Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân tại Tp HCM

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân tại TPHCM đến năn 2025 (Trang 75)

3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân tại Tp.HCM Tp.HCM

3.1.1 Quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM

Sau đổi mới, nền kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục với tốc độ tốt và tính ổn định tương đối trong một thời gian dài, đời sống của người dân thay đổi theo chiều hướng tích cực. Chủ trương của Đảng là nhất quán trong các chính sách về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng để phát triển đất nước.

Bên cạnh những mặt tích cực trên thì vẫn cón đó những hạn chế như tốc độ tăng trưởng tốt nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp. Bối cảnh kinh tế quốc gia trong thời điểm hiện tại đã đặt ra nhiều thách thức cho tồn bộ các thành phần kinh tế nói chung và KTTN nói riêng. Vì vậy cần có sự nhìn nhận đúng đắn và có những bước đi kiên quyết hơn đối với khu bực kinh tế này. Quan điểm chỉ đạo về phát triển KTTN trên tồn quốc nói chung và thành phố nói riêng trong thời gian tới cần lưu ý tới một số nội dung như:

_ Một là sự tồn tại của thành phần KTTN mang tính khách quan và phù hợp với quy luật thị trường;

_ Hai là KTTN đóng vai trị quan trọng, làm động lực cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế;

_ Ba là q trình phát triển KTTN có mối liên hệ chặt chẽ với tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

_ Bốn là quá trình phát triển KTTN cần phải được tiến hành theo đúng với các nguyên tắc thị trường, quy phạm pháp luật và thông lệ quốc tế; _ Năm là các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN cần có được việc đối

_ Sáu là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN

3.1.2 Định hướng về phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM

3.1.2.1 Về định hướng chung

Thông qua các kỳ đại hội Đảng, vai trò và tầm quan trọng của thành phần KTTN ngày càng được nâng tầm và coi trọng. Việc phát triển KTTN được xem là mục tiêu mang tính liên tục trong dài hạn. Liên tục trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây, Đảng CSVN đều chỉ rõ việc phát triển KTTN là vấn đề tất yếu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.

Trong văn kiện đại hội Đảng lần XI, Đảng CSVN đã xác định phương hướng phát triển cho KTTN trong thời gian sắp tới là hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đồn kinh tế nhà nước (Đảng CSVN,

2011).

Gần nhất là trong "Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XII", phần phương hướng, mục tiêu phát triển nền KTTT định hướng XHCN có nêu rõ : KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế (Đảng CSVN, 2015)

3.1.2.2 Về định hướng cụ thể

Trên cơ sở qui hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố và thực tiển phát triển KTTN trên địa bàn trong thời gian qua. Định hướng phát triển KTTN trên địa bàn thành phố trong thời gian tới sẽ bao gồm :

_ Cải thiện môi trường đầu tư theo hướng minh bạch, dân chủ hóa để động viên, giải phóng các nguồn lực. Làm cho mọi tầng lớp nhân dân

tin tưởng vào các chính sách rồi hăng hái đầu tư phát triển khu vực KTTN.

_ Tăng số lượng doanh nghiệp mới được thành lập đi đôi với mở rộng và phát triển các doanh nghiệp hiện có. Đổi mới cơng nghệ sản xuất và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế cho các doanh nghiệp. Hình thành một số doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, hình thành nên các tập đoàn KTTN và tạo điều kiện cho các tập đoàn này tham gia vào các dự án trọng điểm của thành phố.

_ Tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường cơ sở vật chất cho khu vực KTTN. Song hành với việc ban hành các chính sách giải quyết tốt các vấn bất bình đẳng trong quan lý giữa các thành phần kinh tế.

_ Phát triển trên cơ sở qui hoạch ngành nghề của các hộ kinh doanh cá thể ở những lĩnh vực phù hợp. Khuyến khích tăng thêm vốn và trình độ của những hộ kinh doanh nhỏ. Có cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện để các hộ kinh doanh có thể hợp tác tự nguyên, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc tự phát triển lớn hơn.

_ Tạo điều kiện để KTTN tham gia tích cực vào chương trình xây dựng các sản phẩm cơng nghiệp chủ lực của thành phố, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp trước hết là với công nghiệp chế biến.

3.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân tại Tp. HCM

KTTN trên địa bàn thành phố là một bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH của thành phố. Vì vậy phát triển KTTN trên địa bàn thành phố trong xu thế hội nhập cần phải hướng vào mục tiêu chung của thành phố là: "Xây dựng Tp. HCM trở thành một thành phố XHCN, văn minh, hiện đại , đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững. Xây dựng thành phố trở thành trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và khu vực Đông Nam Á." (UBND Tp. HCM, 2015)

Cụ thể hơn trong chỉ thị về "xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành

phố giai đoạn 2016 - 2020" thì một số mục tiêu về phát triển kinh tế cho toàn thành

phố được đưa ra gồm :

_ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt từ 9, 5 % - 10 %/năm.

_ Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt từ 8.430 - 8.822 đô-la Mỹ

_ Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cấu trúc kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành với dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,16% - 60,07%, khu vực công nghiệp - xây dựng từ 39,19% - 41,07% và nông nghiệp 0,74 % - 0,78%. (UBND Tp.HCM, 2014)

3.2 Dự báo về xu hướng phát triển KTTN tại Tp. HCM và các hệ quả

3.2.1 Dự báo về xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân tại Tp. HCM

3.2.1.1 Dự báo về xu hướng đầu tư a) V ề lo ạ i hình doanh nghi ệ p

Các loại hình doanh nghiệp của KTTN được lựa chọn trên địa bàn thành phố trong thời gian sắp đến sẽ là các loại hình mà Luật doanh nghiệp 2014 quy đinh gồm có: Doanh nghiệp tư, cơng ty cổ phần , công ty TNHH 1 - 2 thành viên, các tập đồn doanh nghiệp được tổ chức theo mơ hình cơng ty mẹ con và mới nhất là khái niệm về doanh nghiệp xã hội.

Cùng với đó là sự xuất hiện ngày một đa dạng các tổ chức, các loại hình doanh nghiệp ở dạng quá độ - trung gian, hoặc một loại hình doanh nghiệp nào đó mang tính tổng hợp cao giữa các loại hình doanh nghiệp được định danh trong luật doanh nghiệp.Loại hình doanh nghiệp cơng ty TNHH và CTCP sẽ vẫn được dự báo sẽ tiếp tục giữ vai trò thống trị về mặt số lượng trong những năm sắp tới ở nền kinh tế thành phố.

Các doanh nghiệp quy mô nhỏ, kinh doanh ở dạng cá thể hộ tiểu chủ vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển. Đồng thời tiến hành đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống sản xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu từ các thị trường lớn hoặc chỉ đơn giản là đáp ứng được yêu cầu làm doanh nghiệp vệ tinh co các tập địan quy mơ lớn.

Xu hướng đầu tư theo hình thức nhượng quyền thương mại (franchise) sẽ trở thành một con đường nhanh chóng cho các doanh nghiệp thu hút đầu tư và mở rộng quy mô thị trường đến khắp mọi địa phương.

b) V ề đị a bàn đầu tư

KTTN trên thành phố sẽ mở rộng về địa bàn đầu tư. Khơng chỉ gị bó trong nội thành mà cịn vươn ra các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Tây Ninh. Thậm chí tiếp cận với các quốc gia láng giềng. Điều này càng có cơ sở hơn khi bắt đầu từ năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) từng bước đi vào hiện thực hóa.

Các lĩnh vực cơng nghiệp sản xuất, chế biến chế tạo đã và đang được tiến hành di dời ra ngoại thành - đặc biệt là các ngành gây ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến khu dân cư - theo đúng chủ trương của thành phố. Khu vực nội thành chỉ còn lại văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

3.2.1.2 Dự báo về lĩnh vực đầu tư a) Lĩnh v ự c nông nghi ệ p

Nhìn chung doanh nghiệp sẽ đầu tư vào việc đa dạng hóa sản phẩm, gắn với tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn theo chủ trưởng của thành phố.

Với trồng trọt thì các doanh nghiệp sẽ tập trung vào sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đồng thời các loại nơng sản này đa phần sẽ có tính ngắn ngày, dễ trồng, nhanh thu hoạch để có thể cung ứng cho nhu cầu trước mắt về nông sản ở thành phố.

Với chăn ni thì dự báo thành phố sẽ tập trung vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhất là đối mới mặt hàng tơm cá. Vì ngành thủy sản là nhóm nhận được ưu đãi lớn nhất về thuế khi Việt Nam gia nhập TPP. Trong khi đó với chăn ni gia súc

phải đối mặt với sức ép rất lớn từ những doanh nghiệp quốc tế mà đặc biệt là Mỹ và Australia với mức thuế nhập khẩu bị buộc giảm xuống 0%. Điều này giúp hình thành các tập đồn lớn phát triển một chuỗi hoàn chỉnh, từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi và phân phối. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trở vệ tinh chăn nuôi gia công hoặc hợp đồng cho các tập đồn lớn. Đích đến của mơ hình liên kết này chính là sản phẩm thịt gia súc có chất lượng cao, được kiểm soát và truy xuất nguồn gốc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

b) V ề lĩnh vự c công nghi ệ p - xây d ự ng

Các doanh nghiệp khu vực tư nhân sẽ tiếp tục đầu tư vào những ngành được xác định là có lợi thế so sánh hơn so với các doanh nghiệp trên cả nước. Cơ sở cho việc này chính là hệ số chi phí nguồn lực khi so sánh một số sản phẩm của thành phố với tồn quốc. Đối vơi những ngành có lợi thế cao ( tỷ lệ hệ số chi phí giữa thành phố / tồn quốc , ở mức dưới 1 ) sẽ được ưu tiên lựa chọn , cịn những ngành có lợi thế tương đối (tỷ lệ hệ số chi phí ở mức sắp xỉ 1) sẽ được lựa chọn ngay khi các ngành có lợi thế cao tiến đến mức bão hòa.

_ Lĩnh vực ngành nghề tạo ra lợi thế tương đối ở mức lớn cho thành phố gồm: cơng nghiệp in, cơng nghiệp VLXD, hóa chất cơ bản...

_ Một số ngành nghề tạo ra lợi thế tương đối ở mức vừa phải cho thành phố gồm : phụ phẩm đầu vào dệt may, chế biến gỗ, plastic ...

Bên cạnh những ngành cơng nghiệp có lợi thế vì chi phí, thì các ngành cơng nghiệp có được lợi nhuận lớn từ những hiệp ước hiệp định thương mai quốc tế, hay các ngành công nghiệp đặc trưng cho kinh tế tri thức mà tiêu biểu là lĩnh vực CNTT cũng sẽ thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào.

c) V ề thương mạ i d ị ch v ụ

Thương mại dịch vụ là lĩnh vực kinh doanh thế mạnh của thành phố trong suốt chiều dài lịch sử. Vì vậy dự báo trong thời gian tới đối với lĩnh vực này sẽ tiếp tục phát triển với quy mô ngày càng lớn, phương thức kinh doanh trở nên hiện đại và năng động hơn để bắt kịp với sự vận hành chung của thế giới. Thành phố là nơi tiêu

thụ hàng hóa lớn nhất cả nước, do đó KTTN của thành phố sẽ tham gia tích cực vào việc bán sỉ hàng hóa tại các chợ đầu mối ở các cửa ngõ ra vào.

Trong thời gian tới sẽ chứng kiến ngày càng nhiều trung tâm thương mại, kết hợp với mua sắm du lịch như AOEN Mall; Now Zone; Saigon Square ... được đi vào hoạt động. Mạng lưới siêu thị bán lẻ hàng hóa trở thành kênh phân phối của các tập đồn lớn trên thế giới (như chuỗi của hàng Thế Giới Di Động, Media Mart ; Nguyễn Kim....). Các kênh phân phối hiện đại như chuỗi siêu thị Big C; B's Mart; Family Mart được dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian sắp thay thế cho hệ thống kênh phân phối truyền thống như các chợ bán lẻ; các cửa hiệu tạp hóa nhỏ.

3.2.2.3 Dự báo về các xu hướng khác

Bên cạnh các dự báo về xu hướng đầu tư, các lĩnh vực đầu tư. Thì một số dự báo khác về xu hướng phát triển của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên thành phố gồm :

a) S ự liên minh l ẫ n nhau c ủ a các doanh nghi ệ p khu v ự c KTTN

Trong quá những năm sắp tới, khi mà nhu cầu thị trường ngày càng trở nên cao hơn. Do vậy các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau 1 cách khốc liệt hơn để có thể tồn tại. Tuy nhiên cạnh tranh với nhau khơng phải con đường tồn tại duy nhất của doanh nghiệp. Mà cịn đó là q trình hợp tác và liên kết vẫn ln diễn ra theo quy luật tư nhiên.Hình thức hợp tác dự báo gồm:

_ Các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ sẽ trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đóng trụ sở tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.

_ Đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài sẽ là đầu vào cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế chất lượng cao được sản xuất tại VN cho các doanh nghiệp vệ tinh mà họ hợp tác.

b) S ự liên k ế t c ủ a các doanh nghi ệ p khu v ực tư nhân vớ i các thành ph ầ n kinh t ế khác

Không chỉ dừng lại ở sự liên minh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân. Hiện nay xu hướng về sự liên kết giữa thành phần kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác ngày càng xuất hiện nhiều. Nhất là sự liên kết với các doanh nghiệp khu vực quốc doanh. Sự liên kết - thâm nhập này của thành phần KTTN vào hoạt động của kinh tế nhà nước còn biểu hiện qua việc các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Từ đó xuất hiện các cơng ty cổ phần được hình thành từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

c) S ự xu ấ t hi ệ n c ủ a các doanh nghi ệ p khu v ực tư nhân trong các dị ch v ụ công Trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp tư và doanh nghiệp quốc doanh, cùng với đó là việc xóa bỏ độc quyền của nhà nước trong một số dịch vụ cơng thì KTTN sẽ có cơ hội được tham gia vào nhiều lĩnh vực mà trước đây vốn là độc quyền của kinh tế nhà nước, theo nhiều cách:

_ Một là các doanh nghiệp tư tham gia với tư cách một chủ thể kinh tế độc lập, đứng ra cạnh tranh một cách sòng phẳng với các doanh nghiệp nhà nước trong cùng lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

_ Hai là các doanh nghiệp ở khu vực tư sẽ hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh, qua đó hình thành các tư cách pháp nhân mới trong kinh doanh như phương thức "công tư

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân tại TPHCM đến năn 2025 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w