Đặc điểm sinh thái và khả năng thích ứng

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi thức ăn tự nhiên (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 52 - 54)

2. Đặc điểm sinh học của Artemia

2.6. Đặc điểm sinh thái và khả năng thích ứng

Artemia là loài sinh vật có tính rộng muối, chúng sống được trong môi

trường nước lợ (vài phần ngàn) cho đến nước mặn bão hoà (250 ppt). Tuỳ vào điều kiện mơi trường mà chúng có đặc điểm sinh trưởng và sinh sản khác nhau.

Quần thể Artemia được tìm thấy ở trên 500 hồ nước mặn và ruộng muối

trên thế giới. Artemia được tìm thấy chủ yếu trong những ao hồ có nồng độ muối cao (80 - 120 ppt) đây cũng là ngưỡng chịu đựng cao nhất về nồng độ muối của các loài sinh vật dữ. Từ 250 ppt trở lên mật độ Arrtemia giảm, mặc dù chúng có

thể sống ở nồng độ muối cao hơn nhưng hầu như nhu cầu năng lượng để điều hoà áp suất thẩm thấu tăng làm ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng và sinh sản của chúng, thậm chí chúng bị đói và bị chết do mơi trường trở nên độc và việc trao đổi chất cực kì khó khăn.

Mặc dù Artemia có thể sống tốt trong mơi trường nước biển tự nhiên nhưng do Artemia khơng có cơ chế chống lại sinh vật dữ ( tôm cá, Copepoda…) và

cạnh tranh với các lồi ăn lọc khác nên chúng có một cơ chế thích nghi rất tốt với độ mặn cao là nhờ:

→ Chúng có một hệ thống điều hồ áp suất thẩm thấu cực tốt.

→ Khả năng tổng hợp các sắc tố hô hấp cao nhằm thích ứng với điều kiện oxy thấp nơi có độ mặn cao.

→ Trong điều kiện bất lợi chúng có khả năng sản xuất ra trứng bào xác để đảm bảo sự tồn tại của chúng trong tự nhiên.

Các dịng Artemia khác nhau có thể thích nghi rộng với sự biến đổi của môi trường. Đặc biệt là nhiệt độ, chúng có thể thích nghi trong khoảng nhiệt độ từ 6 - 35oC. Thành phần Ion của các thuỷ vực gồm chlorid, sulfate, cacbonate và NaCl là thành phầm chủ yếu tạo nên các sinh cảnh Artemia ven biển và sinh cảnh nước mặn khác nằm sâu trong đất liền. Chẳng hạn hồ Great-Salt ở Utah, Mỹ. Các sinh cảnh Artemia khơng có nguồn gốc từ biển sâu trong lục địa có thành phần ion khác hơn nhiều so với nước biển như khu vực nước Sulfate (Chaplin lake, Saskatchewan, Canada), vực nước cacbonnate (Mono lake, caliornia, Mỹ) và vực nước giàu lân (rất nhiều hồ ở Nebraska, Mỹ).

Đối với dòng Artemia bản địa của Việt Nam (Artemia franciscana) đã có

nhiều đặc điểm thích nghi khác xa so với tổ tiên của chúng, đặc biệt là sự thích nghi với nhiệt độ (nhiệt độ cao) mặc dù chúng có nguồn gốc từ Mỹ (San Francisco Bay. USA). Điều kiện mơi trường thích hợp nhất cho chúng là:

 Độ mặn: 80 - 120ppt  Nhiệt độ: 22 - 35oC  Oxy hoà tan:cao hơn 2ppm

 pH từ trung tính đến kiềm (7,0 - 9,0)

Trong tự nhiên hay trong các ruộng muối Artemia sinh trưởng và sinh sản

chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn sẵn có trong mơi trường. Chúng ăn lọc khơng có tính chọn lựa với thành phần thức ăn là các mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong tầng nước và các sinh vật nhỏ như vi tảo, vi khuẩn với kích thước từ 10 - 50 μm. Trong thực tế, do sự thiếu vắng của các sinh vật dữ và sinh vật cạnh tranh thức ăn nên Artemia thường thấy ở những hệ thống độc canh lớn.

53

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi thức ăn tự nhiên (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)