KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thu, chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu VN (Trang 61 - 63)

- Phương trình cân bằng trong ngắn hạn của các biến:

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.11 Kết luận

Đề tài đã áp dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model - ECM) để xem xét tác động trong ngắn hạn và cân bằng trong dài hạn của hai biến nguồn thu ngân sách và tổng sản phẩm quốc nội lên chi tiêu ngân sách của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 1984 – 2013.

Đề tài cũng áp dụng phương pháp kiểm định tính nhân quả Granger để xem xét mối quan hệ giữa hai biến thu và chi tiêu ngân sách của chính phủ Việt Nam.

Kết quả phân tích và xử lí số liệu thông qua các phương pháp mô tả trên cho thấy:

- Tốc độ hiệu chỉnh của mơ hình, tức là tác động trong ngắn hạn của các biến độc lập lên biến phụ thuộc được điều chỉnh sao cho trong dài hạn các tác động này là cân bằng có giá trị β = 0.58 = 58%/ năm. Điều này cho thấy tốc độ hiệu chỉnh khá nhanh và thời gian hiệu chỉnh = 1/0.58 = 1.72 năm là tương đối ngắn.

- Kết quả tác động trong dài hạn cho thấy cả hai biến nguồn thu ngân sách và tổng sản phẩm quốc nội đều có tác động dương lên chi tiêu chính phủ với các giá trị hồi qui lần lượt là 0.68 và 0.21. Điều này có nghĩa là khi nguồn thu ngân sách của chính phủ tăng/giảm 1% sẽ đưa đến kết quả là chi tiêu chính phủ tăng/giảm 0.68% trong khi mức tăng trưởng kinh tế tăng hay giảm 1% chỉ đóng góp vào chi tiêu ngân sách chỉ 0.21%. Điều này cho thấy vai trò khá quan trọng của nguồn thu ngân sách trong mơ hình.

- Cịn về mối quan hệ nhân quả Granger giữa biến nguồn thu ngân sách và chi tiêu ngân sách thì kết quả phân tích hồi qui bằng mơ hình ràng buộc

hơn cho thấy mối quan hệ giữa hai biến chỉ là một chiều, tức là chỉ chi tiêu ngân sách có tính quyết định đến nguồn thu ngân sách trong khi điều ngược lại thì khơng xảy ra. Điều này có nghĩa là khi chính phủ quyết định tăng hay giảm chi tiêu ngân sách 1% thì nguồn thu ngân sách sẽ tăng/giảm tương ứng là 0.68%.

Liên quan đến vấn đề thu chi ngân sách của chính phủ Việt Nam, kết quả của mơ hình cho thấy là mức tăng của nguồn thu ngân sách có đóng góp khá lớn vào mức tăng chi tiêu ngân sách trong khi mức tăng trưởng kinh tế đóng góp ít hơn. Tuy nhiên, kết quả phân tích mối quan hệ nhân quả Granger giữa hai biến nguồn thu ngân sách và chi tiêu ngân sách lại cho thấy mối quan hệ này chỉ là một chiều, tức là chi tiêu ngân sách có tính quyết định đến nguồn thu ngân sách cịn chiều ngược lại thì khơng xảy ra, nghĩa là nguồn thu ngân sách khơng quyết định đến việc chi tiêu ngân sách. Điều này có nghĩa là khi chính phủ muốn gia tăng chi tiêu thì sẽ tìm mọi cách để có thể gia tăng nguồn thu như tăng thuế, bán tài sản thuộc sỡ hữu nhà nước,… nhưng khi mức thu ngân sách sụt giảm do nhiều nguyên nhân như là nền kinh tế suy thoái, mức thu từ thuế giảm,… thì chính phủ vẫn gia tăng chi tiêu bằng nguồn vốn vay nợ như vay trong nước hay vay nước ngoài. Việc gia tăng chi tiêu của chính phủ có thể là do ý muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm. Tuy nhiên, việc vay nợ có khả năng dẫn đến những rủi ro khơng lường trước được như mất chủ quyền về kinh tế (việc vay nợ nước ngoài thường kèm theo những điều kiện ngặt nghèo dành cho bên đi vay), mức nợ công tăng cao, vượt q khả năng kiểm sốt của chính phủ và có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nợ công.

Như vậy, để đảm bảo việc chi tiêu ngân sách của chinh phủ là phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm nhưng không gây ra những rủi ro khó lường thì việc tăng nguồn thu ngân sách hợp lý và cắt giảm

những khoản chi tiêu công không phù hợp là điều tốt nhất. Theo đó các giải pháp được đặt ra như sau:

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thu, chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu VN (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w