Giá trị dinh dưỡng của luân trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi thức ăn tự nhiên (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 35 - 36)

1. Đặc điểm sinh học của luân trùng

1.4. Giá trị dinh dưỡng của luân trùng

Luân trùng bắt đầu được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng cá bắt đầu vào những năm 60 của thế kỷ trước. Có khoảng hơn 2000 lồi ln trùng trên thế giới nhưng chỉ có Brachionus plicatilis là được sử dụng trong cơng nghệ sản xuất giống cá và các loài động vật thủy sản khác.

Luân trùng là thức ăn sống không thể thiếu trong giai đoạn bắt đầu ăn của ấu trùng cá biển. Theo Lubzens và ctv (1989), hầu hết các lồi cá biển được ni hiện nay đều cần luân trùng làm thức ăn cho giai đoạn ăn sớm. Luân trùng là loại thức ăn có khả năng đáp ứng được những địi hỏi khắt khe về dinh dưỡng của ấu trùng trong giai đoạn tới hạn.

Đối với mỗi loài ấu trùng cá lựa chọn kích thước con mồi theo từng giai đoạn. Với kích cỡ nhỏ bé của luân trùng rất phù hợp làm mồi cho cá ở giai đoạn ăn sớm. Do tốc độ bơi chậm, khả năng phân bố đều trong nước, giá trị dinh dưỡng cao, màu sắc phù hợp,… ln trùng có tác dụng kích thích tập tính bắt mồi của các ấu trùng nuôi. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả bắt mồi tốt cần phải có tần suất bắt gặp lớn. Mật độ luân trùng trong bể ương ấu trùng cần phải đảm bảo ở mức tối thiểu từ 25–100 cá thể/ mL. (Lubzens và ctv, 1989) (từ Như Văn Cẩn, 1999).

Giá trị năng lượng (khơng tính tro) của luân trùng biến động trong khoảng từ 6,8–6,46 cal/mg nhưng hàm lượng lipid lại có thể giao động tới 9–16% (Scott

35

và Baynes, 1978) hoặc có khi đạt đến 28,5% (Watanabe và ctv, 1983). Đối với protein nhiều nghiên cứu khẳng định khơng có sự sai khác lớn giữa hàm lượng protein tổng số cũng như thành phần và tỷ lệ của các acid amin cho dù luân trùng được ni bằng các loại thức ăn có chất lượng khác nhau (Lubzens và ctv, 1989).

Các acid béo chưa no n–3 HUFA, đặc biệt là hai loại Docosahecxaenoic 22:6 n-3 (DHA) và Eicaxapentaenoic 20:5 n–3 (EPA), được coi là những acid béo thiết yếu tác động đến tỷ lệ sống và sự phát triển của ấu trùng cá biển (Sargent, 1989; Olsen và ctv, 1993a; Kanazawa, 1993; Dhert và Sorgeloos, 1995). Hàm lượng của các loại acid béo này chính là những chỉ số nói lên giá trị dinh dưỡng của luân trùng. Tuy khả năng tổng hợp n–3 HUFA rất kém (Lubzens, 1987), nhưng luân trùng lại dễ hấp thu và tích trữ những loại acid này. Mối tương quan thuận về thành phần và tỷ lệ của các acid n-3 HUFA trong thức ăn và trong thành phần sinh hóa của luân trùng đã được Watanabe và ctv (1983), Olsen và ctv (1993a) và nhiều tác giả khác chứng minh. Đây là cơ sở khoa học của các phương pháp làm giàu nhằm cải thiện thành phần dinh dưỡng của luân trùng đang được ứng dụng rất hiệu quả.

Tóm lại những đặc điểm ưu việt khẳng định vị trí quan trọng của ln trùng đó là kích thước phù hợp, khả năng phân bố đều trong tầng nước, bơi lội chậm, sẵn có, dễ ni lên sinh khối, dễ áp dụng các biện pháp làm giàu để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng cá biển.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi thức ăn tự nhiên (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)