II. TIÉN TỚI XÓA BỎ Cơ CHÉ TẬP TRUNG QUAN LIÊU, BAO CÁP, THỰC HIỆN HẠCH TOÁN KINH DOANH XÃ HỘ
1. Đảng Cộng sàn Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ưcmg, khóa V, Văn kiện Đảng tồn tập, tập 46, Nxb Chính trị
hành Trung ưcmg, khóa V, Văn kiện Đảng tồn tập, tập 46, Nxb. Chính trị
Chương III. T h ự c hiện kế h oạch 5 n ăm lần th ứ ba...
tập trung quan liêu, bao cấp trong giá và lương là yêu cầu cấp bách và là khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế hoạch hóa, phát huy mạnh mẽ quyền làm chù tập thể của nhân dân lao động và tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cả nước. Hội nghị chủ trương tiến hành cuộc điều chình lớn và tồn diện về giá - lương - tiền với phương châm khẩn trương, kiên quyết, vững chắc.
Nội dung xóa bỏ quan liêu, bao cấp trong giá - lương - tiền là: - Thứ nhắt, tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm,
thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá; phân công, phân cấp hợp lý trong cơ chế quản lý giá.
- Thứ hai, tiền lương thực tế phải thực sự bảo đảm cho người ăn
lương sống chủ yếu bằng tiền lương, tái sản xuất được sức lao động và phù hợp với khả năng của nền kinh tế quốc dân. Xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp, thực hiện trả lương bằng tiền có hàng hóa bảo đảm của thị trường có tổ chức.
- Thứ ba, xác lập quyền tự chù về tài chính của các ngành kinh
tế kỹ thuật. Chuyển hẳn mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức kinh tế phải tự chịu ưách nhiệm vè lỗ lải cùa minh, xóa bỏ mọi chi phí bál hợp lý cùa ngân sách nhà nước.
- T h ứ tư, chuyển hẳn công tác ngân hàng sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lấy hiệu quả kinh tế của đồng vốn làm tiêu chuẩn hoạt động tín dụng.
Trong tình hình kinh tế - xã hội đang diễn biến phức tạp, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa V chỉ rõ: "Cuộc điều chinh lớn và toàn diện về giá - lương - tiền lần này phải tiến hành khẩn trương, kiên quyết, nhưng phải tính tốn kỹ lưỡng các phương án vững chắc gắn với việc xây dựng và hoàn
LỊCH SỪ VIỆT NAM - TẬP 14
chinh cơ chế quản lý m ới"1. Nghị quyết nhấn mạnh: "Các chù trương và việc tổ chức thực hiện ngay trong mỗi bước phát triển phải đồng bộ, quán triệt quan điểm xóa bỏ quan liêu bao cấp"2.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban C hấp hành Trung ương khóa V có tàm quan trọng đặc biệt trong quá trình tìm con đường đổi mới ở Việt Nam. Nghị quyết này đã m ờ đường cho việc chấm dứt thời kỳ điều khiển nền kinh tể bằng những mệnh lệnh hành chính, biểu hiện đặc trưng của cách quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang thời kỳ điều khiển nền kinh tế trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, thơng qua kế hoạch hóa gắn với hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Hội nghị này thể hiện rõ sự đổi mới tư duy trên lĩnh vực phân phối lưu thông với nét nổi bật là thừa nhận sản xu ấ t hàng hóa và những quy luật cùa sản xuất hàng hóa. Nghị quyết đánh dấu bước
trường thành trong tư duy kinh tế và là một luồng gió mới tạo nên sức sống trong các hoạt động của toàn xã hội. Nhân dân cả nước đón nhận Nghị quyết với thái độ đồng tình, phấn khởi và tin tưởng vào ý nghĩa thực tiễn và sức sống của bản Nghị quyết.
Đe Nghị quyết đi vào cuộc sống, tháng 6-1985, Chính phủ tích cực chuẩn bị các phương án đổi mới chính sách giá - lương - tiền như: xác dịnh lại tý giá két toán nội bộ và m ức giá cho các loại giá (bán bn xí nghiệp, bán buôn công nghiệp, giá thu mua, giá bán lè ...); tiến hành kiểm kê hàng hóa tồn kho và khối lượng hàng hóa nói chung; chuẩn bị lượng tiền mặt cần thiết khi m ặt bằng giá thay đổi; triển khai nghiên cứu và ban hành các chính sách, chế độ gắn với việc thực hiện giá, lương mới. Chính phủ xác định vấn đề hàng
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương, khóa V, Văn kiện Đảng tồn tập, tập 46, Sđd, tr.l 19. Trung ương, khóa V, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 46, Sđd, tr.l 19.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Chương III. T h ự c hiện kế hoạch 5 n ăm lần th ứ ba..,
đầu là phải nắm hàng, nắm tiền về tay Nhà nước, tăng cường cải tạo và quàn lý thị trường.
Ve lương: Gần hai tháng sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V, nhiều tinh, thành phố đã tiến hành việc bù giá vào lương. Đen tháng 8-1985, cả nước có 28 tinh, thành phố thực hiện bù giá vào lương với những mức độ khác nhau. Song, trong khi Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị về việc phê chuẩn các phương án giá và lương mới được thực hiện, vấn đề bù giá vào lương chưa được tổng kết, rút kinh nghiệm thì đầu tháng 9-1985, lại có phương án sừa đổi giá, hạ thấp giá vật tư, hạ thấp khấu hao cơ bản và hạ thấp tỷ lệ giá kết toán nội bộ, gây ra những khó khăn cho địa phương và ban ngành.