Thời gian tán và số xung sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện tỉnh hải dương (Trang 99 - 101)

154/196 lần tán (78,6%) có thời gian tán nằm trong khoảng từ 20-45 phút. Thời gian tán trung bình: 44,69 ± 6,64 phút. Trường hợp có thời gian

tán lâu nhất 64 phút và ngắn nhất là 20 phút. Theo nghiên cứu của Steinar J. và cộng sự (2007) [87], thời gian tán sỏi niệu quản bằng phương pháp TSNCT với sỏi kích thước từ 5-10 mm có thời gian tán trung bình 36,4 phút (thời gian tán nằm trong khoảng từ 19- 50 phút) [87]; trong nghiên cứu của David M . Albala và cộng sự (2005), TSNCT cho 370 trường hợp sỏi thận và niệu quản có thời gian trung bình là 51 phút [48].

Số sóng xung sử dụng và mức độ cản quang của sỏi cũng có sự khác nhau. Với sỏi mức độ cản quang mạnh 60/196 trường hợp (30,6%) có số xung trung bình: 3125,0 ± 345,9; 117/196 trường hợp (59,7%) sỏi mức độ cản quang trung bình có số xung sử dụng trung bình là: 2988,0 ± 463,0; 19/196 trường hợp (9,7%) sỏi mức độ cản quang yếu số xung sử dụng trung bình: 2821,0 ± 576,0 (bảng 3.23).

Các loại máy tán sỏi có nguyên lý phát sóng xung khác nhau cho phép số xung sử dụng một lần tán khác nhau. Theo J.Rassweiler, W. Eisenmenger với hầu hết các máy tán sỏi, số xung sử dụng tối đa/1 lần tán từ 2500 -3000. Với các máy tán có nguồn phát xung kiểu áp sứ điện, số sóng xung sử dụng tối đa có thể lên tới 4000 - 6000/lần tán sỏi. Số sóng xung sử dụng 1 lần tán sỏi trong nghiên cứu của Nguyễn Bửu Triều là 3500 [27] David M.Albala và CS (2005): số sóng xung được sử dụng tán sỏi niệu quản trên máy Medstone STS-T lithotripter trung bình là 2394[48]. Domenico J. Manzone và Benjamin Chang (1998), số sóng xung sử dụng với sỏi niệu quản trên từ 800-2500; với niệu quản dưới từ 1200-3000 [50]

Sỏi càng lớn thì số xung sử dụng càng nhiều, tuy nhiên nó cũng còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kinh nghiệm của người tán sỏi, độ cứng của sỏi và số lượng sỏi, đặc biệt là thành phần hóa học của sỏi. Theo Katz và cộng sự

(1990) sỏi cystine rất khó tán, sỏi calcium oxalate monohydrate (Whewellit) khó tán đồng thời khi vỡ thường tạo thành những mảnh lớn, khó đào thải. Một số sỏi thường dễ tán như: sỏi calcium oxalate dihydrate (whedelite), sỏi struvite [81].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện tỉnh hải dương (Trang 99 - 101)