Mức độ hài lòng về phương pháp đạo tạo tại VITEXCO

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần may xuất khẩu việt thái VITEXCO (Trang 40)

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Đối với phương pháp kèm cặp, tỷ lệ cơng nhân viên rất hài lịng là 15%; 50% hài lịng; 33,33% bình thường và khơng CNV nào khơng hài lịng với phương pháp đào tạo này. Đối với hình thức đào tạo nghề thì có 16,66% rất hài lịng, 16,67% hài lịng, 50% bình thường và 16,67% khơng hài lịng.cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này để từ đó lựa chọn phương pháp đào tạo cho thích hợp.

3.3.2.6. Dự tính ngân sách đào tạo tại cơng ty

Sau các bước trên, Cơng ty xác định các mục chi phí rõ ràng để từ đó tổng hợp mọi chi phí đào tạo cho một khố đào tạo. Như vậy, nhà quản lý sẽ dễ dàng chi tiêu cũng như quản lý và theo dõi chi phí dễ dàng hơn. Nhà quản lý sẽ vạch ra các loại chi phí cho đào tạo. Hàng năm, cơng ty trích ra 10% quỹ đầu tư phát triển dành cho đào tạo.

Chi phí đào tạo được VITEXCO sử dụng phù hợp với từng chương trình và số lượng nhân lực tham gia đào tạo. Đảm bảo chất lượng, tiết kiệm đúng lúc, đúng chỗ, tránh

lãng phí. Bảng sau đây cho thấy được chi phí đào tạo nhân lực tại VITEXCO giai đoạn 2014-2016.

Bảng 3.5. Chi phí đào tạo nhân lực giai đoạn 2014-2016 của VITEXCO

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Tổng chi phí đào tạo 45,7 55,2 69,7 9,5 20,8 14,5 26,3 Chuyên môn kỹ thuật 20,3 22 25 1,7 8,37 3 13,6 Văn hóa DN 9 11 16,5 2 22,2 5,5 50 Phương pháp công tác 18,2 22,2 28,2 4 21,97 6 27,03 (Nguồn: Phịng Hành chính – Nhân sự)

Từ bảng số liệu trên ta thấy được chi phí cho cơng tác đào tạo nhân lực tăng lên mỗi năm tỷ lệ thuận với số lượng CNV được đào tạo sau mỗi năm, cụ thể là từ năm 2014 đến 2015 tổng chi phí đào tạo tăng lên 9,5 triệu, đến năm 2016 tăng thêm 14,5 triệu. Chi phí đào tạo cơng ty bỏ ra tập trung chủ yếu vào đào tạo chuyên môn kỹ thuật và phương pháp cơng tác. Chi phí cho đào tạo về văn hóa doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, như năm 2014 là 9 triệu, chiếm 19,7% tổng chi phí đào tạo.

3.3.3. Thực trạng triển khai thực hiện đào tạo nhân lực tại công ty

Dưới đây là thực trạng công tác triển khai đào tạo tại VITEXCO trong 3 năm gần đây được thống kê thể hiện trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Thống kê tình hình đào tạo nhân lực của VITEXCO giai đoạn 2014-2016 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Số khóa ĐT Ngồi CT 5 6 8 1 20 2 33,3 Trong CT 1 1 2 0 0 1 100 Số lớp ĐT Ngoài CT 5 6 8 1 20 2 33,3 Trong CT 1 1 1 0 0 0 0 Số lượt NLĐ được cử đi ĐT Ngoài CT 320 470 683 150 46,87 213 45,3 Trong CT 4 5 7 1 25 2 40 Số lượng chương trình ĐT Ngồi CT 10 12 16 2 20 4 33,3 Trong CT 1 1 2 0 0 1 100 (Nguồn: Phịng Hành chính – Nhân sự)

Từ bảng số liệu thống kê trên cho thấy được mức chênh lệch lớn giữa 2 hình thức đào tạo bên trong cơng ty và bên ngồi cơng ty. Cụ thể như: Số khóa đào tạo năm 2014 bên ngồi cơng ty là 5 khóa, trong khi đó bên trong cơng ty chỉ có 1 khóa, gấp 5 lần. Đến năm 2016 cơng ty vẫn chỉ có 1 khóa đào tạo bên trong, trong khi đó bên ngồi đã tăng lên 6 khóa. Đến năm 2016, cơng ty phát triển hơn, vì thế số khóa đào tạo bên

trong tăng lên được 2 khóa. Số lượng học viên được cử đi đào tạo khá cao và tăng lên mỗi năm nhưng cơng ty vẫn chỉ duy trì một lớp đào tạo tương ứng với mỗi khóa.

Cùng với đó là hình thức đào tạo trực tiếp. Cơng ty ln duy trì cho mình hình thức này vì bởi vì VITEXCO là một cơng ty sản xuất, sử dụng chủ yếu là máy móc nên hình thức kèm cặp của những NLĐ có năng lực cao cho NLĐ cịn ít kinh nghiệm hay mới vào nghề được cơng ty chú trọng.

Riêng đối với khối lao động trực tiếp sản xuất, tùy thuộc vào yêu cầu của từng giai đoạn, công ty cử người sang nước ngoài học về tổ chức tập huấn, đào tạo lại cho người lao động, đối với người lao động mới vào, việc triển khai đào tạo do các tổ sản xuất thực hiện. Vì lý do tài chính nên cơng ty chưa thể mời các giảng viên nước ngoài về giảng dạy trực tiếp về kỹ thuật, chuyên mơn cho NLĐ được.

- Chương trình đào tạo:

VITEXCO xây dựng chương trình đào tạo cho CNV dựa vào nhiều yếu tố như: Trình độ của NLĐ; nhu cầu của NLĐ; khả năng tài chính, tình hình kinh doanh của cơng ty; sự phát triển của khoa học – kỹ thuật… Chính vì thế mà chương trình đào tạo mỗi năm trong cơng ty đều khác nhau.

- Phương pháp đào tạo:

Công ty kết hợp nhiều phương pháp đào tạo khác nhau trong mỗi khóa học như xem video thực hành để cho học viên có thể hiểu được việc thực tế của nội dung học hơm đó. Cùng với đó là bài giảng của giảng viên được giảng liên tục trong vòng 3 tiếng mỗi ca và nghỉ 15 phút giữa ca.

Nội quy các khóa học được đưa ra nhưng hầu hết học viên không tuân thủ và việc đến muộn hay nói chuyện trong lớp vẫn diễn ra.

3.3.4. Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo nhân lực tại công ty

Trong 2 năm 2014-2015, công tác đánh giá kết quả đào tạo nhân viên tại công ty chưa được thực sự quan tâm. Cách đánh giá chủ yếu của công ty chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ nắm bắt được kỹ năng qua việc thực hành.

Bước sang giai đoạn năm 2016, phương pháp đánh giá chủ yếu được áp dụng trong công ty là sử dụng bảng hỏi, phiếu đánh giá sau mỗi khóa học.

B iể u

đồ 3.7. Phương pháp đánh giá kết quả đào tạo nhân lực

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm)

Công tác đào tạo được công ty tổ chức hàng năm nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả cao và vẫn còn mang tính đại trà do quy chế đánh giá cịn chưa bám sát yêu cầu của chương trình đào tạo. Việc kiểm sốt, theo dõi qua trình học tập của học viên cịn lơ là, chưa bám sát chương trình. Qua đó, có thể thấy những thiếu sót trên đã làm ảnh hưởng tới các chương trình đào tạo của cơng ty. Và cơng ty cũng gặp khó khăn trong việc tìm ra phương án nâng cao hiệu quả làm việc của nhân lực trong công ty.

3.4. Đánh giá chung về của công tác đào tạo nhân lực của Công ty Cổ phầnmay xuất khẩu Việt Thái - VITEXCO may xuất khẩu Việt Thái - VITEXCO

3.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân

Ưu điểm:

Thứ nhất, Chương trình đào tạo được xây dựng khá đầy đủ, chi tiết, phù hợp với

người học, cung cấp đủ kiến thức cần thiết cho nhân viên. Với các khóa đào tạo dài ngày dành cho công nhân mới, Bộ phận đào tạo VITEXCO đã xây dựng được các bộ tài liệu và chương trình học chuẩn, đảm bảo các kiến thức cần thiết cho nhân viên, các kỹ năng nghiệp vụ, kỹ thuật may từ cơ bản đến nâng cao sử dụng trong quá trình làm việc, giúp cho nhân viên sớm hịa nhập với mơi trường làm việc cũng như cơng việc mới. Với các khóa đào tạo ngắn ngày khác, tuy khơng có tài liệu chuẩn từ trước, nhưng bộ phận đào tạo luôn đảm bảo làm việc với giảng viên và xây dựng tài liệu hồn

chỉnh trước ít nhất 5 ngày khóa đào tạo diễn ra để đảm bảo chương trình là phù hợp, thiết thực và có ích cho học viên.

Thứ hai, Quy trình đào tạo đã đi vào quy củ, chuyên nghiệp. Tuy còn non trẻ,

nhưng bộ phận đào tạo đã cố gắng xây dựng và ngày càng hồn thiện quy trình đào tạo, luôn luôn bám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình của các nhân viên để tránh sai sót xảy ra trong quá trình làm việc.

Thứ ba, Phương pháp đào tạo được áp dụng một cách linh hoạt nhiều phương

pháp đào tạo khác nhau giúp học viên tăng tính chủ động trong việc học tập và tránh nhàm chán. Ngoài việc được phát tài liệu lý thuyết, học viên được xem các video clip hướng dẫn và được trực tiếp thực hành để nắm bài dễ hơn và hiểu sâu hơn bài học.

Thứ tư, Về công tác hậu cần, tổ chức đào tạo được học viên đánh giá thái độ làm

việc của nhân viên đào tạo rất tốt, nhiệt tình với cơng việc. Đặc biệt, các nhân viên đào tạo luôn luôn quan tâm sâu sát đến học viên, nhắc nhở việc học tập của các học viên thường xun và ln tận tình giải đáp thắc mắc của học viên trong suốt quá trình đào tạo.

Ngun nhân:

Có được điều này một phần là do yêu cầu công việc và mục tiêu phát triển cơng tác đào tạo của cơng ty có nhiều thay đổi để đáp ứng tình hình kinh doanh mới nên chính những CBNV trong cơng ty cũng phải ý thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của mình. Một lý do quan trọng nữa phải kể đến là nhu cầu học hỏi, phát triển bản thân cao nên CBNV có thái độ tích cực với các chương trình đào tạo. Điều này được phản ánh rõ qua tỷ lệ người tham gia các khóa đào tạo tương đối lớn, đây là một thuận lợi lớn cho công ty trước mắt và cả trong tương lai.

Ở VITEXCO, kế hoạch đào tạo hàng năm luôn được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban điều hành từ việc lên kế hoạch đào tạo đến triển khai thực hiện và đánh giá kết quả đào tạo.

Trong chiến lược phát triển kinh doanh của công ty 3 năm tới, lãnh đạo công ty đã xác định rõ phát triển nhân tài là mấu chốt trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh, do vậy công tác đào tạo đã được đẩy mạnh đầu tư.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế:

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần May xuất khẩu Việt Thái - VITEXCO vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục:

Thứ nhất, trong quá trình đào tạo học viên vẫn phát hiện ra những lỗi sai, chưa

phù hợp trong tài liệu đào tạo và đề kiểm tra. Có một số câu hỏi kiểm tra chưa bám sát vào bài học, học viên phải tự tìm hiểu ở ngồi khá nhiều. Ngồi ra, một số học viên cho rằng, việc đào tạo liên tục như vậy khiến cho các học viên khơng có nhiều thời gian để thực hành các kỹ năng được học nên sau khi được nhận về các phịng, học viên vẫn phải mất thêm thời gian để thích nghi với cơng việc chứ chưa tự tin để bắt tay ngay vào công việc mới.

Thứ hai, phương pháp đào tạo, tuy được kết hợp nhiều phương pháp đào tạo khác

nhau để tránh nhàm chán cho học viên đào tạo nhưng có một số mơn học chun mơn, việc xem video, clip giảng viên nói khá lâu, khơng có sự tương tác giữa học viên và giảng viên nhiều khiến cho học viên khơng có hứng thú và với những mơn học có tính học thuật cao, nếu khơng có giảng viên chủ động phân tích kỹ thì học viên cũng chưa biết cách khai thác hết vấn đề để hỏi giảng viên, dẫn đến tình trạng có một số phần kiến thức bị hổng sau q trình đào tạo. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số giảng viên không dành được nhiều thời gian để trao đổi, nói chuyện với học viên dẫn đến việc có những nội dung, câu hỏi chưa được làm rõ và sâu.

Thứ ba, về nội dung đào tạo nâng cao chuyên môn kỹ thuật cơng ty vẫn chưa chú

trọng sâu, đã có nhưng vẫn cịn hạn chế về số lượng các khóa đào tạo.

Thứ tư, đội ngũ đào tạo còn non trẻ cả về tuổi đời lẫn kinh nghiệm làm việc nên

có nhiều tình huống chưa xử lý được một cách nhanh nhạy, việc đứng lớp giảng dạy cũng chưa thể đảm nhận được nhiều.

Nguyên nhân:

Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến các hạn chế trên. Những nguyên nhân có thể kể đến:

Về tài liệu đào tạo, tài liệu được xây dựng gấp rút trong một thời gian ngắn với khối lượng tài liệu khá nhiều. Vì vậy nên khơng thể tránh được những thiếu sót trong tài liệu đào tạo. Ngồi ra, với một số mơn kỹ năng, do cách giảng dạy của mỗi giảng

viên khác nhau và tài liệu đào tạo cũng có sự thay đổi nên có nhiều câu hỏi trong đề kiểm tra hằng ngày chưa sát với nội dung giảng viên giảng dạy trên lớp.

Về phương pháp đào tạo, với mục đích thúc đẩy tinh thần tự học, tự nghiên cứu của học viên và cũng như làm giảm thời gian đào tạo cho các giảng viên, bộ phận đào tạo đã chuyển hóa các quy trình thao tác thành video, ngồi ra cịn quay lại bài giảng của các giảng viên để học viên tự theo dõi. Tuy nhiên, có nhiều bài giảng dài, việc học viên theo dõi clip gây nhàm chán, khơng tập trung do khơng có sự tương tác giữa học viên và giảng viên. Hơn nữa, có nhiều bài học học viên chưa biết cách khai thác nên sau khi nghiên cứu tài liệu, cũng khơng có nhiều câu hỏi để trao đổi với giảng viên khiến cho nhiều vấn đề học viên không thể hiểu sâu sau quá trình đào tạo. Cịn đối với giảng viên đào tạo, do cơng ty khơng có chế độ đãi ngộ thêm cho những giảng viên tham gia giảng dạy trong khi công việc cá nhân của bộ phận mình họ vẫn phải giải quyết, chính vì vậy nên có những giảng viên chưa thật sự chú tâm vào công tác đào tạo nhân viên.

Về đội ngũ nhân viên đào tạo, do cịn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, thâm niên làm việc tại VITEXCO cũng chưa lâu nên trong quá trình làm việc vẫn cịn những thiếu sót nhỏ và chưa xử lý linh hoạt trong nhiều tình huống.

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI –

VITEXCO

4.1. Định hướng và mục tiêu nhằm đẩy mạnh hiệu quả đào tạo nhân lực tạicông ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái – VITEXCO. công ty Cổ phần may xuất khẩu Việt Thái – VITEXCO.

4.1.1 Định hướng nhằm đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty.

VITEXCO nhận thấy được tầm quan trọng của đào tạo nhân lực nên đang dành một sự quan tâm lớn đến vấn đề đào tạo trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2016 – 2020, ban lãnh đạo công ty đã thống nhất và đưa ra định hướng về chiến lược đào tạo nhân viên như sau:

- Hồn thiện hơn nữa quy trình đào tạo chuyên nghiệp, chuẩn chỉnh các tài liệu đào tạo đang được sử dụng, cập nhật các thông tin mới nhất cho tài liệu đào tạo.

- Nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo thường kỳ dành cho nhân viên lâu năm tại công ty nhằm bổ sung kiến thức và kỹ năng làm việc.

- Đào tạo cho lao động mới và kiểm tra định kỳ các kỹ thuật may cơ bản, nâng cao thường xuyên.

- Phát triển việc quy hoạch và đào tạo nguồn lãnh đạo kế cận trong tương lai để có chiến lược đào tạo hợp lý để kịp thời và ln sẵn sàng có đội ngũ kế cận phát triển doanh nghiệp.

- Tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ và khối cơng nhân may, kỹ thuật máy móc theo q để làm căn cứ xác định nhu cầu cũng như đánh giá chất lượng đào tạo.

- Có định hướng trong sự phát triển của công ty trong tương lai để tiến hành đào tạo các kiến thức đón đầu. Trong thời gian tới VITEXCO vẫn sẽ tiếp tục chính sách lấy con người làm tiền đề để phát triển. Công ty vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào đào tạo nhân lực, ngoài ra cịn thu hút thêm các cán bộ trẻ có tài từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần may xuất khẩu việt thái VITEXCO (Trang 40)