Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân tại TPHCM đến năn 2025 (Trang 47)

kinh tế tư nhân tại Tp.HCM

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay vẫn được gọi khá phổ biến với tên cũ là Sài Gòn) là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh t ế, văn hóa, giáo d ụ c quan trọng của Vi ệ t Nam . Trên cơ sở diện tích tự nhiên, thì thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn thứ nhì Việt Nam (sau khi thủ đô Hà N ộ i được mở rộng). Nếu xét về quy mơ dân số, thì thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh cùng với thủ đơ Hà Nội là đô thị lo ại đặ c bi ệ t của Vi ệ t Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh có t ọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đơng, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồ ng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà R ị a - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Ti ề n Giang. Nằm ở mi ề n Nam Vi ệ t Nam.Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Nằm trong vùng nhi ệt đớ i xavan, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác Thành phố Hồ Chí Mình khơng có bốn mùa: xn, h ạ, thu, đông rõ rệt, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khơ ít mưa). Trong năm Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu h ệ th

ố ng sông Ð ồ ng Nai - Sài Gịn, nên thành phố có mạng lưới sơng ngòi kênh rạch rất đa dạng. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gịn nối thơng ở phần nội thành mở rộng. Một con sơng nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sơng Đồng Nai và Sài Gịn. Hệ thống

sơng, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, th ủ y tri ề u thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.

Với những đặc điểm về khí hậu nhiệt đới cùng những ưu đãi của thiên nhiên về sự ổn định của thời tiết mà Tp. HCM không bị ảnh hưởng trực tiếp của những thiên tai như hạn hán và bão lụt. Chính những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN của thành phố tập trung vào sự phát triển của các ngành TMDV, du lịch, công nghiệp nhẹ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế

Tp.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh t ế của cả Vi ệ t Nam. Thành ph ố chiếm 0,6% di ệ n tích và 8,34% dân số của Vi ệ t Nam nhưng đóng góp tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị s ả n xu ấ t công nghi ệ p và 34,9% dự án nước ngoài. Nếu như ở thời điểm năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.966.400 lao động có độ tuổi từ 15 - 59 tuổi. Thì đến giữa năm 2013 con số này đã lên đến gần 4 triệu người. (Vân

Sơn, 2014)

Về tình hình phát triển chung của kinh tế thành phố, trong phiên họp sáng ngày 9/12/2014, kỳ họp thứ 16, Hội đồng Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh khóa VIII, ơng Hứa Ngọc Thuận – Phó chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh phát biểu tổng kết rằng năm 2014 kinh tế - xã hội TP tăng trưởng khá, cụ thể chỉ số "Tổng sản phẩm trên địa bàn - GDRP" tăng trưởng 9,5% (cùng kỳ chỉ tăng 9,3%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực trong đó dịch vụ chiếm 59,2% GDRP của TP, cơng nghiệp – xây dựng chiếm 39,77%. và phần còn lại là của nơng nghiệp. GDP bình qn đầu người đạt 5.100 USD/người, tăng 13,5% so với năm 2013. (Thanh Giang, 2014)

Đối với đóng góp cho ngân sách thì tính đến 11h30 ngày 31/12/2014, tổng số thu NSNN trên địa bàn TP. HCM (không tính ghi thu ghi chi) là 252.186 tỉ đồng,

đạt 111,44% dự toán và tăng 11,39% so với cùng kỳ năm 2013. Giám đốc Sở Tài chính TP. HCM, bà Đào Thị Hương Lan phát biểu rằng TP. HCM là địa phương đóng góp 30% nguồn thu cho ngân sách cả nước. Do đó, việc hoàn thành vượt 11,44% dự tốn được giao này có ý nghĩa rất lớn. Mỗi 1% vượt dự tốn thu của TP. HCM tương ứng 2.260 tỉ đồng, như vậy với 11,44% vượt dự toán đã làm tăng thu cho NSNN 25.800 tỉ đồng. (Minh Thư, 2015)

Nền kinh tế thành phố đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác m ỏ, th ủ y s ả n, nông nghi ệ p, công nghi ệ p chế biến, xây d ự ng đến du l ị ch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần cịn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. (Minh Thư, 2015)

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất cả nước. Kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ban hành tại Việt Nam. Nếu như ở thời điểm những năm 88 thì Tp. HCM chỉ chiếm 11,5% tổng lượng vốn đầu tư từ nước ngồi vào Việt Nam thì đến năm 89 đã là 41,8%. Đến 8 tháng đầu năm của năm 2015 thì tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào TPHCM đạt 2,76 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. (Hàn Ni, 2015)

Về lĩnh vực cơng nghiệp thì thành phố là trung tâm cơng nghiệp lớn nhất nước, có tỷ trọng trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất, tốc độ tăng trưởng của ngành luôn cao hơn tốc độ tăng tưởng của cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến của thành phố tính từ năm 96 đến nay ln chiếm tỷ trọng trên 70% so với cả nước. Tp. HCM cũng là địa phương luôn đi đầu của cả nước và vùng về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Về lĩnh vực thương mại dịch vụ thì thành phố có hệ thống phân phối từ cổ điển như chợ, các cửa tiệm tạp hóa nhỏ lẻ cho đến hiện đại như trung tâm mua sắm,siêu thị. Cụ thể hơn là ch ợ B ế n Thành, một biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa cho đến nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện gần đây như Vincom, Parkson, Saigon Square... giúp đám ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao về chất lượng của người dân.

Tp. HCM cũng là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Do có lợi thế về giao thơng, gạo từ đồng bằng sơng Cửu Long cũng như nông sản từ các tỉnh miền Đông - miền Tây chuyên chở tới thành phố để gia cơng chế biến và mang đến xuất khẩu. Như vậy, ngồi lượng hàng xuất khẩu của chính mình thì Tp. HCM cịn đảm nhiệm vai trò xuất khẩu của các địa phương khác.

Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong khâu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất. Theo Cục Thống kê TP HCM thì đến tháng 10 năm 2015, trên địa bàn thành phố hiện vẫn có đến 70%-80% DN da giày sử dụng thiết bị thủ công trong các cơng đoạn chính, trên 60% DN cơ khí sử dụng công nghệ thủ công và bán tự động, 50%-86% DN cao su - nhựa sử dụng công nghệ bán tự động, chỉ 10% DN điện tử - công nghệ thông tin có thiết bị tự động... Cộng đồng DN trong nước chưa đuổi kịp của các DN có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) có cơng nghệ cao về chất lượng, tính đồng bộ... (Thanh Nhân, 2015)

2.1.2.2 Đặc điểm xã hội

Tính đến 0g ngày 1-4-2014, thì tổng cục thống kê đã cơng bố kết quả điều tra về dân số, trong đó TP. HCM có dân số đông nhất nước đạt 7,955 triệu người, trong đó có đến gần 35% dân số là người nhập cư. Con số trên minh chứng cho việc Tp. HCM là nơi qui tụ được tiềm năng nhân lực tốt nhất nước.

Theo thống kê gần nhất thì trong năm học 2008–2009, tồn thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II, III. Ngồi ra, thành phố cịn có 20 trung tâm xóa mù ch ữ, 139 trung tâm tin h ọ c, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở cơng lập và bán cơng, cịn lại là các cơ sở dân lập, tư thục. Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (Trường Đạ i h ọ c Sài Gòn và Trường Đạ i h ọ c Y khoa Ph ạ m Ng ọ c Th ạ ch) do thành phố quản lý.

Với những thành tựu như trên, thì Tp. HCM hoàn toàn xứng đáng là địa phương đi đầu trong cả nước về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phục vụ cho sự phát triển kinh tế của thành phố mà đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, nơi địi hỏi người lao động cần phải thực sự có năng lực để đảm bảo các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

2.2 2 Khái quát quá trình phát triển của kinh tế tư nhân tại Tp. HCM

Từ những thuận lợi trên nhiều phương diện cũng như các điều kiện lịch sử để lại, KTTN tại Tp. HCM đã hình thành từ rất sớm và có sự phát triển mạnh hơn nhiều so với các địa phương khác trên cả nước. Tuy nhiên KTTN trên địa bàn Tp. HCM cũng đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử phát triển, ta có thể nhìn nhận một cách khái quát qua các giai đoạn lớn như sau:

2.2.1 Trước năm 1975

Thời Pháp, Nam Bộ nói chung là đất thuộc địa do đó Sài Gịn - Chợ Lớn nhanh chóng trở thành một đơ thị công thương nghiệp, thương mại lớn nhất miền Nam. Đây là khu đơ thị lớn nhất về mặt diện tích lẫn ảnh hưởng kinh tế với cả vùng nam bộ và thậm chí là đến cả khu vực Đơng Dương. Giai đoạn lịch sử này về căn bản quyết định việc hình thành và và phát triển quan hệ sản xuất TBCN ở miền Nam nói chung và Sài Gịn - Chợ Lớn nói riêng.

Ở giai đoạn này vị trí thống trị trong nền kinh tế là tư bản nhà nước thực dân và tư bản tư nhân Pháp. Còn tư bản tư nhân bản xứ bao gổm tư bản người Việt và Hoa có vai trị khơng đáng kể vì bộ phận tư bản tư nhân bản xứ ra đời trong bối cảnh bị chèn ép của chính quyền thực dân và vấp phải sự cạnh tranh từ tư sản Pháp.

Vì thế ở giai đoạn này bộ phận tư sản người Việt rất ít về số lượng, nhỏ bé về quy mô và dàn trải ở khắp các lĩnh vực các ngành như : tiểu thủ công nghiệp, chế biến, mơi giới, thầu khốn ... Tư bản người Việt đã không có được những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển, vì chính sách của tư bản Pháp cố tình kìm hãm sự phát triển của tư bản tư nhân bản xứ.

Cho đến sau 1954 thì mọi chuyện lại thay đổi khi các chính phủ miền nam đều lấy tầng lớp doanh nhân làm chỗ dựa cho chế độ chính trị. Vì vậy có nhiều biện pháp bảo hộ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân phát triển tối đa.

Nhìn chung chủ nghĩa tư bản thời kỳ 1954 - 1975 ở miền Nam nói chung và khu vực Sài Gịn - Chợ Lớn nói riêng có sự khác biệt so với thời pháp thuộc, tư bản nước ngồi khơng cịn giữ vai trị chi phối lớn như trước, vai trị của tư bản bản xứ được khẳng định. Chính phủ thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân. Tuy nhiên nền kinh tế chủ yếu vẫn phụ thuộc vào chính sách kinh tế và sự viện trợ của Mỹ.

Xu hướng phát triển của KTTN vào thời kỳ này là chỉ tập trung vào các ngành sợi dệt, thuốc lá, thực phẩm đồ uống ( chiếm 80% sản lượng ). Trong khi đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo hầu như là khơng có. Một trong những vấn đề lớn của tư bản cơng nghiệp là thế lực Hoa Kiều. Họ có vốn, có nhiều kinh nghiệm, lại có quan hệ rộng khắp thế giới.

Cho đến ngày nay sự ảnh hưởng của cộng đồng người Hoa trong khu vực KTTN vẫn còn rất rõ nét. Tác động này ảnh hưởng mạnh đến đời sống người dân đến mức các sản phẩm từ những xí nghiệp - cơ sở của họ sản xuất đã hình thành nên những con đường mang tên chúng. Hiện nay khu vực Q.6; Q.11 vẫn có những cái tên đặc trưng như đường Lị Vơi, Lị Siêu, Xóm Đất... (Trần Hồi Sinh, 1998)

2.2.2 Từ 1975 đến 1986

Gia đoạn lịch sử này có thể chia làm hai giai đoạn nhỏ bao gồm: 2.2.2.1 Thời kỳ 1975 - 1979

Sau sự kiện 30/4/1975, "Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh" ở miền Nam" được tiến hành từ và đã cải tạo 3.560 cở sở tư bản tư doanh cơng nghiệp, trong đó khoảng 1.354 cơ sở của tư sản mại bản bị cơng hữu hóa tịch thu, 498 cơ sở chuyển thành công tư hợp doanh ; chuyển 5.000 tư sản thương nghiệp sang lĩnh vực sản xuất; chuyển khoảng 90 ngàn tiểu thương sang làm việc cho các doanh nghiệp công tư hợp danh... (NXB Chính trị quốc gia, 2008)

Những cải cách này khơng giúp cho kinh tế miền nam nói chung và Tp.HCM nói riêng nhanh chóng tiến lên XHCN mà cịn rơi vào suy thối sâu. Trước tình hình khủng hoảnh cấp bách đó, vào tháng 9/1980, Hội nghi TW 6 khóa IV của Đảng chủ trương "cởi trói" cho sản xuất kinh doanh và cho phép "bung ra". Sau đó, Trung ương có Nghị quyết 40 cho phép nới lỏng xuất khẩu. Và nghị quyết ngày 21/1/1981 cho phép các xí nghiệp quốc doanh liên kết các với thành phần kinh tế khác.

Tuy nhiên dưới áp lực của 1 số lãnh đạo bảo thủ, lo sợ việc "bung ra" này sẽ làm mất đi tính XHCN, mất đi thành quả của hơn 40 năm chiến tranh. Nên chỉ vài năm sau, tháng 12/1982 TW lại ra nghị quyết số 01 về "chỉnh đốn nền kinh tế ở Tp. HCM" . Các doanh nghiệp tư nhân ở miền Nam lại 1 lần nữa bị giải thể hoặc sáp nhập vào quốc doanh. Dưới chủ trương chính sách mới này, kinh tế thành phố lại 1 lần nữa có biến động lớn và hệ quả là vào cuối năm 1975 trên địa bàn thành phố đã hình thành gần 400 xí nghiệp quốc doanh, trong đó riêng thành phố quản lý khoảng 100 xí nghiệp mà phần lớn có qui mơ dưới 100 cơng nhân.

Hậu quả của chính sách cải tạo đó đã làm cho KTTN tại Tp. HCM bị giảm sút nghiêm trọng, từ chỗ chiếm 45% (năm 1976) xuống chỉ còn 19,5% (năm 1979) trong tổng giá trị sản lượng của thành phố. Sản lượng công nghiệp tư doanh từ 13,7 tỷ năm 1976 tuột xuống còn 8,07 tỷ năm 1978 (Văn phòng Trung ương Đảng, 1989) Kết quả của chính sách cải tạo XHCN đã không đạt được như mong muốn, khơng có sức thuyết phục về mặt thực tiễn, do nóng vội và duy ý chí trong cải tạo, muốn nhanh chóng hồn thành trong một thời gian ngắn nên không thể phát huy được các tiềm năng của các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân.

Tuy nhiên trên thực tế, kinh tế miền nam và KTTN Tp. HCM không giống như kinh tế miền Bắc sau cải tạo 1954 gần như bị "xóa sổ". KTTN vẫn tồn tại âm thầm qua các chiến dịch cải tạo, âm ỉ hoạt động dưới hình thức "chợ đen" , "bn lậu" để chờ các chính sách nới lỏng.

2.2.2.2 Thời kỳ 1980 - 1986

Đầu năm 1980 để kinh tế thốt khỏi tình trạng suy thối và trì trệ, Đảng đã chủ động tìm kiếm những giải pháp và hình thức tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho sản

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân tại TPHCM đến năn 2025 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w