Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 65 - 70)

3.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạtđộng kinh doanh của ACB trong gia

3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại

Hoạt động cho vay và đầu tư không hiệu quả

Tỷ lệ nợ xấu của ACB gia tăng vượt trội trong giai đoạn 2012-2014, gấp 3 lần so với giai đoạn trước đó (2011: 0,88%, 2012: 2,46%, 2013: 3,1% và 2014: 2,17%). Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của ACB năm 2013 đã vượt mức cho phép của NHNN (dưới 3%). Bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ quá hạn cũng gia tăng gấp 4, 5 lần (2012: 7,77%, 2013: 5,79% và 2014: 4,75%). Tình trạng này là do nhiều nghiệp vụ cho vay và đầu tư của ACB không hiệu quả. Cụ thể là, đối với trường hợp một Tổng cơng ty Nhà nước và Nhóm 6 cơng ty, ACB đã thực hiện cho vay và đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp và đầu tư vào một loại chứng khốn có rủi ro cao. Nguyên nhân gây ra rủi ro này là do năng lực quản

trị của ACB trong q trình cấp tín dụng, phân tích, xếp loại rủi ro tín dụng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và sai lầm khi quyết định cho vay. Một nguyên nhân khác thuộc về phía Tổng cơng ty Nhà nước khi ban lãnh đạo của doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực quản lý, tham nhũng, sử dụng vốn sai mục đích. Trong trường hợp ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền có kỳ hạn tại một NHTM, ACB đã vì quá tham lam sẽ thu được thu nhập cao khi một nhân viên của NH này hứa trả thêm 8-10% ngồi lãi suất 14% theo quy định. Vì thế mà ACB đã gặp phải rủi ro tác nghiệp khi nhân viên này có hành vi lừa đảo gây ra thất thốt vốn. Điều này cho thấy cần phải xem xét những rủi ro trong công tác quản lý và ra quyết định sử dụng vốn tại ACB. Bên cạnh đó, đối với các khoản nợ mà ACB phải thực hiện thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, ACB sẽ phải gánh chịu rủi ro thị trường khi thực hiện định giá lại tài sản đảm bảo và phát sinh các công việc liên quan đến việc xử lý tài sản này.

Có vấn đề trong công tác quản lý nhân sự, công tác phê duyệt cấp tín dụng và thực hiện đầu tư

Có những vấn đề trong công tác quản trị, điều hành khi ACB có thành viên Hội đồng quản trị, Ban điều hành vi phạm quy định của pháp luật đã bị khởi tố. Sự việc một cán bộ cấp cao của ACB bị bắt vào tháng 8/2012 và 5 cựu lãnh đạo khác của ACB cũng bị khởi tố, ACB đã phải đối mặt với nhiều vấn đề như: rủi ro thanh khoản khi khách hàng ồ ạt rút tiền cuối tháng 8/2012, do đó, năm 2012 ACB phải thực hiện duy trì tỷ lệ khả năng chỉ trả ở mức rất cao 20,88%; Khách hàng mất niềm tin khi sử dụng các dịch vụ tại ACB. Những điều này ảnh hưởng đến sự tồn tại, uy tín và lợi nhuận của ACB khơng chỉ trong q khứ, hiện tại mà cịn các năm về sau nữa. Nó đã đặt ra dấu chấm hỏi cho cơng tác quản lý nhân sự ở ACB, đặc biệt là nhân sự điều hành cấp cao cũng như công tác phê duyệt cấp tín dụng và thực hiện đầu tư khi mà nhân viên này nắm giữ các chức vụ quan trọng, là Chủ tịch Hội đồng đầu tư ACB và là Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị của

Nhóm sáu cơng ty. Chính vì thế, ACB mới có thể cho vay cũng như đầu tư nắm giữ trái phiếu của Nhóm sáu cơng ty này với giá trị hàng ngàn tỷ đồng như vậy.

Sử dụng nguồn vốn khơng hợp lý

Có sự gia tăng rủi ro mà ACB gặp phải khi có sự biến động về giá cả, lãi suất và khả năng không trả được nợ của khách hàng vay tiền khi mà ACB duy trì TSC sinh lời ở mức rất cao đặc biệt là giai đoạn gần đây (2012: 85,1%, 2013: 88,91% và 2014: 95,17%). Điều này cũng đồng nghĩa với việc ACB duy trì khả năng thanh toán ngay ở mức thấp (2013: 10,83% và 2014: 11,62%). Mặt khác, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của ACB đã vượt mức quy định là 30% trong năm 2013 và 2014 với tỷ lệ tương ứng là 35,57% và 35,84%. Điều này cho thấy ACB đã sử dụng nguồn vốn không hợp lý, không cân đối về cơ cấu kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có của NH.

Kết quả hoạt động kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng

Có sự sụt giảm nghiêm trọng của TTS trong giai đoạn sau 2012, năm 2011 TTS của ACB đạt mức 281.019.319 triệu, năm 2012 còn lại chỉ 176.307.607 và năm 2013 là 166.598.989 triệu, năm 2014 có tăng lên nhưng khơng nhiều (179.609.771 triệu) đồng thời là sự gia tăng trong tổng nợ phải trả như năm 2013 là 154.094.787 triệu, đến năm 2014 tăng lên 167.212.468 triệu. Trong đó, hiện tượng gia tăng vốn từ liên ngân hàng trong giai đoạn trước năm 2012 đã khơng cịn nữa trong giai đoạn sau đó, chi tiết khoản mục tiền gửi và cho vay các TCTD khác có sự giảm mạnh gần 4 lần (năm 2011: 81.283.660 triệu, năm 2012: 20.001.529 triệu), và tiếp tục giảm trong năm 2013 và năm 2014 với số tiền tương ứng 7.609.663 triệu và 5.262.960 triệu. Mặt khác, lợi nhuận trước thuế và tổng thu nhập cũng giảm mạnh, cụ thể là lợi nhuận trước thuế năm 2011: 4.202.693 triệu, nhưng năm 2012 chỉ còn lại 1.042.693 triệu, năm 2013: 1.035.560 triệu và tổng thu nhập năm 2011: 7.646.535 triệu, năm 2012 chỉ còn lại 5,834.728 triệu và tiếp tục giảm năm 2013: 5.649.587 triệu. Trong khi đó, có sự gia tăng trong chi phí dự phịng rủi ro tín

dụng, năm 2011 là 296.376 triệu, tăng lên gần 2 lần trong năm 2012 là 521.391 triệu, tiếp tục gia tăng trong năm 2013: 854.630 triệu và năm 2014: 977.289 triệu. Như vậy, có sự sụt giảm liên tiếp của hàng loạt các chỉ tiêu tài chính như: lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng TTS, tăng trưởng VCSH, hệ số đảm bảo của VCSH đối với nguồn vốn huy động, tỷ lệ sinh lời hoạt động-NPM, ROA, ROE, EPS, hệ số tài sản lỏng, hệ số đảm bảo tiền gửi, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên nợ phải trả, chỉ tiêu thu nhập từ giao dịch tài chính so với tổng thu nhập, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ và vàng so với tổng dư nợ. Trong khi đó, chất lượng tín dụng giảm khi tỷ lệ lệ dư nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tăng và tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức thấp. Đồng thời có sự gia tăng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, chi phí quản lý chung và tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được tìm hiểu trong chương 2, trong chương 3 luận văn đã vận dụng mơ hình CAMELS HIS để thực hiện đánh giá hoạt động kinh doanh của ACB từ năm 2008 đến năm 2014 theo hai giai đoạn: trước và sau năm 2012. Qua q trình phân tích các nhân tố tài chính bao gồm mức độ an tồn vốn, chất lượng tài sản có, lợi nhuận, tính thanh khoản, mức độ nhạy cảm so với rủi ro thị trường và phân tích các nhân tố phi tài chính bao gồm năng lực quản lý, nguồn nhân lực, kiểm soát nội bộ, hệ thống kế tốn và hệ thống thơng tin quản lý, luận văn đã đánh giá được những kết quả mà ACB đã đạt được, bên cạnh đó là những vấn đề cịn tồn tại mà ACB cần khắc phục, hạn chế và xử lý nó trong thời gian tới. Qua những kết quả đã đạt được trong việc phân tích thực trạng ở chương 3 luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp cần phải thực hiện trước mắt và các giải pháp mang tính dài hạn để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ACB. Tất cả sẽ được trình bày trong chương 4 của luận văn.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƠNG QUA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỪ MƠ HÌNH CAMELS HIS

TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w