- Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng là tiền đề cho sự phát triển bền vững, lâu dài.
2.2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát
Ngun Phúc Hởng Luận văn th¹c
sü QTKD
Lạm phát là yếu tố khá nhạy cảm của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát tăng dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Yếu tố chính làm cho lạm phát tăng lên là do giá cả thị trường tăng lên. Về cơ bản, nguyên lý chung để xây dựng chỉ số lạm phát thực là dựa trên biến động giá cả của các mặt hàng. Nhưng nếu khi CPI bao gồm giá cả của hầu hết các loại mặt hàng (ở Việt Nam là khoảng 400 loại chia làm 86 nhóm), thì lạm phát thực được loại trừ đi những mặt hàng có sự biến động thiếu ởn định, thường chịu tác động của những cú sốc đột biến về cung cầu (xăng dầu, lương thực thực phẩm, sắt thép, xi măng, phân bón..).
Ở Việt Nam, năm 2006 chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,6%. Nhưng sang năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng là 12,6%, CPI bắt đầu tăng mạnh, cho dù Bộ Tài Chính đã cắt giảm thuế nhập khẩu gần 2000 mặt hàng theo lộ trình giảm thuế mà Việt Nam đã cam kết thực hiện khi gia nhập WTO. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sau hai năm lạm phát liên tục ở mức cao (9,5% năm 2004 và 8,4% năm 2005), những tưởng lạm phát sẽ chỉ ở quanh mức 6,6% năm 2006 và 12,6% năm 2007. Trong năm 2008 đạt kỷ lục, giá cả hàng hoá lại tăng đột biến, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng ở mức 22% dẫn đến lạm phát tăng cao.
Điều đáng lo ngại là giá các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, xăng dầu thời gian qua cũng tăng nhanh, làm tăng giá thành nông sản, giá sắt thép xây dựng tăng, làm tăng giá thành đầu tư xây dựng.
Ngồi ra, mức độ tăng giá cả cịn liên quan trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, cho đến nay tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào tăng tỷ lệ đầu tư. Hiện nay tỷ lệ đầu tư cho nền kinh tế của Việt Nam đã chiếm tới 40,4% tổng thu nhập trong nước(GDP), cao thứ hai thế giới sau Trung quốc(43%). Thế nhưng, hiệu quả đầu tư lại giảm sút nghiêm trọng. Số liệu của ADB công bố cho thấy, trong giai đoạn 1996- 2000, để tạo ra một đồng GDP Việt Nam phải bỏ ra 3,7 đồng để đầu tư và đến năm 2000- 2005 con số này đã tăng lên 4,6 đồng. ADB dự báo, với tình trạng như hiện nay, thì trong giai đoạn 2006- 2010 tỷ lệ số tiền bỏ ra đầu tư và GDP tạo ra sẽ tăng lên 5,1. Cũng theo ADB, một USD đầu tư cho sản xuất ở Việt Nam chỉ tạo ra 2,3 đơn vị sản phẩm, trong khi Thái Lan đạt tới 3,4 và Trung Quốc là 2,7. Như vậy, để kiềm chế lạm phát và phát triển bền vững, vấn đề quan trọng là cải cách để nâng cao hiệu quả quản lý, tránh lãng phí và chống tham nhũng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngồi ra, thay cho mơ hình tăng trưởng dựa
Ngun Phóc Hëng Luận văn thạc
sỹ QTKD
vào tỷ lệ đầu tư trên GDP, các chuyên gia của ADB khuyên Việt Nam nên nhanh chóng áp dụng mơ hình tăng trưởng hiệu quả, nghĩa là tăng cường đầu tư cho công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để cải thiện khả năng cạnh tranh.
Bước sang những tháng đầu của năm 2009 lại xuất hiện tình trạng giảm phát do tác động trực tiếp từ cuộc đại khủng hoảng nền kinh tế thế giới. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều tạm ngừng đầu tư vào nước ta. Do vậy việc mở rộng sản xuất, duy trì cơng ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp gặp khơng ít nhó khăn. Một số đơn vị buộc phải cắt giảm lao động, thu hẹp qui mô sản xuất, giảm chi phí tiền lương...vv.
Tuy nhiên gần đây, rõ nhất từ quí II/2009 đến nay, chính phủ đã áp dụng giải pháp kích cầu trong nước nhằm cứu giúp nền kinh tế, điều chỉnh và duy trì mức tăng trưởng ở mức độ vừa phải. Do vậy các doanh nghiệp trong đó có Cơng ty cở phần xây dựng số 1 cũng nắm bắt được sự trợ giúp này; cụ thể các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi để đầu tư cho mua sắm thiết bị, cho mở rộng sản xuất...vv. Theo công bố từ Tổng cục Thống kê, so với thời điểm tháng 1 nưm 2008, chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2009 chỉ tăng 2,68%. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm qua nếu so sánh ở thời điểm cùng kỳ. Đây là căn cứ cụ thể để nhiều chuyên gia dự báo: Tốc độ tăng giá cả năm nay sẽ khó có khả năng ở mức hai con số.
Tóm lại : Trong một giai đoạn ngắn nền kinh tế nước ta đã trải qua lạm
phát quá lớn và ngay sau đó lại phải đối mặt với nguy cơ giảm phát đột ngột. Lạm phát tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nước, lạm phát đã ảnh hưởng đến việc đầu tư mới các dự án và mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, các chi phí liên quan đều tăng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, ngồi ra lạm phát tăng cịn ảnh hưởng đến mức sống của CB-CNV, gây tâm lý lo lắng, không yên tâm sản xuất.
- Giảm phát đột ngột làm cho sản xuất đình trệ, các doanh nghiệp khơng có đủ cơng ăn việc làm, nền kinh tế tụt lùi và biết bao hệ luỵ tác động không tốt đến kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng nhận định, cơ hội là rất lớn cho các doanh nghiệp trong giai đoạn “hậu khủng hoảng”, một phần đón chờ vào sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, một phần nhờ vào một loạt các chính sách điều tiết vĩ mơ của Chính phủ – hiện đã và đang phát huy hiệu quả.
Ngun Phóc Hëng Luận văn thạc
sü QTKD