Bảng 4 .4 Giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn
Bảng 4.6 Giá bán lẻ điện sinh hoạt
Giá bán lẻ điện sinh hoạt (đồng/kWh)
Bậc 1 Cho kWh từ 0 đến 50 1.484 Bậc 2 Cho kWh từ 51 đến 100 1.533 Bậc 3 Cho kWh từ 101 đến 200 1.786 Bậc 4 Cho kWh từ 201 đến 300 2.243 Bậc 5 Cho kWh từ 301 đến 400 2.503 Bậc 6 Cho kWh từ 401 trở lên 2.587
Nguồn: Bộ Công thương (2015)
Riêng đối với giá bán điện cho các cơ sở sản xuất, chế biến công nghiệp, luận văn sử dụng mức giá bán lẻ điện cấp điện áp dƣới 6kV cho kinh doanh, mức giá bình quân là 3.155 đồng/kWh.
4.1.4.Kế hoạch vay vốn và trả lãi
Tổng vốn vay từ WB là 85% TMĐT, tiến độ giải ngân theo kế hoạch đầu tƣ xây dựng từng năm của dự án là 20%, 40%, 40%. Theo đó, tổng nợ vay từ năm 2016 đến năm 2018 lần lƣợt là 98,52; 203,93 và 211,07 tỷ đồng. Lãi suất và hình thức trả nợ của dự án theo ký kết cho vay giữa WB và Chính phủ Việt Nam với lãi suất là 7%/năm, lãi trả trong thời gian xây dựng gộp vào nợ gốc. Thời gian ân hạn trả nợ gốc là 10 năm, sau đó nợ gốc trả đều cho hết vòng đời của dự án. Lịch nợ vay thể hiện chi tiết tại Bảng 3 phần Phụ lục 6.
4.1.5.Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định của dự án áp dụng theo Thông tƣ 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, luận văn sử dụng phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng, cơng trình xây
dựng, lãi vay trong thời gian xây dựng, chi phí khác khấu hao trong 25 năm; riêng máy móc, thiết bị là 15 năm.
4.1.6.Tái đầu tƣ
Vòng đời của dự án là 25 năm, theo quy định, khấu hao hạng mục máy móc, thiết bị chỉ là 15 năm. Vì thế, trong thời gian vận hành, khai thác, dự án cần tái đầu tƣ máy móc, thiết bị. Chi phí thanh lý tài sản cố định là 45% giá trị kết thúc của dự án7.
4.1.7.cáo thu nhập
Báo cáo thu nhập là kết quả tách những chi phí hoạt động, khấu hao, lãi vay và thuế thu nhập mà dự án phải chịu ra khỏi tổng doanh thu của dự án. Thời gian xây dựng dự án là 03 năm (từ 2016 đến 2018), tuy nhiên, bắt đầu từ đầu năm 2017, dự án vận hành hoạt động phần lƣới điện đã hoàn thành trong năm trƣớc đó. Do vậy, năm 2017, dự án bắt đầu có dịng ngân lƣu doanh thu.
Kết quả kinh doanh của dự án kém hiệu quả. Trong 19 năm đầu hoạt động, lợi nhuận sau thuế của dự án mang giá trị âm. Dự án có lợi nhuận cao nhất vào năm cuối cùng của vòng đời với lợi nhuận sau thuế 100,95 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh thể hiện chi tiết tại Phụ lục 6.3.
4.2.Kết quả phân tích tính khả thi tài chính
4.2.1.Kết quả phân tích trên quan điểm tổng đầu tƣ
Dự án không khả thi trên quan điểm tổng đầu tƣ, giá trị hiện tại ròng của dự án mang giá trị âm 408,06 tỷ đồng; IRR tài chính danh nghĩa là 1,21% nhỏ hơn so với tỷ lệ 7,03% của hệ số WACC danh nghĩa. Kết quả tính tốn thể hiện ở Bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả phân tích tài chính quan điểm tổng đầu tƣ
STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị
tính Kết quả
1 Hệ số chiết khấu danh nghĩa WACCDN % 7,03
2 Hệ số chiết khấu thực WACCThực % 3,41
3 Suất sinh lợi nội tại (danh nghĩa) IRRDN % 1,21
4 Suất sinh lợi nội tại (thực) IRRThực % -2,21
5 Giá trị hiện tại ròng NPV Tỷ đồng (408,06)
6 Hệ số B/C Lần 0,69
7 Hệ số an toàn trả nợ tối thiểu minDSCR Tỷ lệ 0,00
8 Hệ số an tồn trả nợ bình qn DSCR Tỷ lệ 0,74
Nguồn: Tác giả tự tính tốn
Biểu đồ ngân lƣu tài chính trên quan điểm tổng đầu tƣ qua các năm của dự án thể hiện tại Hình 4.1 và Hình 4.2. Trong 03 năm đầu, chi phí đầu tƣ cho dự án tƣơng đối lớn, trong khi, ngân lƣu rịng trong những năm tiếp theo thấp, thậm chí có giá trị âm. Vì thế mà NPV tài chính tổng đầu tƣ với suất chiết khấu WACC bị âm.
Hình 4.1. Ngân lƣu rịng tổng đầu tƣ danh
nghĩa
Hình 4.2. Ngân lƣu rịng tổng đầu tƣ thực
Nguồn: Tác giả vẽ theo kết quả tự tính tốn
4.2.2.Kết quả phân tích trên quan điểm chủ đầu tƣ
Dự án khơng khả thi trên quan điểm chủ đầu tƣ, giá trị hiện tại ròng của dự án mang giá trị âm 403,14 tỷ đồng, IRR tài chính danh nghĩa là -5,96% nhỏ hơn so với tỷ lệ 7,20% của chi phí vốn chủ sở hữu danh nghĩa. Kết quả phân tích thể hiện ở Bảng 4.8 nhƣ sau:
Bảng 4.8. Kết quả phân tích tài chính quan điểm chủ đầu tƣ
STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị
tính Kết quả
1 Hệ số chiết khấu (danh nghĩa) CPVCSHDN % 7,20
2 Hệ số chiết khấu (thực) CPVSHThực % 3,57
3 Suất sinh lợi nội tại (danh nghĩa) IRRDN % -5,96%
4 Suất sinh lợi nội tại (thực) IRRThực % -9,14%
5 Giá trị hiện tại ròng NPV tỷ đồng (403,14)
6 Thời gian hồn vốn có chiết khấu THV năm 0,00
Nguồn: Tác giả tự tính tốn
Tƣơng tự kết quả phân tích theo quan điểm tổng đầu tƣ. Tuy nhiên, ngân lƣu rịng tài chính trên quan điểm chủ đầu tƣ âm trong liên tiếp 19 năm khi dự án đi vào hoạt động, điều này là do ngân lƣu rịng chủ đầu tƣ tính cả vốn vay trong thời gian xây dựng, trả lãi
vay và trả nợ gốc. Hình 4.3 và Hình 4.4 thể hiện ngân lƣu rịng danh nghĩa và thực qua từng năm của dự án tính theo quan điểm chủ đầu tƣ.
Hình 4.3. Ngân lƣu rịng Chủ đầu tƣ danh
nghĩa
Nguồn: Tác giả vẽ theo kết quả tự tính tốn
Hình 4.4. Ngân lƣu rịng Chủ đầu tƣ thực
4.3.Đánh giá kết quả phân tích tài chính của dự án
Qua kết quả phân tích, NPV tài chính theo quan điểm chủ đầu tƣ và tổng đầu tƣ đều có giá trị âm. Điều này cho thấy dự án không những không thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào dự án mà cũng khó thuyết phục đƣợc BIDV và EVN cấp vốn vay cho dự án. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn vay cao, chiếm 85% TMĐT, khả năng trả nợ của dự án thấp. Xuyên suốt 19 năm đầu hoạt động, hệ số an tồn trả nợ ln nhỏ hơn 1,2 rất nhiều. Những năm tiếp theo đến hết vòng đời, hệ số này đƣợc cải thiện, tuy nhiên DSCR trung bình của dự án cũng chỉ là 0,74. Hệ số an toàn trả nợ trong suốt vòng đời dự án đƣợc thể hiện tại Phụ lục 6.2.
Dự án khơng khả thi tài chính do những ngun nhân:
- Suất đầu tƣ của dự án là 32,63 triệu đồng/hộ cao hơn so với mức bình quân chung là 15 đến 20 triệu đồng/hộ8. Nguyên nhân là do địa bàn phục vụ của dự án rộng, bởi nếu tính theo suất đầu tƣ trên km đƣờng dây thì suất đầu tƣ của dự án chỉ là 583,86 triệu đồng/km so với quy định từ 621 đến 742 triệu đồng/km đƣờng dây hạ thế tại QĐ 634/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng.
- Ngồi ra, chi phí mua điện từ EVN thấp hơn không nhiều so với giá bán điện của dự án, và 8% tỷ lệ thất thoát điện trong quá trình dự án phân phối điện đến hộ dân. Chi phí mua điện từ EVN chiếm 92,2% so với doanh thu dự án.
4.4.Phân tích rủi ro và độ nhạy NPV tài chính
4.4.1.Phân tích độ nhạy NPV tài chính
Theo QĐ số 2014/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp ban hành quy định tạm thời nội dung tính tốn, phân tích độ nhạy các dự án nguồn điện theo các phƣơng án sau: TMĐT tăng 10%, điện năng tiêu thụ giảm 10%, tỷ lệ thất thốt là 10%, chi phí mua điện từ EVN tăng 10% và tổ hợp giữa vốn đầu tƣ tăng 10%, điện năng tiêu thụ giảm 10%.
Kết quả phân tích tại Phụ lục 10 cho thấy tỷ lệ tăng giá điện, tăng trƣởng điện năng sinh hoạt, tăng trƣởng nhu cầu điện phục vụ sản xuất công nghiệp biến thiên đồng biến với NPV dự án; ngƣợc lại, vốn đầu tƣ, tỷ lệ thất thốt điện thì biến thiên nghịch biến. NPV tài chính của dự án vẫn có giá trị âm trong mọi trƣờng hợp phân tích.
Kết quả thẩm định tài chính của dự án là khơng khả thi, do đó, luận văn xác định giá trị chuyển đổi của NPV dự án tại một số các thơng số có khả năng tác động đến tính hiệu quả dự án. NPV tài chính của dự án bằng 0 khi: tăng trƣởng nhu cầu điện sinh hoạt là 28,18%/năm, tăng trƣởng nhu cầu điện phục vụ sản xuất là 20,32% và tốc độ tăng giá điện là 16,51% hai lần một lần.
Nhìn chung, so với các thông số khác, NPV tài chính dự án nhạy hơn với tốc độ tăng trƣởng nhu cầu điện sản xuất và tốc độ tăng giá điện.
4.4.2.Phân tích kịch bản
Để đánh giá tính khả thi của dự án trong các trƣờng hợp xấu nhất và tốt nhất có thể xảy đến cho dự án. Các kịch bản phân tích dựa theo QĐ số 2014/QĐ-BCN của Bộ Cơng nghiệp, ngồi ra, đối với các thông số nhƣ:
- Tăng trƣởng nhu cầu điện sinh hoạt đƣợc xác định dựa trên mức tăng trƣởng thu nhập bình quân. Giai đoạn từ 2006 đến 2013 mức tăng trƣởng thu nhập bình quân dao dộng trong khoảng 2,87% đến 5,77%.
- Tăng trƣởng nhu cầu điện sản xuất dao động trong khoảng 10% đến 14%
Dựa vào điều kiện thực tế, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh An Giang dự báo tăng trƣởng ngành cơng nghiệp có 3 trƣờng hợp đó là 10%, 11,5% và 14%. Trƣờng hợp khả thi nhất là 11,5%.
- Tỷ lệ tăng giá điện: hiện nay, Chính phủ đang dần đƣa giá điện về với giá thị trƣờng, do đó, ít nhất giá điện cũng phần nào đảm bảo gia tăng theo tỷ lệ lạm phát. Do đó, tỷ lệ tăng giá điện đƣợc xác định trong khoảng từ 3,5% đến 10%.
Luận văn phân tích sự thay đổi của NPV dự án đối với 02 kịch bản nhƣ sau:
- Kịch bản xấu nhất: tăng trƣởng nhu cầu điện sinh hoạt là 3,68%, nhu cầu điện sản xuất 10%, tỷ lệ thất thoát điện năng 10%, TMĐT tăng 10%, giá điện tăng 3,5% hai năm/lần (theo tỷ lệ lạm phát).
- Kịch bản tốt nhất: tăng trƣởng nhu cầu điện sinh hoạt là 5,77%, nhu cầu điện sản xuất là 14%, tỷ lệ thất thoát điện năng 5% (mức trung bình của các nƣớc trong khu vực)9,
TMĐT giảm 10%, giá điện tăng 10% hai năm/lần. Kết quả phân tích kịch bản đƣợc trình bày tại Bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả phân tích kịch bản NPV tài chính
Đơn vị Kịch bản
Xấu Tốt
NPV danh nghĩa Tỷ đồng (616,58) (117,81)
IRR danh nghĩa % -3,58% 5,59%
IRR thực % -6,84% 2,02%
Nguồn: Tác giả tự tính tốn
4.5. Thực hiện mơ phỏng Monte Carlo tài chính của dự án
Nhằm tăng độ tin cậy hơn cho phân tích rủi ro, luận văn sử dụng phƣơng pháp mô phỏng Monte Carlo (dùng phần mềm Crystal Ball) để đánh giá khi những yếu tố quan sát thay đổi cùng một lúc sẽ ảnh hƣởng thế nào lên NPV tổng đầu tƣ và chủ đầu tƣ. Giả định cho các biến rủi ro nhƣ sau:
- Dựa vào kết quả lạm phát Việt Nam và dự báo trong những năm tới của IMF, luận văn giả định lạm phát VND có phân phối xác suất đều10, biên độ khoảng từ 3% đến 8%. - TMĐT có phân phối xác suất tam giác với giá trị yếu vị nhƣ mơ hình cơ sở, giá trị nhỏ
nhất bằng 90% giá trị yếu vị và giá trị lớn nhất bằng 150% giá trị yếu vị.
- Tăng trƣởng nhu cầu điện năng bị ảnh hƣởng trực tiếp từ yếu tố tăng trƣởng thu nhập bình qn. Theo số liệu tính tốn của WB về tăng trƣởng thu nhập bình quân giai đoạn từ 1991 đến 2013 tại Việt Nam, thực hiện thống kê mô tả cho kết quả tăng trƣởng thu nhập bình qn có phân phối chuẩn, độ lệch chuẩn là 0,32%. Vì thế, luận văn giả định thông số tăng trƣởng nhu cầu điện sinh hoạt có phân phối xác suất chuẩn, giá trị kỳ vọng là 4,08%, độ lệch chuẩn là 0,32%.
- Tốc độ tăng trƣởng nhu cầu điện năng sản xuất cơng nghiệp cũng có mối tƣơng quan với tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Từ kết quả và dự báo về tốc độ tăng trƣởng GDP nƣớc ta giai đoạn 1997 đến 2020, thực hiện thống kê mơ tả cho kết quả tốc độ tăng trƣởng GDP
bình qn có phân phối chuẩn (hệ số Skewness 0,15). Vì thế luận văn giả định thơng số này cũng có phân phối chuẩn, giá trị kỳ vọng là 11,5%, độ lệch chuẩn là 2,5%.
- Tỷ lệ thất thốt điện có phân phối tam giác, giá trị yếu vị là 8% bằng với giá trị mơ hình cơ sở, giá trị nhỏ nhất là 5%, giá trị lớn nhất là 8,6% (tỷ lệ năm 2013 của ngành điện)11. - Thay đổi giá điện: giả định thơng số này có phân phối tam giác, giá trị min bằng tốc độ
lạm phát, giá trị max là 10% và giá trị yếu vị là 7,5% theo mơ hình cơ sở.
- Số lần chạy thử là 10.000 lần. Kết quả chạy mơ phỏng thể hiện ở Hình 4.5. xác suất khả thi trên phƣơng diện tài chính của dự án là 0%.
Hình 4.5. Kết quả mơ phỏng Monte Carlo NPV tài chính của dự án
Nguồn: phân tích bằng phần mềm Crystal ball
Tóm lại, Chƣơng 4 phân tích tính khả thi về tài chính dự án. Dự án khơng khả thi trên cả hai quan điểm tổng đầu tƣ và chủ đầu tƣ. Mô phỏng Monte Carlo cho kết quả dự án chứa nhiều rủi ro, xác suất khả thi trên phƣơng diện tài chính của dự án là 0%. Dự án khơng có khả năng trả nợ.
11
Chƣơng 5. PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN
Tính khả thi về kinh tế quyết định có nên đầu tƣ dự án hay khơng. Chƣơng này, luận văn thẩm định hiệu quả kinh tế dự án dựa trên khung phân tích đã nêu, thơng qua xác định chi phí, lợi ích của dự án. Đồng thời, trên quan điểm xã hội, luận văn xác định nhóm đối tƣợng đƣợc lợi và chịu thiệt từ dự án.
5.1.Lợi ích và chi phí kinh tế của dự án
Thực hiện phƣơng pháp chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế thơng qua việc tính tốn các hệ số chuyển đổi CF.
5.1.1.Suất chiết khấu kinh tế thực
Suất chiết khấu kinh tế là chi phí vốn của nền kinh tế. Nghĩa là suất sinh lợi đòi hỏi khi dùng vốn của dự án đầu tƣ vào những hoạt động sinh lợi khác trong nền kinh tế.
Theo QĐ số 2014/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, ECOC là 10%, luận văn dùng suất chiết khấu này cho dự án. Thông thƣờng, suất chiết khấu này cũng đƣợc dùng cho việc phân tích kinh tế các dự án khác ở Việt Nam.
5.1.2.Lợi ích kinh tế
5.1.2.1. Cơ sở điều tra giá kinh tế điện
Để tính lợi ích kinh tế của dự án, luận văn xác định giá kinh tế của điện thông qua điều tra về khả năng chi trả của ngƣời dân vùng dự án đối với điện sinh hoạt.
Khu vực phục vụ của dự án là vùng nông thôn thuộc địa bàn tỉnh An Giang. Để xác định đƣợc hiện trạng mặt bằng chung về kinh tế, xã hội của khu vực này, luận văn dựa trên Báo cáo Tổng hợp, đánh giá mức độ đạt tiêu chí nơng thơn mới 119 xã tỉnh An Giang của Ban Chỉ đạo Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới tỉnh, tính đến cuối năm 2013.
Đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản nhƣ tỷ lệ đƣờng giao thông, đƣờng nội đồng đạt chuẩn; tỷ lệ kênh mƣơng đƣợc kiên cố hố; diện tích sản xuất nơng nghiệp đƣợc tuới, tiêu bằng hệ thống trạm bơm điện; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thƣờng xuyên an toàn; tỷ lệ hộ nghèo;