Nuôi giun đất

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi thức ăn tự nhiên (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 76 - 79)

2. Sinh học và kỹ thuật nuôi giun đất

2.2. Nuôi giun đất

Chọn vị trí.

Vị trí ni giun đất có thể là trong nhà hay ngồi trời tùy theo quy mơ và tính chất ni. Ni quy mơ lớn thường ni ngồi trời, ni quy mơ nhỏ

và ni giai đoạn đầu có thể ni trong nhà. Tuy nhiên, ni ngồi trời trùng sẽ lớn nhanh hơn, hoạt động mạnh hơn và sinh sản nhanh hơn trong nhà.

Nơi nuôi nên được che mái hợp lý, tránh nắng trực tiếp và quá gắt (nắng trực tiếp không quá 2 – 3h/ ngày) ; tránh mưa xối mạnh, ngập úng. Những nơi dưới bóng cây râm là rất lý tưởng. Tuy nhiên, khơng nên đặt dưới tán cây có dầu. Điều này do trùng đất không thể sống dưới ánh nắng trực tiếp hơn vài phút, trùn ăn ở bề mặt nhưng rất sợ nắng. Ngoài ra che mát cũng nhằm khống chế nhiệt độ thích hợp cho việc bắt cặp, đẻ và nở của trứng.

Phương tiện nuôi.

Tùy điều kiện mà có thể ni trong thùng gỗ hay bể ciment, miễn sao chứa được thức ăn, không thể làm thay đổi độ ẩm thức ăn và trùn khơng bị ra được. Đơn giản nên dùng gỗ (2 – 3) x (2 – 3) x (0,4 – 0,5)m. Không nên dùng gỗ có chất dầu, cịn tươi vì có thể làm hại đến trùng ni. Các thùng gỗ có thể đặt nối tiếp hay chồng lên nhau. Thùng gỗ đơn giản và rẻ hơn thùng Ciment. Tuy nhiên, bể ciment sẽ ổn định nhiệt độ và bền hơn. Ngồi ra cịn có thể làm các mơ luống trực tiếp trên mặt đất như mô làm nấm rơm mà khơng cần thiết phải có bể. Có thể phủ lên mặt luống bằng những tấm đệm hay thảm. Các mô này nên được chiếu sáng để tránh thất thốt trứng.

Thức ăn và cách chăm sóc.

Thức ăn cho trùn đất là hỗn hợp bao gồm 50% Cellulose (rơm rạ, bã làm nấm, mạc cưa, giấy vụn) ; 30% phân động vật (phân heo, bò) và 20% thực vật (rauTrộn các thứ với 1 ít nước (tốt nhất là nước cống hay ít nước ủ lần trước) đem ủ kín bằng cách trét đất sét xung quanh bên ngoài.

Sau 14 ngày nguyên liệu bắt đầu hoai. Sau 40 ngày sẽ hoai hoàn toàn và được dùng làm thức ăn cho trùng.

Cần chú ý là thức ăn phải hoai hồn tồn. Độ ẩm thích hơp nhất là 70% (khi bóp hỗn hợp vài giọt nước sẽ nhiễu ra).

Cho thức ăn hoai vào thùng hay hố ni. Thức ăn cịn cách mặt thùng 10 – 14cm để trùng khơng tẩu thốt. Sau đó trùng vào ngăn nhỏ, để trống ngăn lớn. Điều này giúp trùng tận dụng hết thức ăn, có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhau để sinh sản nhanh. Sau đó phủ lên mặt 1 tấm giấy thấm nước để giữ ẩm. Sau vài ngày phải phun thêm nước vào thức ăn. Khi thấy ngăn nhỏ đã đầy và chật chội nên dời ván ngăn rộng ra 1 ít và cứ thế. Trong q trình ni khi có mưa to cần thắp đèn để trùng không bỏ trốn đi.

77

Khi trùng phát triển khắp thùng ni thì thu hoạch. Phân trùng được dùng làm phân bón cho cây, trùng được dùng làm thức ăn sống hay sấy khô cho cá. Mỗi con trùng hàng ngày thải ra lượng phân bằng với trọng lượng cơ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn - Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2009.

2. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Pham thị Tuyết Ngân, Huỳnh Thanh Tới và Trần Hữu Lễ - Artemia nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản - Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - 2007.

3. Trần Sương Ngọc, Nguyễn Văn Hòa, Vũ Ngọc Út, Trần Ngọc Hải và Trần Thị Thanh Hiền. - Giáo trình: Kỹ thuật ni thức ăn tự nhiên - Nhà Xuất Bản Đại Học Cần Thơ - 2017.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi thức ăn tự nhiên (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)