Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH một thành viên giầy thượng đình thực trạng và giải pháp thúc đẩy (Trang 42 - 46)

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy dép ở các

1.6.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động

Việt Nam đều nhận gia công hàng xuất khẩu giầy cho nước ngồi cho nên máy móc và cơng nghệ do nước ngoài cung cấp. Cho nên điều này ảnh hưởng rất xấu đến tương lai của xuất khẩu giầy Việt Nam.

1.6.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩucủa doanh nghiệp. của doanh nghiệp.

1.6.2.1. Các yếu tố tài chính.

“Bn tài khơng bằng dài vồn”. Muốn làm bất cứ một việc gì cũng cần có vốn. Cho nên một doanh nghiệp trường vốn thì các kế hoạch sẽ được khả thi hơn. Vấn đề ở chỗ nguồn vốn của doanh nghiệp có thể huy động từ các nguồn nào và sử dụng vốn đó ra sao để đồng vốn được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên nguồn vốn cho hoạt động cũng hạn chế. Điều này cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới trang thiết bị sản xuất giầy dép. Một vấn đề nữa của các doanh nghiệp xuất khẩu giầy Việt Nam là không liên doanh, liên kết với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài để tăng nguồn lực tài chính của mình.

1.6.2.2. Nhân lực hiện tại của doanh nghiệp.

Yếu tố nhân lực và quản trị nhân lực đem lại tiềm năng to lớn và quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nguồn lao động phổ thơng thì rất nhiều nhưng nguồn nhân lực có trình độ và dược đào tạo qua trường lớp thì cịn rất hạn chế. Điều này cũng ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của chính bản thân các doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một trường nào đào tạo một cách có quy củ và bài bản về ngành da giày về chế tạo mẫu, thiết kế mẫu… cho nên phần lớn lao động làm về ngành này đều do học nghề mà có. Sở hữu một đội ngũ nhân

lực như vậy không thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp bởi hiện nay nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm giầy là rất cao. Nó phải được thiết kế theo những kiểu dáng đặc biệt, nổi bật, có những đường nét hoa văn cầu kỳ địi hỏi ở doanh nghiệp phải có một bộ phận thiết kế để đáp ứng được yêu cầu này.

1.6.2.3. Uy tín và khả năng điều hành, quản lý hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Điều này góp phần tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Nó giúp cho các nhà nhập khẩu tìm đến các doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn có uy tín.

Trong quan hệ làm ăn với các đối tác phải đặc biệt xem trọng chữ Tín, cần phải đảm bảo cho giầy xuất khẩu luôn đạt được những tiêu chuẩn như đã thoả thuận, đảm bảo thời gian và địa điểm giao hàng. Khi một doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép làm ăn có uy tín sẽ được nhiều nhà nhập khẩu biết đến.

Không những thế, khả năng điều hành và quản lý sản xuất, xuất khẩu mặt hàng giày dép giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường, điều này đảm bảo cho hoạt động sản xuất giầy dép phục vụ cho xuất khẩu được đúng theo như kế hoạch, làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường giầy dép quốc tế.

1.6.2.4. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giầy dép của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp mà làm chủ được các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giầy dép sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất các đơn hàng giầy dép xuất khẩu, trong việc định giá xuất khẩu giầy dép. Như cũng đã phân tích ở trên, hiện nay nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giầy dép của doanh nghiệp Việt Nam (giả da, PU, cao su) phải nhập khẩu rất nhiều, rất ít doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị nguồn nguyên liệu đầu vào cho mình một cách dồi dào . Đây là một trong những khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp vì nó sẽ làm tăng chi phí sản xuất trên một đơi giầy và làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.6.2.5. Sản phẩm của doanh nghiệp.

Nói đến khía cạnh này chúng ta phải đề cập đến số lượng và cơ cấu mặt hàng giầy dép xuất khẩu của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu vật chất của người

tiêu dùng ở thị trường mục tiêu khơng? Các sản phẩm đó có khả năng sửa đổi để phù hợp với nhu cầu thị trường hay khơng? Bên cạnh các sản phẩm hiện vật thì doanh nghiệp có cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ không?

Sản phẩm giầy dép của doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào trên thị trường giầy dép quốc tế? Nó đã được nhiều nước biết đến chưa? Tất cả những điều này đều tạo nên điểm mạnh hay điểm yếu của doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép.

Chúng ta thấy rằng một đội ngũ thiết kế mẫu giầy với năng lực kém thì chưa thể thiết kế ra được những đơi giầy với mẫu mã phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Phần lớn mẫu mã của giầy dép xuất khẩu hiện nay phụ thuộc vào nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp gia cơng theo mẫu mã do nước ngồi đặt hàng. Bộ phận thiết kế giầy của doanh nghiệp rất yếu và thiếu nên hầu như chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc thiết kế, sáng tạo mẫu mã của riêng cơng ty.

Khách hàng nước ngồi gửi mẫu mã đến để doanh nghiệp gia cơng thì các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm phải tìm hiểu xem cơng nghệ may giầy đó như thế nào để từ đó tiến hành sản xuất.

Chính vì sự “có sẵn” này mà dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu giầy của Việt Nam khơng chịu tìm tịi, nghiên cứu để có được những sản phẩm giầy với mẫu mã phong phú và độc đáo, mà đây lại là những thứ người tiêu dùng cần vì họ thích sự dộc đáo và những nét mới là trên đôi giầy mà họ đi chứ một đơi giầy có thể đi trong vài chục năm cũng khơng phải là sở thích của họ.

1.6.2.6. Hệ thống thông tin của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp muốn đưa ra một quyết định về việc có nên xuất khẩu sang một thị trường hay khơng thì cần phải dựa vào lượng thơng tin chính xác mà doanh nghiệp của mình có được thơng qua hệ thống thu thập thơng tin. Với một công nghệ xử lý thông tin tốt cũng sẽ là một điểm mạnh của doanh nghiêp trong việc có được những thơng tin chính xác. Thực tế hiện nay khâu nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp việt Nam còn rất yếu, một phần là do điều kiện kinh tế không cho phép việc sang tận các thị trường mục tiêu để nghiên cứu và thu thập thông tin cho nên nguồn thông tin mà các doanh nghiệp Việt Nam có được là khơng đủ chính xác

để đưa ra các quyết đinh. Không những thế các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất ít tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ quốc tế về giầy dép hoặc nếu có chỉ là tham quan, khảo sát thị trường. Cho nên sẽ rất khó để cho các doanh nghiệp xuất khẩu giầy của việt Nam có dịp cọ xát thị trường, tìm hiểu một cách cặn kẽ về nhu cầu tiêu dùng của các nước nhập khẩu.

1.6.2.7. Hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Đặc biệt là hoạt động marketing xuất khẩu đóng vai trị thiết yếu trong việc cung cấp thông tin cho lãnh doanh nghiệp .Đó là các thơng tin về số liệu hàng hóa bán ra, chi phí quảng cáo, thị phần của doanh nghiệp.

Hoạt động marketing giầy của các doanh nghiệp Việt Nam là rất kém. Cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm giầy của mình là tham dự các hội chợ giầy dép, qua đó để thị trường biết đến sản phẩm của mình và mình cũng có thể nhận biết thị hiếu chung của từng nước cụ thể để qua đó của tiến chất lượng, mẫu mã, cơng nghệ thì các doanh nghiệp giầy của Việt Nam tham gia ít và khi tham gia hội chợ, gian hàng trưng bày của Việt Nam thì thường nghèo nàn về hình thức, rời rạc, nhỏ lẻ, mang tính cá nhân, khơng tập trung vào một khu vực để có thể làm nổi bật thương hiệu. Không những khâu tiếp thị kém mà các nhà xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu một tầm nhìn xa chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt là cho các nhà nhập khẩu giầy dép chán nản và nghi ngại về việc xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với Việt Nam. Phải nói có rất nhiểu những điểm yếu mà các doanh nghiệp giầy dép phải vượt qua.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH

VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH một thành viên giầy thượng đình thực trạng và giải pháp thúc đẩy (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)