5. Kết cấu khóa luận:
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN của Sacombank – Ch
2.2.3. Lãi thu được từ cho vay DNVVN
Biểu đồ 2.4: Thu lãi từ hoạt động cho vay DNVVN
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 65,802 60,738 78,294
Lãi từ cho vay DNVVN
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2014 – 2016
Như đã phân tích, dư nợ cho vay DNVVN ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của tồn chi nhánh. Cụ thể, dư nợ cho vay DNVVN năm 2014 đạt 1.034.097 triệu đồng (chiếm 71,1% tổng dư nợ cho vay), năm 2015 đạt 879.827 triệu đồng (chiếm 67%), năm 2016 đạt 1.137.853 triệu đồng (chiếm 70%). Do đó, lãi thu từ hoạt động cho vay DNVVN cũng là một con số không nhỏ. Năm 2014, thu lãi từ hoạt động cho vay DNVVN đạt 65.802 triệu đồng. Năm 2015 đạt 60.738 triệu đồng, giảm đi nhẹ so với
cùng kỳ năm 2014 do dư nợ cho vay DNVVN trong năm 2015 cũng giảm đi so với dư nợ năm 2014. Năm 2016 thu lãi từ cho vay DNVVN có giá trị 78.294 triệu đồng, tăng 12.492 triệu đồng so với năm 2014 (tức tăng 18,9%), tăng 17.556 triệu đồng so với năm 2015 (tức tăng 28,9%). Nhìn chung, thu lãi từ hoạt động cho vay DNVVN có một sự biến động nhất định, tuy nhiên sự tăng trưởng ấn tượng của con số này trong năm 2016 phần nào hứa hẹn xu hướng tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Ngồi ra nó cũng phản ánh sự năng động cũng như việc sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn, hoạt động cho vay và huy động vốn trong môi trường ngày càng cạnh tranh, lãi suất thường xuyên biến đổi thì việc giữ vững được mức tăng trưởng trên là một nỗ lực đáng khen ngợi của bộ phận tín dụng nói riêng và của tồn Chi nhánh nói chung.
2.2.4. Tình hình dự phòng rủi ro
Bảng 2.9: Dự phòng rủi ro cho vay DNVVN
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dư nợ cho vay DNVVN 1.034.097 879.827 1.137.853
Dự phòng rủi ro cho vay DNVVN 33.864 28.947 50.927
Tỷ lệ dự phòng rủi ro (%) 3,27 3,29 4,48
Nguồn: Báo cáo dự phịng rủi ro tín dụng giai đoạn 2014 – 2016
Nhìn vào bảng số liệ ta thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro của Chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016 khá cao. Điều này có thể giải thích là do tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN của Chi nhánh ln ở mức cao và có sự gia tăng trong những năm qua. Ta thấy tỷ lệ DPRR 2 năm 2014, 2015 tương đương nhau ở mức 3,27% - 3,29% nhưng đến năm 2016 con số này có sự tăng vọt lên đến 4,48% với giá trị dự phòng rủi ro cho vay DNVVN là 50.927 triệu đồng. Nguyên nhân một phần là các khoản vay từ những năm trước có TSBĐ là bất động sản, quyền sử dụng đất trong khi đó giá trị của các TSBĐ bị giảm giá do sự đóng băng của thị trường nhà đất.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng cho vay khách hàng DNVVN tại Sacombank-chi nhánh Thăng Long Sacombank-chi nhánh Thăng Long
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong 3 năm gần đây từ 2014 đến 2016, với sự nỗ lực của mình Sacombank – Thăng Long đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong cơng tác cho vay . Cụ thể, Chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với DNVVN nhìn chung là
có sự tăng trưởng. Cụ thể, năm 2014 đạt 1.034.097 triệu đồng tăng lên đến 1.137.853 triệu đồng năm 2016.
Thứ hai, cơ cấu cho vay DNVVN chuyển dịch theo hướng tích cực, chủ đạo là
cho vay sản xuất, thương mại, chế biến luôn chiếm tỷ trong tương đương 50% tổng dư nợ cho vay DNVVN, tiếp đến là các DN sản xuất, nông nghiệp điều này phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của nhà nước trong những năm gần đây, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long đặc biệt chú trọng đến hoạt động nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ người nơng dân Việt Nam. Theo đó, năm 2014 dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp đạt 196.476 triệu đồng, năm 2015 đạt 165.274 triệu đồng năm 2016 dư nợ với nhóm ngành này đạt 266.193triệu đồng chiếm 23,4% trong tổng dư nợ cho vay DNVVN, tăng 100.919 triệu so với 2015. Điều này cũng được phần lớn các chuyên viên ngân hàng tán thành theo kết quả thu thập được từ các phiếu điều tra, ngân hàng đã cân đối giữa hoạt động huy động và cho vay, tạo ra sự cân bằng để tránh tình trạng rủi ro cũng như lãng phí nguồn vốn nhàn rỗi.
Cho vay DNVVN được Chi nhánh đặc biệt chú trọng và luôn tiến hành đổi mới cơ cấu cho vay hợp lí, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của xã hội. Với những hoạt động đó, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long đã khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn hoạt động, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
2.3.2. Hạn chế
Qua việc đánh giá thực trạng hoạt động cho vay DNVVN tại Sacombank - Chi nhánh Thăng Long, ta thấy Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu trong giai đoạn
2014-2016. Tuy nhiên, hoạt động cho vay DNVVN là một hoạt động phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy trong q trình kinh doanh, Chi nhánh khơng tránh khỏi việc còn nhiều tồn tại cần có những giải pháp giải quyết. Một số mặt tồn tại như sau:
Chất lượng cho vay DNVVN chưa cao, còn nhiều khoản vay phải gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.
Trong giai đoạn 2014- 2016, dư nợ tín dụng của Chi nhánh nói chung và dự nợ cho vay DNVVN nhìn chung là có sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cũng cũng nằm trong tình trạng này, ln tăng mà khơng có dấu hiệu giảm trong các năm. Hầu hết các khoản vay của DNVVN đều phải gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, thậm chí có những khoản vay phải gia hạn nhiều lần. Điều này gây ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của chi nhánh và lảm giảm vòng quay của vốn.
Tỷ lệ nợ xấu cịn cao và có chiều hướng tăng.
Tỷ lệ nợ xấu cao đặc biết là nợ xấu cho vay DNVVN (3,84%, 2014); (4,03%, 2015); (4,24%, 2016) là nguy cơ tiềm ẩn cho việc mất vốn, không thu hồi được khoản tiền đã cho vay của NH. Mặc dù Chi nhánh đã có nhiều chiến lược cũng như biện pháp trực tiếp nhằm nâng cao chất lượng công tác cho vay, tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khiến cho nợ quá hạn của DNVVN nhanh chóng chuyển thành nợ xấu.
Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh chưa hợp lý.
Qua phân tích số liệu ở hoạt động cho vay, ta thấy trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh thì dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN ln chiếm một tỷ trọng cao, tới 80% trong khi dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 20%. Mặc dù cho vay trung và dài hạn có mức độ rủi ro kỳ hạn cao hơn so với cho vay ngắn hạn nhưng bù lại nó lại đem lại thu nhập lớn cho Chi nhánh, đồng thời các DNVVN cũng rất cần những nguồn vốn trung và dài hạn để thực hiện các chiến lược phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian dài. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải phấn đấu tìm kiếm dự án đầu tư , mở rộng dư nợ cho vay trung và dài hạn sao cho tỷ trọng của nó cân đối so với mục tiêu mà chi nhánh đề ra.
Ngoài ra, theo đánh giá của các cán bộ chuyên viên ngân hàng thì quy trình cho vay đối với DNVVN cịn nhiều khó khăn, phức tạp; đặc biệt trong khâu thẩm định tài sản đảm bảo. Cho vay DNVVN trong thời gian gần đây còn thường xuyên gặp khó khăn khác đó là cơng tác thu hồi nợ. Tình hình kinh tế khó khăn kéo theo sự đình trệ trong sản xuất kinh doanh, các DN hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến việc trả lãi và gốc các khoản nợ ngân hàng trở nên chậm trễ, thậm chí khơng trả được ngân hàng phải phát mại tài sản đảm bảo.
Trong quá trình xét duyệt hồ sơ cho vay của DNVVN, tài sản thế chấp, báo cáo tài chính, tính khả thi của dự án đầu tư đều là những vấn đề mà các cán bộ chuyên viên quan tâm nhất. Điều này phần nào cho thấy, Sacombank là ngân hàng thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ các quy trình cho vay, do đó ngân hàng khơng bỏ qua bất kỳ một vấn đề nào đối với hồ sơ vay vốn của các DN. Nhưng bên cạnh đó, lãi suất cho vay vẫn là một rào cản lớn đối với ngân hàng do thiếu tính cạnh tranh so với các NHTMCP khác.
2.3.3. Nguyên nhân
Những hạn chế trong hoạt động cho vay DNVVN tại Sacombank - Chi nhánh Thăng Long là do tác động của cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
2.3.3.1. Ngun nhân chủ quan
Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.
Trong thực tế hiện nay cán bộ tín dụng là người thực hiện hầu hết tất cả các cơng đoạn từ khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, giải ngân rồi đến khi khoản vay được tất toán. Với quy trình như hiện nay thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là q lớn và họ sẽ khơng thực hiện cho vay mà không tránh được khỏi những sai sót có thể xảy ra. Hơn nữa một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng khơng phải lúc nào cũng am hiểu hết.
Chất lượng công tác thẩm định chưa cao, quy trình quản lý món vay cịn hạn chế.
Đối tượng khách hàng mà chi nhánh hướng tới là rất rộng, tuy nhiêu đối tượng cho vay chủ yếu vẫn là KH truyền thống, là khách hàng đã từng có những giao dịch hay quan hệ tín dụng đối với NH cho nên đơi khi vì q thân quen mà trong khâu thẩm định cho vay Chi nhánh đã bỏ qua nhiều bước, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của món vay.
Hơn nữa, tại Chi nhánh, cán bộ tín dụng chưa phân công một cách chuyên sâu, một cán bộ được phân cơng quản lý nhiều KH thuộc nhiều loại hình cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do đó, sự phân chia như vậy chưa hợp lý vì khơng phát huy được hiệu quả của công tác thẩm định.
Quá chú trọng vào vấn đề TSBĐ
Trong quá trình thẩm định tín dụng, NH cịn q chú trọng vào vấn đề TSBĐ. Tuy nhiên, mức độ an tồn của khoản vay khơng nằm ở vấn đề TSBĐ. Một món vay có TSBĐ khơng hẳn đã an toàn và ngược lại. TSBĐ cho thấy NH thu hồi được gì nếu rủi ro xảy đến với món vay. DNVVN có vốn kinh doanh thấp, nhỏ hơn 10 tỷ, do đó có thể nói TSBĐ của các DN này có giá trị khơng cao, đặc biệt là khơng đáng kể với những dự án trung dài hạn. Mặt khắc, nguồn trả nợ chủ yếu của DN là nguồn thu từ dự án, do đó quan trọng nhất là việc thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư chứ khơng nên quá đặt nặng vấn đề TSBĐ.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân thuộc về DNVVN
Việc liên kết giữa NH và DNVVN cịn nhiều hạn chế và ngun nhân khơng chỉ xuất phát từ phía NH. Tâm lí cẩn trọng của NH khi cho vay phần lớn xuất phát từ bản thân DN.
Thứ nhất: Tính minh bạch về tài chính của DN chưa cao, đặc biệt trong việc
sử dụng các hệ thống kế tốn chuẩn, lập báo cáo tài chính chưa đạt u cầu. Chính những điều đó gây ra rất nhiều khó khăn cho NH trong q trình thẩm định, nghi ngờ tình hình hoạt động kinh doanh của DN và hạn chế trong phê duyệt cho vay.
Thứ hai: DNVVN thiếu hiểu biết về các dịch vụ và thủ tục của NH. Bản thân
sửa, bổ sung hồ sơ, gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho cả NH và DN.
Thứ ba: Khả năng lập dự án đầu tư còn yếu và thiếu tính thuyết phục. Các
DNVVN do chưa có kinh nghiệm và chưa đầu tư kĩ lưỡng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra nên phương án sản xuất kinh doanh cịn nhiều thiếu sót. Các NH thường gặp khó khăn khi thẩm định và khơng đánh giá chính xác được tính khả thi của dự án, dấn đến hạn chế khả năng cho vay của NH.
Thứ tư: Các DNVVN còn hạn chế nhiều về vốn. Thường đối với mỗi một dự
án xin vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải đảm bảo được nguồn vốn tự có từ 20- 40% tổng vốn đầu tư, bên cạnh đó thì phải có đủ tài sản thế chấp để đảm bảo cho vốn vay. Điều này khiến cho việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp trở nên khó khăn, ảnh hưởng lớn đến dự án và hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
Thứ năm: Năng lực quản lý, kinh doanh của bộ máy quản lý, của người lãnh
đạo còn chưa cao, các quyết định đưa ra thường mang thiên hướng cả nhân người lãnh đạo, có thể đẫn đến hoạt động của DN khơng hiệu quả thậm chí cịn thua lỗ. Điều đó làm ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NH. Thậm chí nếu NH đã cho vay thì nguy cơ DN khơng hồn trả được nợ cho NH là rất cao.
Ngun nhân từ mơi trường kinh tế
Tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động gây bất lợi
Năm 2014-2016 là giai đoạn cả nền kinh tế đang dần chuyển mình, dù đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình chính trị bất ổn trên tồn cầu cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng hóa thiết yếu như xăng dầu hay những tài sản có giá trị như vàng, đồng dola.... Những biến đổi đó tác động tới quyết định của người dân cũng như DNVVN trong việc nắm giữ tài sản và đầu tư của mình.
Mơi trường pháp lý chưa hồn thiện và thực sự hiệu quả
Mơi trường pháp lý cho hoạt động cho vay chưa đầy đủ, vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật nước ta nói chung và Hệ thống cho các tổ chức tín dụng hoạt động nói riêng tuy đã có nhiều chuyển biến cũng như sửa đổi tích cực song vẫn cịn nhiều chồng chéo, hoạt
động thiếu ổn định, tính đồng bộ gây ra khó khăn cho cả NH và DN trong việc tổ chức và thực hiện.
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng
Hiện nay trên địa bàn quận Đống Đa, chi nhánh gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ các NH khác. Số lượng các NH cũng như các Chi nhánh NH trong và ngoài nước tăng lên đáng kể trong khu vực với mật độ ngày càng dày đặc như NH đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), NH TMCP Ngoại Thương (Vietcombank),... Ngoài sự cạnh tranh của các NH ngồi hệ thống thì Chi nhánh cịn có nhiều đối thủ khác trong hệ thống cùng cạnh tranh trên địa bàn khiến cho việc huy động vốn và mở rộng tín dụng đối với KH cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG
3.1. Định hướng cho vay DNVVN của NH Sài Gịn Thương Tín – Chinhánh Thăng Long nhánh Thăng Long
Năm 2016 là một năm mà nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn và theo nhiều dự đốn thì tình tình năm 2017 nền kinh tế sẽ có chiều hướng đi lên so với năm 2016, tuy nhiên vẫn hứa hẹn rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh sản xuất của nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng. Là một ngân hàng thuộc nhóm 1 tăng trưởng tín dụng do NHNN công bố, với mức tăng trưởng là 17%, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín nói chung cũng như chi nhánh Thăng Long nói riêng sẽ