8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sin hở các trường phổ thông
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục VHTT cho học
tại các trường PTDTBT tiểu học. Đối tượng tham gia là giáo viên toàn trường.
- CBQL nhận thức đúng đắn về tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5- 6 tuổi.
- CBQL, GV có tinh thần tự giác và nghiêm túc trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học.
- Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cần được bố trí vào thời gian hợp lý để CBQL, GV có thể tham gia đầy đủ.
- Có các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn.
- Cần chọn những người trình độ, năng lực tốt làm giảng viên cho lớp bồi dưỡng, tập huấn.
- Đánh giá thường xuyên để nhân rộng, thúc đẩy, động viên khen thưởng giáo viên kịp thời. Đồng thời hỗ trợ giáo viên khắc phục khó khăn nếu có, đặc biệt là giáo viên là người dân tộc thiểu số.
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh cho học sinh
3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa
Thơng qua hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm nắm bắt tình hình triển khai thực hiện kế hoạch, mục tiêu và nội dung thực hiện công tác giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My. Thẩm định kết quả thực hiện của các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh, đánh giá kết quả đạt được của học sinh.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, giúp những người làm công tác quản lý giáo dục xây dựng kế hoạch cho những năm học kế tiếp. Đồng thời kết quả kiểm tra là công cụ để đánh giá động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống, đặc biệt là đội ngũ giáo viên của trường. Qua đó nắm bắt được tình hình thực tiễn và có định hướng phát triển hoạt động giáo dục VHTT cho
học sinh tại các trường THPT bán trú tiểu học trên địa bàn huyện.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Hiệu trưởng các trường cần bám sát kế hoạch và nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở và phòng giáo dục và đào tạo huyện Bắc Trà My và căn cứ vào kế hoạch năm học của trường. Hiệu trưởng xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra đánh giá, đặc biệt là kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ngay từ đầu năm học.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh đến các tổ chun mơn, đồn thể và các các nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động này. Đồng thời phối hợp với các lực lượng xã hội khác trong công tác giáo dục và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục VHTT. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ, nhà trường tiến hành tuyên dương, khen thưởng cho các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc, đồng thời khiển trách, nhắc nhở những tổ chức, cá nhân khơng hồn thành nhiệm vụ và xây dựng giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Có sự chỉ đạo sâu sát và có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh. Kết quả kiểm tra, đánh giá một cách khách quan và chính xác.
Cần thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra, có sự phân cơng trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong ban kiểm tra, đánh giá.
Hiệu trưởng thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, phát huy các ưu điểm và khắc phục các hạn chế yếu kém.
Thời gian kiểm tra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, kết quả kiểm tra đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
Phải sử dụng nhiều hình thức kiểm tra phù hợp với từng đối tượng và từng điều kiện thực tiễn tại đơn vị