1.6 Tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong thời gian qua và bài học kinh
1.6.1 Tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong thời gian qua
1.6.1.1 Thực trạng số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN đang hoạt động Trước Đổi Mới, các doanh nghiệp tư nhân khơng được thừa nhận thậm chí bị thu hẹp hoạt động đến mức tối đa. Cho đến sau khi bước ngoặt "luật công ty 1990"; "luật doanh nghiệp 1999" và đặc biệt là "luật doanh nghiệp 2005" ra đời, đã chính thức mở ra một trang mới cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN. Số lượng DN thuộc thành phần KTTN só sự tăng trưởng rất nhanh chóng.
Năm 2005, số DN ở khu vực tư nhân đã lên đến 98.883 doanh nghiệp chiếm 92,69% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc. Trong khi đó số lượng doanh nghiệp quốc doanh là 4.086 ( chiếm 3,83% ) và số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3.697 - chiếm 3,46% .(chi tiết xem tại biểu đồ 1.1).
8 năm sau, ta càng thấy rõ hơn nữa sự tăng trưởng về số lượng DN thuộc thành phần KTTN. khi mà số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần này lên đến 334.562 doanh nghiệp. Tức tăng 238,51% so với năm 2005, trung bình 1 năm tăng 29,81%. Chiếm tỷ trọng 96,4% tổng số doanh nghiệp trên cả nước.
Cụ thể hơn về sự phát triển của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ta có biểu đồ về "Số lượng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau giai đoạn 2005 - 2012" được trình bày chi tiết xem tại biểu đồ 1.1 .
98,833 2005 3,697 4,086 117,173 2006 4,220 3,699 140,627 2007 4,916 3,481 DN NNN 183,246 2008 5,626 3,307 DN VĐTNN 226,676 2009 6,548 3,360 DN NN 268,831 2010 7,248 3,281 312,416 2011 9,010 3,265 334,526 2012 8,976 3,239 371,286 2013 9,146 3,418 410,255 2014 9,357 3,712 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000
Biểu đồ 1.1: Số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 (ĐVT : Doanh nghiệp)
(Nguồn : Sự phát triển của Doanh nghiệp ngoài nhà nước, (2014) trang 22 Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, (2016), trang 133 )
Theo biểu đồ về lĩnh vực hoạt động của các DN thuộc thành phần KTTN (xem
chi tiết tại phụ lục 12) thì phần lớn GDP tạo ra từ khu vực KTTN đến từ lĩnh vực
dịch vụ và xây dựng. Đây đều là những lĩnh vực mà khi có những biến động về kinh tế xuất hiện sẽ làm cho những ngành này bị ảnh hưởng trước tiên và với mức độ cao hơn hơn nhiều so với những lĩnh vực ngành nghề khác. Nhất là những hoạt động như thương mại, vui chơi giải trí, nhà hàng khách sạn và xây dựng cơ bản. Nguyên
nhân cho việc các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN tập trung đầu tư vào phát triển lĩnh vực TMDV là vì:
_ Mức độ đầu tư linh hoạt, tùy vào quy mô và khả năng mà nhà đầu tư có thể chọn bỏ vào ít hay nhiều vốn.
_ Thời gian biết được hiệu quả kinh doanh nhanh chóng, cung cấp tín hiệu kịp thời cho chủ doanh nghiệp đầu tư thêm hoặc thối vốn an tồn.
_ Vòng quay của vốn tương đối nhanh, chủ đầu tư sớm thu được lợi nhuận. 1.6.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN
trong những năm qua
a) Xét v ề v ố n c ủ a doanh nghi ệ p
Từ số liệu của biểu đồ về "Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giai đoạn 05 - 14" (xem chi tiết tại phụ lục13). Ta dễ dàng nhận ra sau năm 2005 số vốn tỷ lệ thuận với số lượng doanh nghiệp được hình thành, lượng vốn sxkd của khu vực tư nhân cũng bắt đầu có những bước tăng trưởng thần tốc. Vào năm 2005 chỉ đạt được mức 682,3 ngàn tỉ đồng, chưa bằng một nửa so với vốn của doanh nghiệp nhà nước (1.444,9 ngàn tỉ đồng) và chỉ hơn khoảng 25% so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng đến cuối năm 2014 thì ta thấy mọi diễn biến đả đảo chiều ngược lại. Vốn sxkd của khu vực tư nhân lên đến 9.016 ngàn tỉ đồng. Chiếm đến hơn 51% tổng số vốn sản xuất kinh doanh của toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam. Trong khi khối doanh nghiệp nhà nước lại bị tụt xuống vị trí thứ 2 khi chỉ nắm giữ 31,66% tổng số vốn sxkd tương đương với 5.879 ngàn tỉ đồng. Phần cịn lại là thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.
Nếu như lựa chọn "quy mơ về vốn của doanh nghiệp" là tiêu chí để phân loại thì qua biểu đồ về "Số lượng các DN xét theo quy mô vốn tại thời điểm Ta thấy phần lớn doanh nghiệp ở Việt Nam đều nằm trong khoảng vốn tư 1 - 50 tỉ đồng. Bên cạnh đó cũng có 1 điểm cần lưu ý là quy mơ vốn hoạt động của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN rất đa dạng. Ở bất kỳ một quy mô vốn nào từ "siêu nhỏ" (dưới 500 triệu đồng) , cho đến "quy mô vừa" ( từ 1 đến 50 tỷ ) cho đến quy mô lớn và rất
lớn ( trên 200 tỉ đồng ) thì các doanh nghiệp khu vực tư nhân đều chiếm tỷ trọng lớn nhất (xem chi tiết tại phụ lục 14). Mức độ chênh lệch này rất cao (từ vài chục
đến cả trăm lần) nếu xét ở mốc dưới 200 tỷ đồng. Nhưng ở mốc 200 tỷ trở lên, sự chênh lệch chỉ khoảng gấp đôi gấp ba khi ta so sánh giữa các thành phần kinh tê.
Phân tích cụ thể hơn trong khu vực tư nhân, từ biểu đồ "Số lượng các DN thuộc thành phần KTTN xét theo quy mô vốn năm 2014" (xem chi tiết tại phụ lục 15 và
16), ta thấy loại hình doanh nghiệp nắm giữ vốn SXKD nhiều nhất ở thời điểm cuối
năm 2014 chính là CTCP với 5.528,4 ngàn tỉ đồng vào năm 2014 tiếp theo đó là đến loại hình cơng ty TNHH với 3.341 ngàn tỉ. 2 nhóm này đã bỏ xa loại hình doanh nghiệp tư nhân và cơng ty hợp danh.
Tương tự với thực trạng về việc đa phần các doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực TMDV. Khi xem xét tiêu chí "vốn sản xuất kinh doanh", ta thấy phần lớn các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN cũng huy động cho việc phát triển ở lĩnh vực này.(xem chi tiết tại phụ lục 17)
Nếu xem xét về "quy mô vốn" của doanh nghiệp khu vực KTTN theo "lĩnh vực sản xuất". Thì dù ở lĩnh vực nông lâm thủy sản, công nghiệp xây dựng hay dịch vụ. Tỷ trọng doanh nghiệp có mức vốn sxkd từ 1 - 5 tỉ đồng chiếm ưu thế tuyệt đối tại bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn từ 05 - 12. (xem chi tiết tại phụ lục 18, 19, 20)
b) Xét v ề tài s ả n c ủ a doanh nghi ệ p
Với những thơng số như vừa phân tích ở trên về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo logic thông thường, những chênh lệch từ vốn sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế khác nhau cũng sẽ tỷ lệ thuận với chênh lệch từ tài sản cố định và đầu tư dài hạn giữa chúng. Nhưng theo thống kê mới nhất, vào cuối năm 2014, sự chênh lệch giữa nhóm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN là không nhiều. Lý do giải thích cho vấn đề này có thể đến từ các khía cạnh như :
_ Một là: các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN tuy có vốn SXKD nhiều nhưng tỷ trọng nhóm "doanh nghiệp vừa và nhỏ" lại chiếm đa số. Nhóm này thì lại khơng đầu tư vào tài sản cố định nhiều do lĩnh vực lựa chọn kinh
190.6 269.7 2005 486.6 291.9 337.3 2006 797.1 583.3 2007 390.2 877.6 941.2 2008 515.5 1,236.0 1,269.0 DN NNN 2009 690.3 DN VĐTNN 1,747.2 2,129.7 DN NN 2010 770.2 1,759.0 2,151.0 2011 1,023.1 2,416.5 2,424.3 2,496.9 2,621.7 2,621.3 2,722.5 2,842.7 2012 1,175.9 2013 1,245.2 2014 1,378.4 0.0 500.0 1,000.0 1,500.0 2,000.0 2,500.0 3,000.0
Biểu đồ 1.2: Giá trị TSCĐ và ĐTDH của DN
giai đoạn 2005 - 2014 (Đơn vị tính : ngàn tỉ đồng)
doanh chưa có nhu cầu cấp thiết về nâng cấp trang thiết bị hiện đại. Hoặc có thể là do những lĩnh vực kinh doanh đó chỉ yêu cầu vốn lưu động cao để đáp ứng được khả năng thanh toán nhanh chóng, khi doanh nghiệp có nhu cầu quay vịng vốn.
_ Hai là: tồn tại thực trạng không chỉ doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN mà còn ở các thành phần khác. Đó là khi kinh doanh có được lợi nhuận, thay vì đầu tư vào tái sản xuất bằng cách như : nâng cấp trang thiết bị, mua thêm máy móc hoặc mở rộng quy mơ nhân cơng... thì những khoản lợi nhuận này lại chảy ngược sang kênh bất động sản như một hình thức đầu tư mạo hiểm.
(Nguồn : Sự phát triển của Doanh nghiệp ngoài nhà nước (2014), trang 81 - 82; Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015 (2016), trang 271 )
Khi phân tích về yếu tố "giá trị TSCĐ và ĐTDH" theo loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN, vị trí cao nhất khi nói về tích lũy "TSCĐ và
ĐTDH" phải nhắc đến loại hình CTCP với 1721,6 ngàn tỉ đồng vào cuối năm 2014. Đây cũng chính là loại hình doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng ở tiêu chí này nhanh nhất, khi mà ở năm 2007 giá trị TSCĐ và ĐTDH của loại hình các CTCP chỉ bằng khoảng 345,1 ngàn tỉ. (xem chi tiết tại phụ lục 21)
Khi phân tích về yếu tố "giá trị TSCĐ và ĐTDH" theo lĩnh vực kinh doanh sản xuất giữa các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN, trong năm 2007 sự chênh lệch giữa giá trị TSCĐ và ĐTDH của nhóm DN tại 2 lĩnh vực công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ là không lớn (226,5 ngàn tỉ so với 353,1 ngàn tỉ). Nhưng trước lợi thế quá hấp dẫn của lĩnh vực thương mại dịch vụ đã làm cho nhiều cá nhân và tổ chức trở nên mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào lĩnh vực này và kết quả là đến năm 2014, mức chênh lệch đã lên đến gần 1.300 tỉ đồng giữa lĩnh vực CNXD và TMDVN. (xem chi tiết tại phụ lục 22)
c) Xét v ề doanh thu c ủ a doanh nghi ệ p
Tại thời điểm 2005, khi nói về doanh thu của doanh nghiệp. Chúng ta thấy rằng doanh thu của khu vực KTTN và khu vực VĐTNN gần như là bằng nhau (838,4 ngàn tỉ so với 833,8 ngàn tỉ) nhưng đến năm 2014 thì doanh số của khu vực KTTN này đã vươn lên đến gần 6988 ngàn tỉ đồng. Tức là lớn hơn cả khu vực KTNN và khu vực kinh tế VĐTNN cộng lại (xem chi tiết tại phụ lục 23). Lý do khiến cho doanh thu ở khu vực KTTN sau 8 năm có được sự tăng tốc thần kỳ đến như vậy đến từ:
_ Một là: Kinh tế tư nhân có được sự năng động nhạy bén, nhanh chóng đưa ra các quyết định chiến lược do bộ máy quản lý tinh gọn, linh hoạt;
_ Hai là: khu vực KTTN ln có sự gắn bó chặt chẽ và lâu dài giữa các chủ thể kinh tế về lợi ích kinh tế;
_ Ba là: lực lượng tham gia thành lập và quản lý các DN nằm có xuất thân đa dạng, tích cực phát triển mối quan hệ để tìm kiếm đầu ra cho doanh nghiệp.
Khi phân tích về yếu tố "Doanh thu" theo loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN thì cơng ty TNHH và CTCP chiếm gần như tồn bộ doanh thu
của khối doanh nghiệp khu vực tư nhân. ( xem chi tiết tại phụ lục 24)
Khi phân tích về yếu tố "Doanh thu" theo lĩnh vực đầu tư giữa các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN. Ta thấy doanh thu của các doanh nghiệp ở lĩnh
vực TMDV luôn chiếm tỷ trọng gần như gấp đôi cả 2 lĩnh vực "Nông, lâm thủy sản" và "Công nghiệp xây dựng" cộng lại. Tuy nhiên các thống kê trên chỉ mang tính tham khảo vì trên thực tế xuất hiện tình trạng : Doanh nghiệp "tổng hợp" kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực. (xem chi tiết tại phụ lục 25)
d) Xét v ề l ợ i nhu ậ n c ủ a doanh nghi ệ p
Khi nói về lợi nhuận của doanh nghiệp, thơng thường nếu doanh thu cao thì lợi nhuận sẽ cao. Nhưng các số liệu thực tế lại cho thấy rằng. Không phải các doanh nghiệp khu vực tư nhân là nơi có doanh thu cao nhất mà chính các doanh nghiệp nhà nước ln dẫn đầu khi xét về tiêu chí này trong suốt giai đoạn từ 05 - 14 (xem
chi tiết tại phụ lục 26).
Tuy nhiên nếu dùng tiêu chí này để kết luận các doanh nghiệp khu vực KTTN hoạt động không hiệu quả như các khu vực khác có lẽ chưa chính xác. Vì xuất hiện thực trạng các doanh nghiệp tư ln cố tình khai báo lỗ để tránh thuế. Cịn doanh nghiệp nhà nước thì ln có gắng khai báo lợi nhuận cao để đảm bảo các chỉ tiêu mà kế hoạch đã đề ra.
Khi phân tích về yếu tố "Lợi nhuận" giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN, loại hình CTCP ln dẫn đầu về tiêu chí này xun suốt
giai đoạn 2005 - 2014 (xem chi tiết tại phụ lục 27).
Khi phân tích về yếu tố "Lợi nhuận" theo lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN, ta thấy lợi nhuận từ hai lĩnh vực "TMDV" và "CNXD" đều áp đảo lĩnh vực Nông, lâm, thủy sản. Một điểm đáng lưu ý là sự trồi sụt với biên độ rất lớn trong lĩnh vực TMDV giai đoạn 2009 đến 2011 do tác động từ suy thoái - phục hồi kinh tế. (xem chi tiết tại phụ lục 28).
Khi mà luật doanh nghiệp vừa bắt đầu có hiệu lực, Số lượng DN thuộc khu vực KTTN vẫn chưa nhiều và các đóng góp của nhóm DN này vào ngân sách rất khiêm tốn chỉ đạt khoảng 33 ngàn tỉ đồng. Trong khi đó khu vực quốc doanh đạt đến con số 72 ngàn tỉ và khu vực vốn đầu tư nước ngoài là 85 ngàn tỉ.
Nhưng đến cuối năm 2011 thì mức đóng góp vào ngân sách của 3 thành phần kinh tế này gần như là ngang nhau với 166 ngàn tỉ cho doanh nghiệp khu vực vốn đầu tư nước ngoài 169 ngàn tỉ cho khu vực tư nhân và khoảng 180 ngàn tỉ cho khu vực quốc doanh (xem chi tiết tại phụ lục 29).
Khi phân tích về "đóng góp cho NS" giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN thì khả năng đóng góp ngân sách của CTCP và công ty TNHH
là gần như ngang bằng nhau trong suốt giai đoạn từ 05 - 11. Nhưng sắp tới với quy mơ lớn mạnh vượt trơi, loại hình CTCP sẽ bứt phá về mặt nộp ngân sách so với các nhóm cịn lại (xem chi tiết tại phụ lục 30).
Về lĩnh vực kinh doanh thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nộp ngân sách nhiều hơn hẳn so với lĩnh vực công nghiệp xây dựng và nông lâm thủy sản (xem chi tiết tại phụ lục 31).