6. cấu của Kết đề tài
2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
2.2.1 Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô
2.2.1.1 Yếu tố kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự phát triển khá cao và bền vững. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng trung bình năm 2013 & 2014 đạt lần lượt là 5.4% và 6%, kỳ vọng đạt 6.2% năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 2,028 USD/ người/ năm. Tốc độ tăng trưởng của
ngành xây dựng Việt Nam trong những năm gần đây là rất khả quan, trung bình khoảng 10% trong giai đoạn 2010-2014. Đây thực sự là các chỉ số ấn tượng và có tác động rất tích cực đối với sự phát triển của ngành sơn.
Ngoài ra mức tiêu thụ sơn hiện nay của người tiêu dùng Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực, chỉ đạt 2.8-3 lít/ người/ năm trong khi thị trường Mỹ đạt 20-22 lít/ người/ năm, Tây Âu 15-16 lít/ người/ năm. Nhật, Đài Loan, Hồng Kông cũng đạt mức 12-13 lít/ người/ năm (Theo Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam). Như vậy, với dân số 90.5 triệu dân (Thời điểm tháng 4/ 2014, Tổng cục thống kê) thì khi mức GDP/ người tăng lên thì sản lượng tiêu thụ sơn có khả năng gia tăng lên 3-4 lần hiện nay. Điều này chứng tỏ thị trường sơn Việt Nam là thị trường rất tiềm năng.
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dần đi qua với sự trở lại mạnh mẽ từ nền kinh tế Mỹ sẽ thúc đẩy xu hướng đầu tư ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một tín hiệu tốt đối với thị trường sơn trong nước.
2.2.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật
Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng với nhiều nước và tổ chức trên thế giới. Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hiện nay Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn đến việc thúc đẩy tư nhân hóa và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, điều này sẽ sớm hạn chế việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài ra, các cải cách hành chính với chính sách một cửa một dấu, sử dụng thủ tục hải quan điện tử... là những bước tiến bộ, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề mà tồn xã hội quan tâm hàng đầu hiện nay là ý thức thi hành luật pháp và các biện pháp chế tài khi việc thực thi luật pháp ở Việt Nam chưa tốt, đặc biệt trong lĩnh vực chống sản xuất kinh doanh hàng nhái, hàng giả chưa được quản lý tốt nên ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà đầu tư chân chính.
2.2.1.3 Yếu tố xã hội
Việt Nam là nước đang phát triển với tốc độ đơ thị hóa nhanh, tỷ lệ tăng dân số ở mức khá. Theo Tổng cục thống kê, dân số trung bình cả nước năm 2014 ước tính đạt 90.5 triệu người, tăng 0.95% so với năm 2013, bao gồm dân số nam 44.7 triệu người chiếm 49.3% tổng dân số cả nước, dân số nữ là 45.8 triệu người chiếm 50.7%. Dân số khu vực thành thị là 29.9 triệu người, chiếm 33.1% tổng doanh số cả nước, dân số khu vực nông thôn là 60.6 triệu người, chiếm 66.9% (Thời điểm tháng 4/ 2014, Tổng cục thống kê).
Theo báo cáo Tình hình dân số Thế giới của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam sẽ tăng lên 111.7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất trên thế giới. Đây là các thông số báo hiệu cơ hội phát triển của ngành sơn là khá tốt.
2.2.1.4 Yếu tố công nghệ kỹ thuật
Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất sơn tại Việt Nam cũng dần thay đổi, phát triển theo xu hướng của công nghệ trên thế giới. Đó là sản xuất các loại sơn thân thiện với mơi trường và con người, ví dụ như sơn khơng chứa APEO, sơn không mùi, sơn công nghệ nano, sơn gỗ hệ nước… Do đó, các nhà phân phối hóa chất ngành sơn nói chung và Texchem VN nói riêng cần nắm bắt được xu thế này, tìm kiếm và phát triển các loại hóa chất mới để cung cấp cho việc sản xuất những loại sơn tiên tiến này.
2.2.1.5 Yếu tố tự nhiên
Về địa lý, Việt Nam nằm ngay trên bờ Biển Đông, giáp với Biển Đông ở hướng Đông, Đông Nam và Tây Nam. Bờ biển nước ta cong hình chữ S, kéo dài trên 3.260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Trong số 64 tỉnh - thành phố của ta có tới 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Trung bình cứ khoảng 100 km2 đất liền là có 1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600 km2 đất liền/1 km biển). Nơi gần biển nhất chỉ cách biển khoảng 50 km, nơi xa biển nhất cách biển 500 km. Bờ biển dài chính là một trong những điều kiện thúc đẩy ngành
cơng nghiệp đánh bắt hải sản từ đó sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng các loại sơn bảo vệ tàu bè.
Biển Việt Nam nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vực cũng như của thế giới, giữ một vai trò rất lớn trong vận chuyển lưu thơng hàng hóa thương mại phục vụ đắc lực cho việc xây dựng nền kinh tế của nước ta cũng như các nước quanh bờ Biển Đông. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc nhập khẩu hóa chất từ các nước trên thế giới.