Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực tại công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần may xuất khẩu việt thái VITEXCO (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về thực trạng đào tạo nhân lực tạ

3.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực tại công ty

3.3.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo

VITEXCO đã vạch rõ mục tiêu là sau đào tạo, mọi cán bộ cơng nhân viên có thể thực hiện tốt cơng việc được giao, sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ các nhân viên khác cùng tiến bộ,…Thời gian đào tạo tùy thuộc vào nội dung cần đào tạo, có thể là 2 tuần hoặc 1 tháng hoặc dài hơn.

3.3.2.2. Xác định đối tượng đào tạo.

Sau khi xác định nhu cầu đào tạo, công ty đưa ra danh sách những người cần phải đào tạo. Tuy nhiên, để xác định đối tượng đào tạo còn phải xem xét động cơ, thái độ của nhân viên, xem họ có thực sự mong muốn được đưa đi đào tạo hay không. Phải nhìn nhận tới khả năng học tập của nhân viên, khả năng tiếp thu bài, kiến thức mới. Và dự đoán xem việc đào tạo sẽ làm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động tới đâu. Công ty tiến hành điều tra nhân viên thông qua hồ sơ nhân sự và qua kết quả thực hiện công việc trong các thời kỳ trước đó hoặc qua quan sát nhân viên, phỏng vấn trực tiếp mong muốn của họ, động cơ của họ trong việc nâng cao trình độ của mình.

3.3.2.3. Nội dung đào tạo tại công ty

Dựa vào kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm về nội dung đào tạo của cơng ty, ta có được biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.2. Kết quả hỏi điều tra cán bộ nhân viên về nội dung đào tạo tại VITEXCO

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)

Theo kết quả điều tra trên ta thấy nội dung các khóa đào tạo tập trung chủ yếu vào 3 nội dung đó là đào tạo hội nhập, đào tạo văn hóa cơng ty và đào tạo bổ sung kiến

thức mới cho CNV với 40/40 số phiếu chọn tương ứng với tỷ lệ là 100%. Từ đây có thể thấy được cơng ty đã chú trọng vào công tác đào tạo hội nhập nhân lức mới kèm với đó là đào tạo văn hóa cơng ty cho cán bộ nhân viên mới. Công ty cũng chú trọng vào đào tạo nâng cao chun mơn kỹ thuật nhưng cịn hạn chế chỉ với 10/40 số lượng phiếu chọn tương ứng với tỷ lệ là 25%. Đối với một công ty xuất khẩu hàng may mặc như VITEXCO thì việc tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên phát triển năng lực của mình từ đó có cơ hội thăng tiến cao thì nên được chú trọng nhưng ngược lại cơng ty vẫn chưa làm được điều này. Bên cạnh đó cũng có một vấn đề tồn tại, đó là cơng ty đã bỏ qua đào tạo chính trị - lý luận với kết quả điều tra là 0/40 phiếu - khơng có phiếu nào chọn. Đây cũng là một nội dung khá quan trọng và cần thiết đối với nhân viên, giúp nhân viên biết kết hợp hài hòa giữa mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu toàn xã hội; trung thành với doanh nghiệp, với đồng nghiệp; có trách nhiệm với cơng việc được giao.

Từ kết quả điều tra cán bộ nhân viên về nội dung đào tạo ta cũng có được một kết quả mức độ hài lòng về nội dung đào tạo tại VITEXCO. Kết quả được chỉ rõ trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.3. Mức độ hài lòng về nội dung đào tạo tại VITEXCO

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)

hơn thế), đào tạo văn hóa cơng ty và hội nhập (khoảng 50% là cảm thấy hài lòng và hơn). Tuy nhiên đào tạo văn hóa cơng ty vẫn cịn 20% khơng hài lịng, cơng ty nên xem xét lại nội dung đào tạo này. Mặc dù đào tạo nâng cao chuyên môn kỹ thuật chưa được công ty chú tọng rộng rãi như các nội dung đào tạo khác nhưng chất lượng số ít lần đào tạo thì lại khá cao và chiếm 70% học viên hài lịng và khơng có học viên nào khơng hài lịng, cơng ty nên phát huy hơn nội dung đào tạo này.

3.3.2.4. Hình thức đào tạo nhân lực tại cơng ty

Căn cứ vào nhu cầu và mục tiêu đào tạo, phịng hành chính nhân sự sẽ lựa chọn các hình thức đào tạo sao cho phù hợp. Thực tế cho thấy, trong 3 năm 2014- 2016, Công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái - VITEXCO đã tổ chức đào tạo nhân lực với sự kết hợp của 3 hình thức đào tạo, đó là đào tạo trong doanh nghiệp, đào tạo ngoài doanh nghiệp và đào tạo trực tiếp.

Biểu đồ 3.4: Hình thức đào tạo nhân lực tại VITEXCO từ năm 2014 - 2016

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)

Từ biểu đồ trên ta thấy được hình thức đào tạo chủ yếu của công ty là đào tạo bên ngồi cơng ty với số phiếu nhân viên chọn là 13/20 phiếu tương ứng với 65%. Tiếp đó là hình thức đào tạo trực tiếp với 5/20 phiếu tương ứng với 25%. Do không ddur điều kiện để tổ chức đào tại tại cơng ty nên tỷ lệ lựa chọn hình thức đào tạo tại cơng ty rất thấp là 10% với 2/20 phiếu.

Có thể thấy rằng, việc áp dụng các phương pháp truyền thống sẽ gây nhàm chán, không gây được nhiều hứng thú cho người học. Dưới đây là mức độ hài lịng về hình thức đào tạo tại VITEXCO mà tác giả đã tổng hợp được:

Biểu đồ 3.5. Mức độ hài lòng về hình thức đào tạo tại VITEXCO

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)

Từ bảng số liệu điều tra cho thấy phần lớn tỷ lệ người lao động hài lòng với phương pháp đào tạo của cơng ty. Mức độ hài lịng trở lên về các phương pháp lớn hơn 50%. Phương pháp đào tạo tại công ty là 60%, đào tạo bên là 50%, đào tạo trực tiếp là 70%. Tuy nhiên bên cạnh đó mức độ khơng hài lịng của CNV trong VITEXCO vẫn cịn và chiếm 25% tổng 3 hình thức đào tạo, từ đó có thể thấy được cơng ty đang có những thiếu sót trong các hình thức đào tạo của cơng ty mình.

3.3.2.5. Phương pháp đào tạo nhân lực tại cơng ty

Theo kết quả nhận được thì cơng ty sử dụng phương pháp kèm cặp để đào tạo CNV với 100% phiếu chọn, phương pháp đào tạo nghề với 50% phiếu chọn. Đây là phương pháp phổ biến thường được các công ty áp dụng. Với phương pháp kèm cặp VITEXCO sử dụng những nhân viên cũ có kinh nghiệm làm thầy dạy những kỹ năng cần nắm bắt cho nhân viên mới vì nhân viên cũ có kiến thức về hoạt động của DN cũng như kinh nghiệm trong chun mơn.

Ngồi ra, qua khảo sát ta cịn thu thập được thơng tin về mức độ hài lịng của cán bộ cơng nhân viên tại VITEXCO về phương pháp đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp thể hiện qua Biểu đồ 3.9.

Biểu đồ 3.6: Mức độ hài lòng về phương pháp đạo tạo tại VITEXCO

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Đối với phương pháp kèm cặp, tỷ lệ cơng nhân viên rất hài lịng là 15%; 50% hài lịng; 33,33% bình thường và khơng CNV nào khơng hài lịng với phương pháp đào tạo này. Đối với hình thức đào tạo nghề thì có 16,66% rất hài lịng, 16,67% hài lịng, 50% bình thường và 16,67% khơng hài lịng.cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này để từ đó lựa chọn phương pháp đào tạo cho thích hợp.

3.3.2.6. Dự tính ngân sách đào tạo tại cơng ty

Sau các bước trên, Cơng ty xác định các mục chi phí rõ ràng để từ đó tổng hợp mọi chi phí đào tạo cho một khố đào tạo. Như vậy, nhà quản lý sẽ dễ dàng chi tiêu cũng như quản lý và theo dõi chi phí dễ dàng hơn. Nhà quản lý sẽ vạch ra các loại chi phí cho đào tạo. Hàng năm, cơng ty trích ra 10% quỹ đầu tư phát triển dành cho đào tạo.

Chi phí đào tạo được VITEXCO sử dụng phù hợp với từng chương trình và số lượng nhân lực tham gia đào tạo. Đảm bảo chất lượng, tiết kiệm đúng lúc, đúng chỗ, tránh

lãng phí. Bảng sau đây cho thấy được chi phí đào tạo nhân lực tại VITEXCO giai đoạn 2014-2016.

Bảng 3.5. Chi phí đào tạo nhân lực giai đoạn 2014-2016 của VITEXCO

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Tổng chi phí đào tạo 45,7 55,2 69,7 9,5 20,8 14,5 26,3 Chun mơn kỹ thuật 20,3 22 25 1,7 8,37 3 13,6 Văn hóa DN 9 11 16,5 2 22,2 5,5 50 Phương pháp công tác 18,2 22,2 28,2 4 21,97 6 27,03 (Nguồn: Phịng Hành chính – Nhân sự)

Từ bảng số liệu trên ta thấy được chi phí cho cơng tác đào tạo nhân lực tăng lên mỗi năm tỷ lệ thuận với số lượng CNV được đào tạo sau mỗi năm, cụ thể là từ năm 2014 đến 2015 tổng chi phí đào tạo tăng lên 9,5 triệu, đến năm 2016 tăng thêm 14,5 triệu. Chi phí đào tạo cơng ty bỏ ra tập trung chủ yếu vào đào tạo chuyên môn kỹ thuật và phương pháp cơng tác. Chi phí cho đào tạo về văn hóa doanh nghiệp vẫn cịn hạn chế, như năm 2014 là 9 triệu, chiếm 19,7% tổng chi phí đào tạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần may xuất khẩu việt thái VITEXCO (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)