Mở nền kinh tế (OPEN)

Một phần của tài liệu Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng của VN tiếp cận theo hướng tỷ giá cân bằng hành vi (Trang 65 - 66)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM

3.2. Xây dựng biến

3.2.3. mở nền kinh tế (OPEN)

Độ mở của nền kinh tế được định nghĩa là tỷ lệ giữa tổng kim ngạch thương mại so với GDP danh nghĩa. (Goh, 2006) và (Ting, 2009) xem độ mở của nền kinh tế là chuỗi thời gian đại diện cho mức độ bảo hộ mậu dịch của một quốc gia. Dưới sự mở rộng tự do hóa tài khoản vãng lãi do dỡ bỏ các hàng rào ngoại thương như hạn ngạch thuế quan, tiêu chuẩn hàng hóa… nhu cầu nhập khẩu có khuynh hướng gia tăng. Do đó, việc mở rộng ngoại thương làm thâm hụt cán cân thương mại và làm giảm tỷ giá thực.

Mơ hình kinh tế học cổ điển cho rằng nếu tăng các biện pháp bảo hộ mâu dịch ngay lập tức sẽ làm giảm nhập khẩu, tức xuất khẩu ròng tăng lên. Vì tỷ giá thực thể

hiện mức giá cân bằng giữa mức độ đầu tư ra bên ngoài và xuất khẩu rịng, do đó xuất khẩu rịng tăng lên làm tăng tỷ giá thực. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ giá thực này lại làm giảm xuất khẩu do giá hàng nội tăng so với giá hàng ngoại. Vì vậy, tác động của chính sách bảo hộ mậu dịch lên cán cân thương mại có xu hướng bù trừ lẫn nhau18. (Cui, 2013) kết luận rằng hiệu ứng của độ mở nền kinh tế là không rõ ràng.

Biến độ mở nền kinh tế được đưa vào mơ hình nhằm đại diện cho chính sách ngoại thương của quốc gia. Công thức đo lường độ mở nền kinh tế như sau:

Trong đó: ���� = (�� +

�)

� ⁄����

(41)

EX: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam IM: Giá trị nhập khẩu của Việt Nam

NGDP: Giá trị GDP tính theo giá hiện hành của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng của VN tiếp cận theo hướng tỷ giá cân bằng hành vi (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w