Biện pháp 8 Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 97 - 98)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học

3.2.8. Biện pháp 8 Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt

động bồi dưỡng học sinh giỏi

3.2.7.1. Mục đích của biện pháp

Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG, đặc biệt với gia đình và cộng đồng trong cơng tác giáo dục HS nhằm khép kín, đảm bảo tính thống nhất, liên tục và tồn vẹn của q trình giáo dục là một việc làm cần thiết để đảm bảo hiệu quả giáo dục nói chung và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS nói riêng.

3.2.7.2. Nội dung biện pháp

Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trình giáo dục HS:

Chủ động liên hệ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục, học tập của con em mình. Tham gia cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá nếu các bậc cha mẹ có điều kiện, khả năng. Thường xuyên trao đổi với GV chủ nhiệm về kết quả r n luyện, học tập, lao động, vui chơi ở nhà nhất là những hiện tương đặc biệt, những biến đổi tâm lí ở con em và HS ở cộng đồng. Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập, r n luyện của giáo viên chủ nhiệm triệu tập hoặc nhà trường yêu cầu. Tham gia đánh giá kết quả học tập, r n luyện của con em và quá trình hoạt động giáo dục của HS ở nhà trường, lớp học.

Các bậc cha mẹ có nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong giáo dục con em, khơng bao che những thiếu sót của con em ở nhà. Thống nhất với nhà trường về mục tiêu, phương pháp giáo dục. Hằng ngày dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời nắm bắt những biến đổi ở HS.

Việc phối hợp giáo dục với cộng đồng: Trao đổi với những người đại diện của cộng đồng (trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, cụm dân phố...) để xác định mục tiêu và kế hoạch hành động phối hợp. Nhà trường cần chủ động và giữ vai trò chủ đạo cùng các lực lượng trong cộng đồng chỉ đạo hoạt động của HS. Điều chỉnh và phối hợp các hoạt động nhằm thực hiện các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Việc điều chỉnh và phối hợp phải được nhìn nhận từ hai mặt: lợi ích của nhà trường và lợi ích của cộng đồng. Tổ chức HS tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng như: các hoạt động văn hoá, hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện. Phối hợp với cộng đồng để nắm tình hình HS. Những thơng tin này sẽ giúp GV đánh giá đúng HS của mình. Phối hợp việc động viên và khuyến khích HS. Dư luận của cộng đồng có tác động rất lớn đến HS, giúp cho các em tự điều chỉnh hành vi một cách hữu hiệu. GV cũng có thể bàn bạc với cộng đồng trợ giúp những HS khó khăn hoặc thể hiện sự ưu đãi, khích lệ của cộng đồng với

những HS đạt giải HSG. Người thực hiện:

Hiệu trưởng: Chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG.

Các phó Hiệu trưởng: Trực tiếp tổ chức và kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng tồn bộ q trình thực hiện kế hoạch.

Cơng đồn trường, chi đồn GV, liên Đội TNTP.HCM, Ban đại diện cha mẹ HS: Trực tiếp triển khai, phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động BD HSG.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG.

Bước 2: Nhà trường triển khai kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG đối với tất cả các tổ chức đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ HS, toàn thể GV để tổ chức thực hiện.

Bước 3: Cơng đồn, chi đồn GV, liên Đội TNTP.HCM, Ban đại diện cha mẹ HS trực tiếp triển khai, phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG của trường.

Bước 4: Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG của trường theo từng năm.

Các điều kiện cần thiết để thực hiện:

Điều kiện về nhân lực: Điều kiện về nhân lực: Ban Giám hiệu có quyết tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG của trường. Ban chấp hành cơng đồn, chi đồn GV, liên đội TNTP.HCM, Ban đại diện cha mẹ HS, tồn thể GV có trách nhiệm, nhiệt tình với cơng tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG của trường. Điều kiện về cơ sở vật chất: Đảm bảo cơ sở vật chất cho các tổ chức đồn thể, bố trí nơi làm việc cho bộ phận trực tiếp phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG của trường có điều kiện làm việc tại trường.

Điều kiện về tài chính: Đảm bảo nguồn tài chính chi phí cơng tác cho lực lượng thực hiện công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG của trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)