! Học giới như thế mà nối đến nhân tài, thật không sao tránh khỏi câu cụ Tây Hồ đã nói:

Ngày trước học Hán thì làm hủ Nho, ngày nay học Tây”.

Chính điều này đã làm lạc hướng thanh niên Việt Nam, biến họ thành những kẻ mất hết gốc rễ của nền văn hóa truyền thống và lịch sử lâu đời của dân tộc mà hăng hái tìm những giá trị mới lạ, thậm chí cịn khinh rẻ. Do đó, trên thực tế đã sinh ra một số trí thức tân học mất gốc, sợ Pháp, phục Pháp và phụng sự chế độ thực dân. Đó chính là điều mà chính quyền thực dân đã đạt được thông qua cải cách giáo dục và phần nào đó đã cản trở cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cải cách giáo dục của thực dân pháp ở thuộc địa việt nam (19061939) (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)