Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Lí luận về hoạt động tổ chuyên môn trường Trung học cơ sở

1.3.7. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động GV cùng nhau học tập từ thực tế việc học của HS. Ở đó Gv cùng nhau thiết kế kế hoạch học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của HS). Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra có ảnh hưởng đến việc học của HS. Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra ngun nhân tại sao HS chưa đạt

kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình học tập. Trên cơ sở đó, GV được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày sao cho phù hợp với từng đối tượng HS và đạt hiệu quả.

Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cần thực hiện đủ các bước theo hướng dẫn công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chun mơn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cần áp dụng các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Từ bỏ phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt kiểu thuyết truyền thống. Cần đưa những yếu tố sau vào bài học hằng ngày.

- Các hoạt động tìm tịi, khám phá dựa trên kiến thức đã biết, nội dung kiến thức và các đồ dùng trực quan.

- Các hoạt động của nhóm nhỏ chỉ gồm 3 đến 4 học sinh

- Đối thoại, thảo luận, chia sẻ ý kiến giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh.

Nguyên tắc 2: Sử dụng thiết bị dạy học thực tế, bài học là của học sinh, bài học cần được gắn liền với thực tiễn cuộc sống của các em. Chống lại các giờ dạy lý thuyết suông, thiếu thực tiễn, thực hành

Nguyên tắc 3: Hoạt động nhóm nhỏ hiệu quả, chống lại các hiện tượng ỷ lại, hiện tượng tách nhóm (bị bỏ rơi từ nhóm trung bình xuống nhóm yêu, kém)

Nguyên tắc 4: Giao nhiệm vụ học tập vừa sức, không quá dễ nhưng không quá khó.

Nguyên tắc 5: Chia sẻ ý kiến, ý tưởng để xây dựng mối quan hệ giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh

Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học:

Thứ nhất: Soạn giáo án và thực hiện giờ dạy minh họa

- Nhóm GV hợp tác xây dựng giáo án; cử GV dạy minh họa; tổ chức lớp dạy đúng yêu cầu dự giờ mới.

Thứ hai: Hình thành cách dự giờ, cách suy ngẫm, xây dựng quan hệ đồng nghiệp. - Luyện tập cách quan sát và cách nắm bắt suy nghĩ về việc học của học sinh trong giờ học; có khả năng phán đốn nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp việc học tập của học sinh.

- Thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của giáo viên về học sinh trong từng hoàn cảnh khác nhau.

dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

Thứ ba: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học.

- Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng việc học của học sinh, các mối quan hệ trong lớp học, các kĩ năng cần thiết để nâng cao chất lượng việc học của HS.

- Tăng cường, vận dụng, thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo khi dạy minh hoạ theo hướng lấy HS làm trung tâm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)