7. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường phổ thông dân tộc bán trú
2.3.3. Thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục
Qua khảo sát 22 CBQL, 11 TTCM và 131 GV kết quả cụ thể thu được thể hiện:
Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục.
TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Đúng theo kế hoạch chương trình
dạy học và giáo dục 164 100 4.0
2
Tổ chức các chuyên đề hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tổ chức các buổi ngoại khóa NGLL
124 75,6 40 24,4 3.8
3
Triển khai các hoạt động đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
145 88,4 19 11,6 3.9
4 Thực hiện ứng dụng CNTT trong
dạy học và giáo dục 125 76,2 39 23,8 3.8
Qua bảng khảo sát trên rõ ràng nhận thấy hoạt động này đa số được thực hiện đảm bảo trên tất cả các trường được khảo sát. Việc thực hiện tổ chức dạy học và giáo dục theo đúng kế hoạch đạt 100%.
- Các hoạt động khác nằm trong nội dung này cơ bản được thực hiện với tỉ lệ cao. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo là những hoạt động quan trọng. Tuy nhiên nội dung này chỉ đạt 75,6%, việc xây dựng các chuyên đề hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tổ chức các buổi ngoại khóa NGLL ở các TCM nội dung cịn sơ sài.
- PPDH dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trên thực tế, chỉ có 145 trên tổng số 164 người được khảo sát áp dụng, dù tỉ lệ đạt 88,4 % là một tỉ lệ khá cao đối với một huyện miền núi như Nam Trà My nhưng với mục tiêu giáo dục được đưa ra hiện nay thì con số này cần được nâng cao hơn.
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý cũng như trong dạy học và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Qua khảo sát thực tế, có 133 trong tổng số người được khảo sát chiếm tỉ lệ 76,2 %. Mặc dù có 100% giáo viên ứng dụng cơng nghệ thơng tin để xây dựng kế hoạch dạy học, tuy nhiên chỉ có 76,2% ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học. Chính vì vậy cần tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy.