8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sin hở các trường phổ
2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức giáo dục VHTT cho học
tỉnh Quảng Nam
Ngoài việc xây dựng nội dung giáo dục hợp lý, việc xác định phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường là nhiệm vụ rất cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục VHTT nói riêng. Trong thời gian qua, các trường đã đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục nói chung và giáo dục VHTT cho học sinh nói riêng. Phịng giáo dục thường xuyên tổ chức các cuộc thi về đổi mới phương pháp giảng dạy và được các trường hưởng ứng nhiệt tình. Đa số các trường đã cử giáo viên có kinh nghiệm tham gia hội giảng do Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My tổ chức. Ngoài ra, các trường đã phối hợp theo từng cụm trường để thực hiện việc dự giờ, thăm lớp, tổ chức chuyên đề về đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy. Để đánh giá nội dung này, tác giả điều tra thu được kết quả như sau:
Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL, giáo viên và tổng phụ trách về công tác quản lý hình thức và phương pháp giáo dục VHTT cho học sinh (n=121)
Nội dung Kết quả đạt được X Th ứ bậc Rất tốt (5) Tốt (4) Khá (3) Trung bình (2) Khơng đạt (1) Chỉ đạo tổ chuyên môn,
giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học phù hợp 14 53 33 21 0 3,50 1 Tổ chức các đợt tập huấn, mở chuyên đề về phương pháp giáo dục VHTT cho HS. 0 34 48 39 0 2,96 3 Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức HĐGD VHTT thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sinh hoạt lớp…
22 28 43 28 0 3,36 2
Tổ chức HĐGD VHTT thông qua hoạt động xã hội, từ thiện, gặp mặt, giao lưu chia sẻ…
Căn cứ vào bảng 2.17 cho thấy cơng tác quản lý về phương pháp và hình thức giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PHDTBT tiểu học được CBQL và giáo viên đánh giá ở mức thấp. Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học phù hợp và công tác xây dựng kế hoạch; chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục VHTT thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sinh hoạt lớp” lần lượt có 14 và 22 ý kiến đánh giá ở mức rất tốt. Đây là 2 nội dung được đánh giá kết quả thực hiện khá cao với điểm trung bình lần lượt là 3,5 và 3,35. Các nội dung còn lại được CBQL và giáo viên đánh giá ở mức tốt trở xuống. Công tác tổ chức các đợt tập huấn, mở chuyên đề về phương pháp giáo dục VHTT cho HS, có 34 ý kiến đánh giá ở mức tốt; 48 ý kiến đánh giá ở mức khá và có 39 ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Điều này chứng tỏ cơng tác tổ chức tập huấn, mở các lớp chuyên đề để bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp giáo dục VHTT cho học sinh được các trường thực hiện chưa tốt, chưa thu hút đông đảo giáo viên tham gia các đợt tập huấn. Đối tượng tham gia tập huấn chủ yếu là Ban giám hiệu nhà trường và các tổ trưởng chun mơn khi Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam tổ chức. Sau khi tham gia tập huấn xong họ về tập huấn lại cho giáo viên của trường. Chính vì điều này làm cho việc tiếp cận các phương pháp giảng dạy mới của giáo viên gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, các trường tổ chức hoạt động giáo dục VHTT thông qua các hoạt động xã hội, từ thiện, gặp mặt, giao lưu chia sẻ... được đánh giá ở mức thấp nhất, có 14 người đánh giá khơng đạt u cầu. Ngun nhân chính của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động từ thiện xã hội chưa thu hút đông đảo học sinh tham gia, mức độ thực hiện chưa thường xun. Bên cạnh đó nguồn kinh phí phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giáo dục còn nhiều hạn chế. Các giáo viên chủ yếu tập trung vào việc duy trì sĩ số học sinh và tập trung vào giảng dạy các nội dung trong chương trình sách giáo khoa, chưa quan tâm đến cơng tác giáo dục VHTT cho học sinh. Lãnh đạo nhà trường chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác đổi mới phương pháp giáo dục VHTT cho học sinh, chưa có chính sách khuyến khích, khen thưởng và động viên đối với giáo viên. Hoạt động xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp theo chủ đề, chủ điểm và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa được quan tâm triển khai thực hiện một cách thường xuyên, quá trình triển khai thực hiện cịn mang nặng tính hình thức. Việc tổ chức các hoạt động tập huấn, mở các chuyên đề về phương pháp giáo dục VHTT đối với đội ngũ giáo viên tại các trường chưa được chú trọng.
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục VHTTở các các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục VHTT cho học sinh là một trong những nhân
tố tác động đến hiệu quả công tác giáo dục VHTT cho học sinh. Kết quả khảo sát về công tác quản lý điều kiện giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My thu được kết quả tại bảng 2.18 dưới đây.
Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL, giáo viên và tổng phụ trách về công tác quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh (n=121)
Nội dung Kết quả đạt được X Thứ bậc Rất tốt (5) Tốt (4) Khá (3) Trung bình (2) Khơng đạt (1) Hệ thống CSVC- KT,
phương tiện dạy học được trang bị dầy đủ, đáp ứng yêu cầu
0 26 33 47 15 3,28 4
CSVC- KT, phương tiện dạy học được bố trí hợp lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả
8 53 25 35 0 3,28 3
Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dưởng CSVC-KT và phương tiện dạy học
28 54 25 14 0 3,79 1
Hệ thống thư viện được trang bị đầy đủ sách, báo và tư liệu học tập và có phịng đọc
0 33 41 21 26 2,67 5
Huy động và sử dụng nguồn
kinh phí hợp lý 14 53 26 28 0 3,44 2 Trong 5 nội dung phản ánh thực trạng công tác quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My được CBQL và giáo viên đánh giá ở mức độ trung bình. Riêng tiêu chí “Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dưởng CSVC-KT và phương tiện phục
vụ dạy học” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,79. Trong 121 người
tham gia trả lời, có 28 người đánh giá kết quả rất tốt, có 54 người đánh giá ở mức tốt 25 người đánh giá ở mức khá và 14 người đánh giá ở mức trung bình. Trong công tác quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh, có 2 nội dung được đánh giá ở mức thấp nhất là: Hệ thống CSVC-KT, phương tiện dạy
học được trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu; Hệ thống thư viện được trang bị đầy đủ sách, báo, tư liệu học tập và có phòng đọc. Qua kết quả trên cho thấy trong thời gian qua công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học chưa được đầu tư đúng mức. Nguyên nhân là do toàn bộ nguồn vốn đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học chủ yếu từ nguồn NSNN. Trong những năm trở lại đây, việc đầu tư công
có xu hướng cắt giảm và chỉ tập trung vào đầu tư các trường đang thức hiện chương trình trường chuẩn Quốc gia và theo chương trình Nơng thơn mới. Những trường không nằm trong đề án này được phân bổ vốn đầu tư mua sắm rất hạn chế. Việc huy động các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục chưa mang lại hiệu quả. Đa số phụ huynh là người dân tộc thiểu số nên đời sống của họ khó khăn, khơng có khả năng đóng góp về tài chính. Mặc dù hệ thống thư viện tại các trường đã được mua sắm tương đối đầy về số lượng các đầu sách theo đúng quy định. Song khơng gian phịng đọc cịn hạn chế, chưa thu hút học sinh tham gia đọc sách tại thư viện. Cán bộ quản lý thư viện còn thiếu và yếu, việc cho học sinh mượn sách về nhà tự học chưa được triển khai thực hiện.
Để sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức giáo dục đặc biệt là các phương pháp giáo dục trực quan sinh động. Hiệu trưởng cần chủ động tham mưu, phối hợp với lực lượng giáo dục, chủ động tham mưu và huy động nguồn lực tài chính từ nhiều đối tượng khác nhau để tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Khi trang thiết bị và đồ dụng dạy học đầy đủ, giáo viên sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại và sử dụng các phương pháp giáo dục đảm bảo tính trực quan sinh động nhằm thu hút và lôi cuốn học sinh tham gia học tập và tiếp thu kiến thức nhanh.
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục VHTTở các các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
Ngoài nguồn lực giáo viên của nhà trường, các lực lượng giáo dục bên ngồi có vai trị quan trọng đối với cơng tác giáo dục VHTT cho học sinh. Thông qua hoạt động phối hợp với các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường sẽ giúp các trường khai thác được lợi thế tối ưu của từng nguồn lực. Việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài nhà trường sẽ giúp nhà trường tận dụng được các điều kiện cơ sở vật chất của các tổ chức và cá nhân có liên quan như hội trường, âm thanh, ánh sáng, các điểm di tích lịch sử… Từ đó góp phần làm cho hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh trở nên phong phú và đa dạng. Phát huy được những năng lực, sở trường của từng các nhân trong xã hội. Từ đó làm cho chương trình giáo dục VHTT cho học sinh thêm phong phú về cả nội dung và hình thức. Giúp học sinh giảm đi sự nhàm chán, thích trải nghiệm các phương pháp giáo dục mới, tiếp thu các chủ để mới từ môi trường bên ngồi nhà trường. Để đánh giá cơng tác này, tác giả thực hiện điều tra và thống kê tại bảng 2.19.
Bảng 2.19 Đánh giá của CBQL, giáo viên và tổng phụ trách về quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh (n=121)
Nội dung Kết quả đạt được X Thứ bậc Rất tốt (5) Tốt (4) Khá (3) Trung bình (2) Khơng đạt (1)
Xây dựng KH phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể đối với giáo viên chủ nhiệm, Liên đội, Đồn thanh niên, Cơng đoàn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh
12 47 36 26 0 3,37 1
Tổ chức phối hợp giữa BGH, giáo viên
chủ nhiệm lớp với Ban cha mẹ học sinh 11 43 45 22 0 3,36 2 Công tác KH, tham mưu, phối hợp với
cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đồn thể ở địa phương về tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh)
14 41 27 34 5 3,21 4
Xây dựng tập thể sư phạm có truyền thống văn hóa, có trách nhiệm, yêu thương, đồn kết, chia sẻ có trách nhiệm.
21 31 32 35 2 3,28 3
Có KH phối hợp với cơ quan chuyên môn các tổ chức, cá nhân để tổ chức các hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh.
5 43 34 39 0 3,12 5
Thu hút sự hỗ trợ các nguồn lực từ bên ngoài để tổ chức các hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh
9 32 35 39 6 2,99 6
Qua kết quả đánh giá tại bảng 2.19 có thể khẳng định rằng, việc quản lý công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện chưa được thực hiện tốt. Mặc dù các trường đã xây dựng kế hoạch tham mưu, phối hợp với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong cơng tác giáo dục VHTT cho học sinh. Song việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cịn mang tính hình thức, chưa được cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương quan tâm đúng mức. Các lực lượng bên ngoài tham gia vào hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh trên địa huyện Bắc Trà My có năng lực chun mơn và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, chưa quan tâm đến công tác phối hợp giáo dục VHTT cho học sinh. Đề hoạt
động này mang lại hiệu quả cao, Hiệu trưởng các trường cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục VHTT ở bên ngoài nhà trường. Tăng cường việc tham mưu và phối hợp giữa nhà trường với Phịng Văn hóa và Thơng tin và các ban ngành đoàn thể từ huyện đến xã, để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của họ.
2.4.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục VHTTở các các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học tại huyện Bắc Trà My VHTTở các các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
Kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng của công tác quản lý. Thông qua hoạt động kiểm tra giúp cho các nhà quản lý biết được những thành công và hạn chế trong công tác quản lý. Qua đó, để điều chỉnh sửa chữa bổ sung những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, nhằm giúp cho đơn vị hoạt động mang lại hiệu quả cao... Ngoài ra, Tác giả khảo sát và thu được kết quả tại bảng 2.20.
Bảng 2.20 Đánh giá của CBQL, giáo viên và tổng phụ trách về quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục VHTT (n=121)
Nội dung Kết quả đạt được X Thứ bậc Rất tốt (5) Tốt (4) Khá (3) Trung bình (2) Không đạt (1)
Xác định tiêu chuẩn, tiêu chí, cơng cụ
đánh giá cụ thể rõ rang 9 33 29 47 3 2,98 4 Kết hợp nhiều phương pháp, hình thức,
kênh đánh giá 4 39 35 43 0 3,03 2 Kiểm tra, đánh giá được thực hiện ở
nhiều thời điểm trong năm. 15 24 54 28 0 3,21 1 Nội dung kiểm tra đa dạng: hồ sơ kế
hoạch, giáo án, dự giờ, việc tổ chức giáo dục VHTT cho học sinh
12 25 41 41 2 3,03 2
Căn cứ kết quả đánh giá tại bảng 2.20 cho thấy đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá kết quả kiểm tra ở mức trung bình và khá. Qua kết quả đánh giá nêu trên cho thấy, Hiệu trưởng các trường rất ít quan tâm đến cơng tác này, thường giao cho tổ trưởng và phó Hiệu trưởng chun mơn thực hiện. Việc nhận xét đánh giá kết quả kiểm trang cịn mang tính cảm tính, chưa xây dựng các tiêu chuẩn phân loại, tiêu chí đánh giá. Việc sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá còn đơn điệu, chủ yếu là kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên và kiểm tra đánh giá thông qua các tiết dự giờ theo quy định.
Ngồi ra, cơng tác xây dựng kế hoạch kiểm tra của các trường còn chồng chéo, số lượng công việc của BGH nhà trường khá nhiều, nên công tác kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức. Công việc hậu kiểm tra, giám sát công tác điều chỉnh sau kiểm tra chưa được thực hiện triệt để. Đây là một trong những nội dung làm giảm hiệu lực của cơng tác quản lý. Vì vậy, trong thời gian đến Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm chỉ đạo kịp thời. Bên cạnh đó, sử dụng kết quả kiểm tra,