1.5 Phát triển kinh tế tư nhân
1.5.1 Nội dung lý thuyết về phát triển kinh tế tư nhân
Phát triển kinh tế tư nhân là quá trình tăng lên cả về chất và lượng của khu vực kinh tế tư nhân. Tăng lên về số lượng nghĩa là ở đó có sự tăng trưởng về số lượng các doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp được mở rộng, lao động tăng lên, mặt bằng sản xuất kinh doanh được mở rộng, máy móc thiết bị được đầu tư. Tăng lên về chất là tăng về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, trình độ quản lý
được nâng lên, trình độ sản xuất kinh doanh phát triển lên một bước mới, th ị
trườ ng khơng ngừng được mở rộng, giá trị đóng góp cho nền kinh tế của khu vực
KTTN ngày càng tăng lên. Cụ thể hơn:
_ Vấn đề "Gia tăng về số lượng doanh nghiệp": có ý nghĩa rằng người dân yên tâm, tin tưởng vào môi trường kinh doanh mà bỏ vốn ra xây dựng thành lập doanh nghiệp ngày một nhiều hơn, quy mô của doanh nghiệp được mở rộng hơn, số lao động mà doanh nghiệp sử dụng đơng hơn, máy móc trang thiết bị được đưa vào sử dụng nhiều hơn. Được biểu hiện qua khả năng phát triển về số lượng cũng như tăng trưởng.
_ Vấn đề "Nâng cao về chất lượng doanh nghiệp": có ý nghĩa gia tăng về hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý, ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh việc tìm kiếm và phát triên thị trường. Được biểu hiện qua khả năng phát triển về quy mô của doanh nghiệp, cụ thể hơn là tăng trưởng về vốn, mặt bẳng sản xuất kinh doanh; Nâng cao trình độ, năng lực quản lý doanh nghiệp; tìm kiếm và mở rộng thị trường...
Phát triển KTTN là phương tiện hiệu quả nhất để phát triển kinh tế, phát triển con người:
_ Phát triển kinh tế có thể hiểu là một q trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng, sự tiến bộ, thịnh vượng để đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế ở đây gắn liền với thuật ngữ “Phát triển bền vững”. Phát triển bền vững về cơ bản bao hàm phương diện: Mơi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa, là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của hiện tại xong không xâm hại tới khả năng thỏa mãn của các thế hệ tương lai.
_ Phát triển con người là trung tâm của phát triển và là động lực cũng như mục tiêu của phát triển nói chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng. Phát triển kinh tế tư nhân phải dựa trên nền tảng phát triển con người như phát triển các giá trị cá nhân, phát triển năng lực cá nhân. Trong một xã hội đang
phát triển, buộc mỗi người tham gia kinh doanh có những hướng đi cho riêng mình và khơng ngừng phát huy tính sáng tạo cá nhân. Chừng nào con người còn cần đến kinh tế tư nhân như là một phương tiện hữu hiệu để xây dựng và kiến tạo cuộc sống của mình và đồng loại, thì kinh tế tư nhân cịn tồn tại như một hành trang của con người trong tiến trình đi tới tương lai. Như vậy, có thể nói lý thuyết phát triển kinh tế tư nhân bắt nguồn từ lý từ thuyết phát triển con người.
Kinh tế tư nhân chính là sự chọn lọc tự nhiên trong quá trình phát triển. Kinh tế tư nhân có vai trị đắc lực tạo ra sự phát triển của xã hội, tạo cho mỗi cá nhân vơ số cơ hội có việc làm để khẳng định mình, để mưu cầu cuộc sống và hạnh phúc, góp phần tạo ra con người với nhiều phẩm chất tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế không phải là mục tiêu, mục tiêu tối thượng của nhân loại là xã hội phát triển, con người phát triển.
Có thể nói rằng kinh tế tư nhân là một phương tiện quan trọng để con người có cơ hội hồn thiện mình trong q trình phát triển hướng thiện của nhân loại. Con người đã sáng tạo ra và quyết định lựa chọn kinh tế tư nhân để phát triển, nhưng đồng thời kinh tế tư nhân lại là môi trường tốt để con người tự thân phát triển, con người có cơ hội tự hồn thiện vì sự phát triển của chính nó và thơng qua đó phát triển tồn xã hội. Vì vậy, phát triển KTTN phải hướng tới sự hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường tức là nhằm đạt tới sự phát triển bền vững.
1.5.2 Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân
Kể từ sau Đổi Mới, Quan điểm của đảng ta về phát triển KTTN bao gồm 1 số nội dung chính như sau:
_ Phát triển KTTN để phát triển kinh tế, từ đó xây dựng một chế độ xã hội ấm no, cơng bằng, văn minh, khơng có người bóc lột người như CNTB thời kỳ đầu. Mà hướng về dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là mục tiêu bất di bất dịch, cho cả trước đây, hiện nay và sau này.
_ Phát triển KTXH nói chung và KTTN nói riêng khơng tách rời với công bằng xã hội. Mục tiêu của phát triển đất nước ta trước mắt cũng như lâu dài là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó thì phải huy động được mọi tiềm năng của đất nước từ con người, tài ngun, trí tuệ, truyền thống văn hóa, điều kiện quốc tế…phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội có lợi nhất cho quốc kế dân sinh.
_ Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước vừa đóng vai trị chủ thể quản lý nền kinh tế thị trường, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời Nhà nước cũng là đối tác của kinh tế tư nhân. Với tư cách là chủ thể quản lý đối với kinh tế tư nhân, Nhà nước ban hành luật pháp; ban hành và thực hiện cơ chế quản lý phù hợp với cơ chế thị trường và luật pháp quốc tế, hỗ trợ (không phải là bảo hộ) các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ nông dân; kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế của các thành phần kinh tế; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân vươn ra thị trường thế giới. Trong mối quan hệ này, Nhà nước là chủ thể quản lý nhưng phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, phục vụ nhân dân, những tổ chức và cá nhân đại diện cho chủ thể quản lý không được gây phiền hà cho doanh nhân để hưởng lợi bất chính.