- Phương trình cân bằng trong ngắn hạn của các biến:
4.3.3 Phương trình hồi qui các biến trong ngắn hạn
Sau khi xác định rõ về tính thích hợp trong việc áp dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM, đề tài tiếp tục thực hiện hồi qui phương trình ngắn hạn để xem xét sự tác động của hai biến lnRGR và lnRGDP lên biến lnRGE trong ngắn hạn và tốc độ hiệu chỉnh và thời gian hiệu chỉnh của mơ hình để việc tác động là cân bằng trong dài hạn.
Bảng 4.10 Kết quả hồi qui tác động của các biến trong ngắn hạn với biến DlnRGE là biến phụ thuộc
Biến Hệ số Sai số chuẩn t statistics Prob
DlnRGR .8319407*** .1279118 6.50 0.000
DlnRGDP .4884714*** .0981183 4.98 0.000
µt-1 -.5801125*** .1568324 -3.70 0.001
Hệ số cắt -.0390342** .018374 -2.12 0.044 R2 = 0.8319 Thống kê Durbin-Watson (4, 29) = 1.353418 Số quan sát = 29 F(3, 25) = 41.25 Prob > F = 0.0000
***, **, *: ý nghĩa ở các mức 1%, 5%, 10%
Kết quả của phương trình hồi qui trong ngắn hạn cho thấy tất cả các tác động đồng thời của các biến nguồn thu ngân sách thực, GDP thực, độ trễ bậc nhất của phần dư lên chi tiêu ngân sách thực của chính phủ có ý nghĩa ở mức 1%. Ngoài ra, về tác động riêng phần lên chi tiêu ngân sách thực của chính phủ, tất cả các biến trong mơ hình khảo sát đều có ý nghĩa ở mức 1% nhưng riêng hệ số cắt là ở mức 5%. Theo đó, cả hai biến lnRGR và lnRGDP đều có tác động dương ý nghĩa lên lnRGE. Điều này cho thấy trong ngắn hạn, khi nguồn thu ngân sách của chính phủ hay tăng trưởng kinh tế có sự tăng/giảm 1% thì chi tiêu của chính phủ cũng sẽ tăng/giảm tương ứng lần lượt ở các mức 0.83% và 0.49%. So sánh với kết quả trong dài hạn thì sự khác biệt thể hiện rõ ở sự tác động của biến lnRGDP trong khi ở biến lnRGR thì khơng có sự chênh lệch lớn.
Thống kê Durbin-Watson d = 1.35 > R2 = 0.83 cho thấy mơ hình hồi qui có độ tin cậy khá cao và khơng mang tính giả mạo.
Hệ số hồi qui β = -0.58 của biến độ trễ bậc nhất của phần dư cũng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1%. Điều này cho chúng ta biết là tốc độ hiệu chỉnh của mơ hình là 0.58 = 58%/năm và thời gian để mơ hình hiệu chỉnh đạt được sự cân bằng trong dài hạn = 1/58% = 1.72 năm.
Bảng 4.11 Kết quả hồi qui tác động của các biến trong ngắn hạn với biến DlnRGE là biến phụ thuộc có phân tích độ mạnh
Biến Hệ số Sai số chuẩn t statistics Prob
DlnRGR .8319407*** .1815572 4.58 0.000
DlnRGDP .4884714*** .0501842 9.73 0.000
µt-1 -.5801125*** .159284 -3.64 0.001
Hệ số cắt -.0390342* .0215133 -1.81 0.082 R2 = 0.8319 Thống kê Durbin-Watson (4, 29) = 1.353418 Số quan sát = 29 F(3, 25) = 244.76 Prob > F = 0.0000
***, **, *: ý nghĩa ở các mức 1%, 5%, 10%
Tương tự như trong trường hợp hồi qui phương trình cân bằng trong dài hạn, kết quả phân tích độ mạnh trong Bảng 4.11 cho phương trình trong ngắn hạn cũng cho một kết quả nhất quán với trường hợp khơng phân tích độ mạnh. Ngồi các đặc tính thống kê như các hệ số hồi qui, hệ số xác định R2, ý nghĩa thống kê cho tác động đồng thời (F test – kiểm định Wald), giá trị d của thống kê Durbin – Watson khơng đổi, thì ý nghĩa về mặt thống kê của các tác động riêng phần của các biến cũng không thay đổi ngoại trừ hệ số cắt khơng cịn ý ngĩa thống kê.
Như vậy, kết quả hồi qui cho phương trình ngắn hạn là có ý nghĩa và đạt được mức tin cậy cao.