Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục VHTT cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sin hở các trường phổ thông

3.2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục VHTT cho

cho học sinh

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Việc xây dựng danh mục và đổi mới nội dung giáo dục các hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh trong năm học giúp nhà trường chủ động tổ chức các HĐGD như một hoạt động thường xuyên nhằm phát triển nhân cách cho học sinh; có tác dụng chỉ dẫn cho các trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục VHTT cho học sinh; giúp cho công tác quản lý của hiệu trưởng, của tổ chun mơn; giúp cán bộ đồn, đội có định hướng nội dung để chủ động trong công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục.

Thực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục VHTT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách, giáo dục toàn diện học sinh, đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay. Nghị quyết hội nghị TW 8 kháo XI của Đảng đã nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Hệ thống các phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm là kết quả của quá trình kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Đòi hỏi hiệu trưởng các trường cần phải chỉ đạo điều hành thích hợp, tạo điều kiện thúc đẩy

các hoạt động giáo dục trong tình hình đổi mới. Trong đó, có hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh.

Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục văn hóa truyền thống, nhằm giúp cho học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh và bằng các hoạt động thiết thực. Đảm bảo tính đa dạng, phong phú về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức.

Việc giáo viên thay đổi nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh. Giúp cho học sinh có phấn khích trong hoạt động học tập. Các nội dung trừu tượng sẽ được cụ thể hóa thơng qua các sơ đồ, hình vẽ, video… Từ đó làm cho học sinh dễ tiếp thu và vận dụng kiến thức bổ ích và trong thực tế.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Về đổi mới nội dung

Ngoài các nội dung giáo dục VHTT theo quy định hiện hành, Phòng giáo dục và đào tạo huyện cần chỉ đạo các trường lồng ghép nội dung giáo dục lịch sử địa phương và trong hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh. Thông qua hoạt động này giúp cho nội dung giáo dục trở nên phong phú và đa dạng. Để thực hiện việc này, đòi hỏi hiệu trưởng các trường cần thực hiện các nội dung sau:

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGD VHTH và giáo dục lịch sử địa phương theo từng giai đoạn, từng năm học

- Hiệu trưởng tổ chức các cuộc thi về thiết kế các HĐGD VHTT và lịch sử địa

phương cho học sinh PTDTBT hướng đến mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho học sinh và nâng cao mức hiệu biết về truyền thống văn hóa và lịch sử địa phương.

- Xây dựng kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt, các nội dung hoạt động cần thực hiện của trường PTDTBT, các điều kiện đảm bảo về nhân lực, vật lực, tài lực, có sự phân cơng rõ ràng trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường (hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng), các tổ chức đồn thể.

- Khi xây dựng kế hoạch thực hiện cần chú ý đến các hoạt động cụ thể, phân công nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng ngoài nhà trường cùng tham gia. Trong đó chú ý đến điều kiện để thực hiện đồng thời dự kiến kết quả đạt được.

- Căn cứ kế hoạch của hiệu trưởng, các bộ phận, các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể cho tổ chức, tập thể của mình thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, các bộ phận triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch. Trong kế hoạch cần cụ thể chi tiết về phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và có sự điều chỉnh kế hoạch (nếu thấy cần thiết). Trong đó cần chú ý đến dự kiến thời gian tổ chức, huy động lực lượng tham gia cho phù hợp với từng nội dung, chủ điểm, loại hình tổ chức.

- Căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng xây dựng và ban hành kế hoạch HĐGD VHDT cho học sinh tại trường mình cần phải nêu rõ về: Mục đích, yêu cầu; Nội dung; Tổ chức thực hiện.

Trong phần nội dung, nhà trường định hướng những chủ điểm hoạt động chính theo từng tháng. Căn cứ vào đó các các bộ phận xây dựng kế hoạch cụ thể cho phù hợp với đặc điểm điều kiện của trường mình:

Bảng 3.1. Định hướng hoạt động, nội dung giáo dục VHTT và lịch sử địa phương cho học sinh

Tháng Hoạt động Nội dung giáo dục VHTT

9

Khai giảng năm học mới - Ngày hội khai trường, toàn dân đưa trẻ đến trường

Giáo dục truyền thống của dân tộc Việt Nam - Lịch sử và truyền thống của địa phương - Truyền thống lịch sử của nhà trường. - Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo

- Giáo dục học sinh u q trường lớp, có tình cảm gắn bó với mái trường; mong muốn học tập tốt để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Thực hiện ngày trang phục dân tộc

Mỗi tuần, 1 ngày HS được mặc trang phục dân tộc mình đến trường

Tháng An tồn giao thông

Giáo dục học sinh nghiêm chỉnh chấp hành luật an tồn giao thơng; giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông; ý thức bảo vệ tính mạng của bản thân và của mọi người xung quanh.

10

Kỷ niệm ngày khuyến học Việt Nam

Giáo dục truyền thống hiếu học; Giới thiệu những tấm gương vượt khó học giỏi ở trong và ngồi nhà trường

Những tấm gương vượt khó trên địa bàn huyện Bắc Trà My

Kỷ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục (15/10)

Giáo dục học sinh động cơ, thái độ học tập, phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập.

Giáo dục học sinh tình cảm u q, kính trọng Bác Hồ,…

Giáo dục tinh thần tương thân tương ái của con người Việt Nam; của dân tôc Cor, Cadong…

Uống nước nhớ nguồn, nhớ về cha ông, bản làng Tổ chức cho HS tham

quan trải nghiệm và viết bài thu hoạch ( lớp 4, 5)

Tổ chức học sinh tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống, phong tục tập quán lành mạnh, các nghề thủ cơng truyền thống, văn hóa ẩm thực các dân tộc, các trò chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc. Và thu hoạch,

viết dự án về sản vật được thấy Kỷ niệm ngày thành

lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10)

Giáo dục truyền thống phụ nữ Việt Nam: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

11 Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

Giáo dục lịng biết ơn và kính u thầy cơ giáo, giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

12

Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)

Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn và học tập anh bộ đội cụ Hồ. Nêu gương những người ở địa phương đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc qua các thời kỳ kháng chiến.

1

Kỷ niệm ngày học sinh, sinh viên (9/1)

Giáo dục truyền thống thông qua những tấm gương anh hùng nhỏ tuổi tham gia kháng chiến. Học sinh là người dân tộc Cor, Cadong đạt được thành tích trong học tập

Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp về chủ đề Làng nghề truyền thống và ẩm thực của người dân tộc thiểu số

Lựa chọn một số địa chỉ tại địa phương (bản) nơi đó tập trung phong phú đặc sắc phong tục tục tập quán lành mạnh, phát triển nghề thổ công truyền thống, văn hóa ẩm thực… để tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu. 2 Kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2) Giáo dục lịng kính u Đảng và Bác Hồ 3 Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM(26/3)

Giáo dục truyền thống vẻ vang của Đồn TNCS Hồ Chí Minh.

Kỷ niệm ngày Giỗ tổ Hùng vương

Giáo dục truyền thống của dân tộc Cơ Tu về tinh thần đoàn kết, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Cơ Tu; Thực hiện ngày “Đền ơn đáp nghĩa”

4

Ngày giải phóng Miền Nam và giải phóng huyện Bắc Trà My

Giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng tự hào dân tộc…

5 Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Giáo dục lịng kính u Bác Hồ; phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ...

Danh mục hoạt động, nội dung giáo dục VHTT và giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh của các trường PTDTBT phải được cụ thể hóa thành danh mục các

HĐGD VHTT cho HS thông qua tổ chức hoạt động dạy học trên lớp, tổ chức hoạt động ngoại khóa theo mơn học, hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh của nhà trường; HĐGD NGLL theo chủ đề.

Hiệu trưởng đề xuất đến Phòng GD&ĐT thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà trường trong việc thực hiện HĐGD VHTT và coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua trong năm học.

Về đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục

Việc sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục VHTT thiết thực, phù hợp với nội dung, đặc điểm, điều kiện của nhà trường, địa phương và đảm bảo tính hiệu quả. Phương pháp tổ chức hoạt động phải linh hoạt, đa dạng; khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài phương pháp đã quá quen thuộc với học sinh, gây cho học sinh cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt không muốn tham gia học.

Các trường tổ chức phân tích, đánh giá các phương pháp và hình thức đã và đang thực hiện. Từ đó, phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế yếu kém. Tăng cường xây dựng các phương pháp và mơ hình tổ chức đặc thù gắn với nhiệm vụ giáo dục VHTT, đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của học sinh và điều kiện tổ chức của nhà trường.

Các trường cần xây dựng kế hoạch và chỉ đạo giáo viên sử dụng da dạng hóa các hình thức tổ chức HĐGD VHTT cho học sinh. Việc sử dụng đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh được thực hiện như sau:

+ Tổ chức hoạt động giáo dục VHTT thông qua việc tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường. Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên tăng cường dạy học theo hướng tích hợp. Giáo viên tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh thơng qua các hoạt động ngoại khóa như: giáo dục truyền thống thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm kết hợp với hoạt động giáo dục ở bảo tàng, các điểm di tích lịch sử của từng địa phương.

+ Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học tập: Nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với Đoàn thanh niên và các các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động như: đọc sách báo tìm hiểu về VHTT Việt Nam ở thư viện, tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm, thuyết trình chun đề về lịch sử, các danh nhân văn hóa của dân tộc, của địa phương, tăng cường lồng ghép giáo dục lịch sử địa phương vào hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh.

+ Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động văn nghệ vào các ngày lễ lớn trong năm. Thông qua các trò chơi, các tiết mục văn nghệ xoay quanh chủ đề về giá trị văn hóa truyền thống, đóng vai các nhân vật lịch sử … từ đó giúp cho cho học sinh hiểu rõ hơn về cội nguồn của đất nước, cội nguồn của dân tộc. Góp phần gia tăng lịng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống của địa phương, giá trị văn hóa dân tộc, bản sắc dân

tộc khác nhau trên địa bàn tỉnh; có nhận thức và lối sống đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội.

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao: Văn hóa thể thao là một trong những nhu cầu, sở thích của học sinh. Các hoạt động về lĩnh vực này thường thu hút được sự chú ý của đông đảo học sinh.

+ Tổ chức các cuộc thi về VHTT như: “Em yêu lịch sử Việt Nam”, “Em yêu dân tộc Việt Nam”, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương. Thơng qua hoạt động này, nhằm tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao lịng u nước, tự hào dân tộc, xác định ý thức, trách nhiệm của người công dân tương lai tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam phồn vinh; Thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, truyền thống dân tộc cor, cadong. Tổ chức các cuộ thi về vẻ đẹp học đường, học sinh thanh lịch, theo dòng lịch sử…

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo sâu sát đối với việc đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục VHTT cho học sinh.

- Các lực lượng giáo dục trong trường cần tham gia tích cực, đóng góp xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh.

- GV phải đảm bảo năng lực tổ chức các HĐGD đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà trường.

- Yêu cầu phương pháp, hình thức giáo dục cần được xây dựng và tổ chức cho học sinh phải đảm bảo tính mục đích của giáo dục VHTT; Phù hợp với đặc điểm, tâm lý học sinh; đảm bảo tính đa dạng, phong phú của các phương pháp và hình thức thể hiện; thu hút được đông đảo học sinh tham gia; đồng thời đảm bảo được tính khả thi trong điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí.

3.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp triển khai thực hiện hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh

3.2.3.1 Mục đích và ý nghĩa

Phát huy khai thác tiềm năng, thế mạnh hiện có của các lực lượng giáo dục bên ngoài và bên trong nhà trường để thúc đẩy công tác giáo dục VHTT cho học sinh.

Giúp cho các tổ chức và các nhân thầy được vai trò và trách nhiệm của các bên trong việc tham gia hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh nói chung và học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My Nói riêng.

Việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngồi trường PTDTBT gồm: Chính quyền địa phương, cán bộ quản lý, giáo viên, tổng phụ trách, Đoàn thanh niên, già làng, trưởng bản sẽ phát huy được lợi thế của từng đối tượng trong hoạt động GD VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học.

giáo dục ở xã hội to lớn tham gia vào sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục VHTT cho học sinh nói riêng. Thơng qua sự phối hợp này để nâng cao hiệu quả giáo dục VHTT. Góp phần nâng cao các điều kiện đảm bảo đối với hoạt động giáo dục VHTT (về cơ sở vật chất, kinh phí). Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả quản lý công tác giáo dục VHTT cho HS PTDTBT tiểu học.

Thông qua hoạt động phối hợp này, nhằm gop phần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục và yêu cầu xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đối với lực lượng bên trong nhà trường

Hiệu trường nhà trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trước chi bộ, liên tích và hội đồng giáo dục của nhà trường về các mặt công tác, phân công phân nhiệm rõ rang trong Ban giám hiệu nhà trường và các tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)